Vietinbank Bắc Giang và khách hàng thỏa thuận lựa chọn áp dụng phương thức bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
❖ Khách hàng phải cầm cố, thế chấp tài sản hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng, trừ trường hợp khách hàng được ngân hàng đồng ý thực hiện các giao dịch không cần có bảo đảm bằng tài sản hoặc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
❖ Vietinbank Bắc Giang có quyền lựa chọn tài sản đủ điều kiện để làm tài sản bảo đảm; lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản cho khách hàng. Trường hợp bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản cho khách hàng là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, thì việc thực hiện bảo lãnh phải tuân theo các quy định của Nghị định 163 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, trừ trường
hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
❖ Bên bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình. Chi nhánh có quy định về bên bảo lãnh có thể thỏa thuận phương thức cầm cố, thế chấp tài sản của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
❖ Khi thế chấp tài sản gắn liền với đất, khách hàng phải thế chấp cả giá trị quyền sử dụng đất cùng với tài sản đó trừ trường hợp pháp luật về đất đai và pháp luật liên quan có quy định khác.
❖ Vietinbank Bắc Giang có quyền xử lý TSBĐ theo quy định pháp luật có liên quan để thu hồi nợ khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
❖ Sau khi xử lý TSBĐ nếu khách hàng hoặc bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
2.2.3. Thực trạng bảo đảm tiền vay tại Vietinbank Bắc Giang
2.2.3.1. Thế chấp
Nhìn chung thì thế chấp là hình thức được ngân hàng ưa chuộng nhất do hình thức này ngân hàng chỉ cần nắm giữ bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu hay quyền sử dụng tài sản mà không cần phải mất chi phí cho việc cất giữ, bảo quản TSBĐ. Vì vậy, hình thức thế chấp luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay có TSBĐ của ngân hàng.
Thế chấp là hình thức được ngân hàng sử dụng nhiều nhất. Tài sản dùng trong thế chấp có thể được phân loại thành ba loại chính là : tài sản thế chấp của người đi vay, tài sản thế chấp của bên thứ ba (bảo lãnh) và tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay. Trong đó thế chấp bằng tài sản của người đi vay chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng khá mạnh. Hai hình thức còn lại thì chiếm tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng ổn định qua các năm. Bảo đảm tài sản của bên thứ 3 (bảo lãnh) chiếm tỷ trọng dao động khoảng từ 10 - 12% trong t ổng dư nợ cho vay có TSBĐ của ngân hàng. Hình thức này đang dần được phát triển do tính an toàn của nó cao hơn, khoản vay được giám sát bởi ba bên: ngân hàng, khách hàng vay vốn và bên bảo lãnh. Hơn nữa, bên bảo lãnh đứng ra thông thường là những khách hàng lâu năm, đã có uy tín đối với ngân hàng.Đối với hình thức bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay là hình thức mới, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong ba hình thức (từ 7-8%). Do tài sản bảo đảm là tài
sản hình thành trong tương lai, nên thực chất ngân hàng chưa có đầy đủ bằng chứng để chứng minh quyền sở hữu của chủ tài sản nên độ rủi ro sẽ cao hơn.
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng thế chấp tài sản
Thế chấp 690,5 100 909,07 100 1.220 100
Bất động sản 562,75 81,5 778,16 85,6 1.051,64 86,2
- Thiết bị, máy móc, ô tô, xe máy mới hoặc mới 80%
- Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp kể cả trường hợp quyền sử dụng đất dưới dạng đất thuê lâu năm.
- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.
- Trong đó, tài sản là bất động sản như nhà cửa, quyền sử dụng đất... được ngân hàng chấp nhận nhiều nhất. Tỷ lệ luôn ở mức cao qua các năm, năm 2012 là 81,5%; năm 2013 là 85,6% ; năm 2014 là 86,2%. Tỷ lệ tài sản là động sản chiếm tỷ lệ thấp hơn hẳn, năm 2012 là 18,5% đến năm 2014 là 14,8% so với tổng dư nợ cho vay bằng thế chấp. Sở dĩ có sự chênh lênh trên do tính ưu việt của việc thế chấp bất động sản là vì, thứ nhất: giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được xem là tài sản ít chịu rủi ro giảm giá
Năm 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Số dư trọngTỷ (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Cầm cố 432,07 100 662,6 3 100 900 100
hay mất giá trị trong tương lai so với các tài sản là bất động sản, ngay cả khi thị trường có biện động, giá cả hàng hóa khác có thay đổi nhiều thì giá trị bất động sản hầu như là ổn định. Thứ hai, các giấy tờ liên quan tới chứng minh quyền sở hữu bất động sản là khá rõ ràng. Thứ ba, khi thẩm định giá trị TSBĐ thì việc định giá bất động sản dễ dàng và tốn ít chi phí hơn. Thứ tư, bất động sản có tính thanh khoản cao hơn nên khi phải xử lý TSBĐ để thu hồi nợ sẽ dễ dàng hơn cho ngân hàng. Thứ năm, giá trị của bất động sản thường lớn nên khách hàng đi vay có ý thức trả nợ hơn là việc mất tài sản. Tài sản thế chấp là thiết bị, máy móc, ô tô, xe máy, dây chuyền ... ít được ngân hàng chấp nhận hơn do những tài sản thường dễ bị giảm giá trị theo thời gian hay khi thi trường biến động, sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi phải xử lý tài sản. Hơn nữa loại tài sản này thường khó định giá, ngân hàng phải thuê chuyên gia bên ngoài làm chi phí tín dụng tăng.
2.2.3.2. Cầm cố tài sản
Theo tài liệu mà ngân hàng cung cấp thì tài sản được ngân hàng chấp nhận cầm cố rất đa dạng, bao gồm những tài sản sau:
- Tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng - Kim khí quý, đá quí
- Giấy tờ có giá như: Trái phiếu, cổ phiếu có khả năng chuyển đổi, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương hiệu, các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền.
- Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, một số quyền khác.
- Quyền đòi nợ: dưới dạng cam kết trả nợ, các văn bản xác nhận nợ.
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố tài sản
trọng (%) trọng (%) trọng (%) Bảo lãnh 274,59 100 288,3 100 370 100 Bảo lãnh bằng tài sản 179,59 65,4 195,47 67,8 263,81 71,3 Bảo lãnh bằng tín chấp 95 34,6 92,83 32,2 106,91 28,7 Bất động sản 187,27 68,2 201,81 70,3 277,5 75 Động sản 87,32 31,8 86,49 29,7 92,5 25
(Nguồn: báo cáo tín dụng của Vietinbank Bac Giang giai đoạn 2012-2014)
Trong đó, sổ tiết kiệm luôn được coi trọng nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất vì tính ưu việt của nó. Từ năm 2012, dư nợ cầm cố sổ tiết kiệm là 364,43 tỷ đồng chiếm 61,2%, tỷ lệ này tăng dần năm 2013 là 68,6% (tương đương với 454.56 tỷ) năm 2014 là 71,6% tương đương với 644.4 tỷ tăng lên gấp 2 lần so với năm 2012. Có thể nói sổ tiết ngày càng được ngân hàng chấp nhận nhiều, tỷ lê cho vay có lên đến 100% giá trị sổ nếu khách hàng mởi tại ngân hàng. Với việc cầm cố sổ tiết kiệm ngân hàng sẽ dễ dàng quản lý TSBĐ cho khoản vay, hơn nữa cầm cố sổ hầu như không mất chi phí cho việc quản lý hay định giá và nó cũng thuận tiện hơn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ nếu như khách hàng không trả được nợ.
Ngoài sổ tiết kiệm, các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu ... cũng được ngân hàng chấp nhận với tỷ lệ cao. Năm 2012, tỷ trọng loại TSBĐ này là 28,4%, nhưng tỷ lệ này bị giảm, đến năm 2014 là 22,7%, điều này có thể lý giải do ảnh hưởng của thị trường chứng khoán đi xuống nên cổ phiếu không còn là TSBĐ có khả năng thanh khoản tốt. Động sản khác như máy móc, thiết bị, dây chuyền, quyền sở hữu. ít được áp dụng hơn, tỷ lệ loại tài sản này cũng chiếm tỷ lệ thấp, dao động 6-10% so với tổng dư nợ cho vay có TSBĐ. Lý do tỷ lệ này thấp là do các động sản thường bị mất giá trị việc hao mòn và cũng có một số loại tài sản còn xa lạ, chưa phổ biến ở Việt Nam.
So với các khoản vay được bảo đảm bằng thế chấp tài sản, các khoản vay được bảo đảm bằng cầm cố tài sản có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn nhưng không nhiều. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay thuộc hai nhóm được bảo đảm bằng thế chấp và cầm cố là tương đương nhau (đều 0,24%). Biến động nợ xấu của 2 nhóm này cũng gần giống nhau. Sang đến năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay cầm cố tăng lên đến 0,92% và năm 2014 là 1,01%.
2.2.3.3. Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba (bảo lãnh)
Chất lượng của các khoản vay bằng hình thức này nhìn chung không cao, khi khoản vay có vấn đề thì việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ gặp khá nhiều khó khăn, chủ sở hữu của tài sản thường không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay của mình, chống đối ngân hàng trong việc xử lý TSBĐ. Đó cũng là lý do vì sao tỷ trọng của loại hình bảo đảm này thấp.
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay có bảo đảm theo hình thức bảo lãnh
Tổng dư nợ 2.019 100 2.325 100 2.88 4
100
Cho vay có bảo đảm 1.601 79,3 2.046 88 2.70
0 936 Cầm cố 432,07 214 662,63 28,5 900 31,2 Thế chấp 690,50 34,2 909,07 39,1 1.22 0 42,3 BĐ bằng TS hình thành từ vốn vay 203,93 10,1 186 8 210 7,3 Bảo lãnh 274,59 13,6 288,3 12,,4 370 12,8
Cho vay không có bảo đảm 418 207 279 184 64
(Nguồn: báo cáo tín dụng của Vietinbank Bac Giang giai đoạn 2012-2014)
Qua bảng số liệu ta thấy bảo lãnh bằng tín chấp có xu hướng giảm dần (năm 2012 là 34,6% và năm 2014 là 28,7% trong tổng số dư nợ bảo lãnh) bảo lãnh bằng tài sản có xu hướng tăng ( từ 65,4% lên 71,3%). Trong đó tỷ trọng loại tài sản bảo đảm là bất động sản chiếm chủ yếu khoảng 68,2% đến 75% và động sản có xu hướng giảm dần. Dư nợ cho vay bảo lãnh tăng khá tốt, hơn nữa số tuyệt đối cũng ở mức cao là 370 tỷ đồng trong năm 2014 chứng tỏ ngân hàng đang phát triển khá tốt loại hình này, và nó đem lại hiệu quả tốt trong kinh doanh, góp phần đa dạng hóa các hình thức cho vay và phân tán mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Khách hàng trong cho vay có bảo đảm bằng hình thức này chủ yếu là các công ty cổ phần, công ty TNHH (chiếm tới 92%), hộ sản xuất và các cá nhân ít (chiếm 8%).
Tài sản được dùng để bảo lãnh vay vốn thường là giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như nhà cửa, căn hộ, ngoài ra còn có ô tô các loại... của các cổ đông lớn hoặc của giám đốc, phó giám đốc công ty.
Từ các số liệu tổng hợp trên chúng ta có thể thấy được tổng quan về tình hình dư nợ tín dụng của Vietinbank Bắc Giang trong 3 năm gần đây (2012- 2014) một cách trực quan qua bảng và biểu đồ sau:
Bảng 2.8: Kết quả phân loại dư nợ theo hình thức bảo đảm của Vietinbank Bắc Giang giai đoạn 2012-2014
Năm 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ cho vay có
TSBĐ 697,0 5 100 963,6 100 1120,39 100 Bất động sản 463,5 4 66,5 659,1 68,4 807,8 724 Động sản 151,2 6 217 216,81 22,5 227,44 20,3 Sổ tiết kiệm 50,19 7,2 54,93 57 57,14 51 Giấy tờ có giá 32,06 4,6 32,76 34 28,01 2,5
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ của các hình thức có bảo đảm
□DN cho vay có Bĩ) băng TS lɪɪnlɪ Uianli tú VOII vay
ODN cho vay có BD băng TS của bên bão lã nil
□DN cho vay có TS Camco
□ DN cho vay có TS thể chấp
Qua sơ đồ trên có thể thấy, thế chấp là hình thức bảo đảm khá an toàn và thuận lợi cho ngân hàng. Từ năm 2012 - 2014, tỷ cho vay thế chấp luôn ổn định 34,2 - 42,3% tổng dư nợ cho vay. Đối với hình thức cầm cố tuy có thấp hơn tỷ trọng của khoản vay bảo đảm bằng hình thức thế chấp nhưng đây cũng là hình thức BĐTV có tỷ trọng cao thứ hai trong các hình thức bảo đảm tiền vay, thường chiếm khoảng 20-30% tổng dư nợ và không dao động nhiều. Hình thức bảo lãnh chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ khoảng trên 10% tổng dư nợ và có xu hướng giảm dần qua các năm. Bảo đảm bằng TS hình thành từ vốn vay là hình thức mới nên đối tượng cho vay thường là khách hàng có uy tín, có thu nhập khá và có 40% vốn tự có. Do đó mà tỷ trọng của hình thức này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ. Số dư nợ cho vay không có bảo đảm đã giảm đi đáng kể, còn 6,4% trên tổng dư nợ trong năm 2014 do chi nhánh đang thực hiện kiểm soát tín dụng.
2.2.4. Loại hình tài sản bảo đảm
Hiện nay thì các loại tài sản dùng làm BĐTV được ngân hàng chấp nhận ngày các đa dạng tạo sự hài hòa giữa loại hình tín dụng và TSBĐ, bao gồm
những tài sản như phương tiện giao thông, thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất, đất đai, nhà cửa, giấy tờ có giá... và những tài sản vô hình như quyền tài sản, quyền đòi nợ.
Bảng 2.9: Phân loại dư nợ theo tài sản bảo đảm
chấp nhận nhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao 66,5% (năm 2012); 68,4% (năm 2013) ; 72,1% (năm 2014). Do đặc tính của bất động sản mang lại nhiều thuần lợi cho ngân hàng nên khi khách hàng có bất động sản để bảo đảm thì khoản vay khả năng khoản vay được chấp nhận khá cao. Trong năm 2014, tỷ lệ bảo đảm bằng bất động sản tăng mạnh hơn động sản, sự thay đổi này là do ảnh hưởng của việc các NHTM hỗ trợ lãi suất trong cho vay mua bất động sản, vì vậy mà loại tài sản này lại càng được chấp nhận nhiều hơn. Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn là giấy tờ có giá và sổ tiết kiệm.
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ BẢO ĐẢMTIỀN VAY TẠI VIETINBANKBẮC GIANG TIỀN VAY TẠI VIETINBANKBẮC GIANG
2.3.1. Những kết quả đạt được
Qua thực tế tình hình thực hiện nghiệp vụ BĐTV, ta có thể thấy Vietinbank Bắc Giang đạt được một số thành tựu nhất định sau:
Một là, Vietinbank Bắc Giang thực hiện khá tốt nghiệp vụ BĐTV, qua đó góp phần mở rộng quan hệ tín dụng của NH.Theo phân tích tình hình thực hiện BĐTV đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.Vì vậy mà uy tín NH ngày càng cao, tác động thuận lợi cho công tác huy động vốn và cho vay của NH.
Hai là, song song với việc tăng trưởng về số lượng các khoản tín dụng được cấp, Vietinbank Bắc Giang luôn chú trọng đề cao việc bảo đảm chất lượng, an toàn vốn. Thể hiện ở việc Vietinbank Bắc Giang luôn chấp hành nghiêm túc cơ chế quản lý tín dụng của NHNN, đặc biệt là việc áp dụng rộng rãi các biện pháp BĐTV, mở rộng đối tượng khách hàng ở mức có thể, đa dạng về hình thức vay nhằm hạn chế rủi ro.
Ba là, Vietinbank Bắc Giang đã xây dựng được quy chế về chức năng,