Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bắc giang, thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 94)

Đề nghị NHNN tăng cường tiếp xúc và đệ trình những vướng mắc khó khăn lên Chính phủ, Quốc hội nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ. Ví dụ như tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến việc nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, quyền thuê đất đòi hỏi NHNN đề xuất với Chính phủ, Quốc hội để có thể sửa đổi bổ sung Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất để có thể miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các TCTD, thuế chuyển nhượng tài sản nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng trong những trường hợp phải xử lý để thu hồi nợ. Nếu kiến nghị đó không được chấp nhận thì ít nhất nên giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống dưới mức hợp lý.

NHNN cần chủ động phối hợp với các Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Tổng cục địa chính nhằm sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm

Nâng cao vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tang cường quản lý chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo thị trường tài chính hoạt động và cạnh tranh lành mạnh, ngăn chặn việc hạ thấp tiêu chuẩn, nguyên tắc tín dụng để cạnh tranh thu hút khách hàng. Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện một cơ chế tín dụng thống nhất, một hệ thống các biện pháp bảo đảm tiền vay để đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động tín dụng. Những sai sót, vi phạm phải được xử lý kịp thời và nghiêm túc đối với cá nhân, tập thể, cả TCTD trong và ngoài quốc doanh.

NHNN cần quan tâm quản lý, giảm sát hoạt động của thị trường bất động sản nhằm nâng cao tính minh bạch, tính ổn định của thị trường, tạo cơ sở cho việc định giá được chuẩn xác hơn, hạn chế rủi ro giá tăng cao. Tuy NHNN đã có quy định việc không áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với người vay mua nhà, sửa chữa nhưng cần thiết hơn là quy định một giới hạn cho vay bất động sản chung cho ngân hàng thì sẽ thiết thực và hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Như vậy, có thể thấy hành lang pháp lý là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay đối với các NHTM. Nhưng đó lại là vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Do đó, vấn đề đặt ra là các ngân hàng cần biết lựa chọn những phương pháp, hình thức thích hợp với ngân hàng mình. Các giải pháp đã đề ra chỉ thực sự mang lại hiệu quả thiết thực khi và chỉ khi được xem xét thực hiện gắn liền với hoàn cảnh và lịch trình nhất định trong từng giai đoạn phát triển cụ thể. Trình tự tiến hành cũng như việc kết hợp các giải pháp rất có ý nghĩa đối với việc nâng cao vai trò hoạt động bảo đảm tiền vay và sự phát triển ổn định của mức tăng trưởng vốn tín dụng của Vietinbank Bắc Giang nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Từ đó, đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Để có thể tồn tại, phát triển vừa có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng thì mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình các kế hoạch và biện pháp riêng. Để thu hút được khách hàng tăng doanh số cho vay các ngân hàng đã nới lỏng các điều kiện cho vay, điều này làm cho nguy cơ rủi ro xảy ra đối với các khoản vay tăng lên. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao để mở rộng được doanh số cho vay, tăng lợi nhuận cho ngân hàng nhưng vẫn phải bảo toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng. Song để giải quyết được vấn đề này không phải là vấn đề một sớm, một chiều mà nó đòi hỏi sự quan tâm kịp thời, thường xuyên của các bộ ngành chức năng và sự nỗ lực không ngừng của chính bản thân ngân hàng. Trong thời gian qua các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Vietinbank Bắc Giang nói riêng đã rất quan tâm tới việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng vào việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại vẫn chưa đánh giá được đúng mức vai trò của bảo đảm tín dụng, và trong quá trình thực hiện còn gặp phải nhiều khó khăn do những chồng chéo giữa các văn bản liên quan.

Với thực tế đó, trên cơ sở nghiên cứu một số thực trạng về hoạt động bảo đảm tín dụng tại Vietinbank Bắc Giang, đề tài Công tác bảo đảm tiền vay Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang, thực trạng và giải pháp'’ em đã làm sáng tỏ được một số vấn đề:

❖ Khái quát một cách tổng quan nhất những cơ sở lý luận về bảo đảm tiền vay, đi sâu phân tích vào bản chất, sự cần thiết, vai trò, nội dung và qui trình thực hiện các biện pháp bảo đảm tín dụng.

❖ Phân tích, đánh giá được thực trạng việc áp dụng và triển khai các biện pháp bảo đảm tín dụng tại Vietinbank Bắc Giang.

❖ Đưa ra được một số giải pháp và đề xuất một số kiến nghị với các bộ ngành hữu quan nhằm giải quyết những tồn tại, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách của nhà nước từ đó góp phần hoàn thiện vấn đề này.

Trên đây là em đã trình bày một cách tổng quan nhất về vấn đề nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại Vietinbank Bắc Giang. Song với kiền thức còn hạn hẹp của một sinh viên cộng với kiến thức thực tế không nhiều, chuyên đề chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết.Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để đề tài này có thể được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Bắc Giang. 2. Các bài viết trên các sách báo tạp chí về bảo đảm tiền vay.

3. Các nghị định, thông tư hướng dẫn có liên quan đến bảo đảm tín dụng 4. Các văn bản pháp luật khác có liên quan đến bảo đảm tiền vay.

5. Giáo trình: Lý thuyết tiền tệ Ngân hàng - Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội, 2001

6. Giáo trình: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, PGS, Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến (2009)

7. Giáo trình: Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB tài chính (2007) 8. Lập thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Viện kinh tế TP HCM -

Th.s. Đinh Thế Hiển.

9. Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. 10.Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - David cooc.

11.Quản trị ngân hàng thương mại, Peter Rose, NXB Tài chính (2004) 12.Quản trị và nghiệp vụ, 2002 - TS. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương

mại 2003 - TS. Nguyễn Thị Thu Thảo

13.Quyết định 49/QĐ-NHCT-HĐQT về việc quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam.

14.Quyết định số 107/2000/QĐ-NHNN về quy định mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với ngân hàng quốc doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Công ty tài chính trong Tổng công ty Nhà nước và ngân hàng phục vụ người nghèo.

15.Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Mishkin

16.Thông tư 06/2000/TT-NHNN1 hướng dẫn thực hiện Nghị định 178/1999/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bắc giang, thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 94)

w