2.3.2.1. Những tồn tại
❖ Công tác thẩm định TSBĐ còn nhiều bất cập: Vấn đề xuất phát chủ yếu từ cán bộ thẩm định tại ngân hàng. Do cán bộ tín dụng tập chung chủ yếu về
việc tăng doanh số đạt chỉ tiêu mà chưa thực sự tăng về mặt chất lượng. Việc thẩm định chủ yếu dựa vào đánh giá và cảm nhận chủ quan của cán bộ tín dụng hay cán bộ thẩm định, thiếu cơ sở đánh giá chính xác, tính hợp lý của kết quả định giá.
Việc thẩm định tài sản bảo đảm còn nhiều thiếu sót, chưa đánh giá được đúng giá trị thực tế của tài sản, chủ quan trong việc xác minh lại tính đúng đắn và hợp pháp của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản để một số khách hàng lợi dụng khe hở này để thực hiện hành vi lừa đảo ngân hàng, phổ biến là các trường hợp khách hàng mượn sổ đỏ để vay vốn của ngân hàng trong khi thực tế vẫn còn nợ tại ngân hàng. Bên cạnh đó bộ phận định giá họ chỉ quen định giá các loại tài sản thông dụng như nhà, đất, căn hộ, ô tô ... nên khi gặp phải loại tài sản mới thì rất lúng túng, không biết xử lý ra sao. Cách giải quyết thông thường là thuê ngoài hoặc yêu cầu khách hàng thay thế TSBĐ khác, vấn đề này gây tốn kém chi phí cho ngân hàng, gây khó khăn cho khách hàng và vô hình chung ngân hàng đã thu hẹp lượng khách hàng của mình.
❖ Các quyết định cấp tín dụng vẫn chủ yếu dựa trên giá trị, loại hình của TSBĐ mà vẫn chưa chú trọng đến việc đánh giá hiệu quả của phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh, thu nhập dự án, khả năng trả nợ, uy tín của khách hàng. Đây là hạn chế không chỉ riêng ở Vietinbank Bắc Giang mà trở thành tâm lý chung cho các NHTM Việt Nam.
❖ Công tác xử lý tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ còn nhiều hạn chế: do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan
chẳng hạn như việc thẩm định tài sản bảo đảm của cán bộ thẩm định không tốt, hay do những quy định, chính sách của các cơ quan, ban ngành còn nhiều
❖ Quản lý tài sản bảo đảm: Tuy ngân hàng có quy định việc kiểm tra định
kỳ đối với bất động sản và động sản do khách hàng nắm giữ nhưng cán bộ tín dụng thường bỏ qua khâu này hoặc chỉ kiểm tra mang tính chiếu lệ. Vì vậy, ngay cả khi ngân hàng nắm giữ bản gốc giấy chứng nhận sở hữu hay quyền sử dụng nhưng cũng không tránh khỏi việc tài sản được bán hay chuyển nhượng bất hợp pháp, gây thiệt hại cho ngân hàng khi xử lý tài sản bảo đảm.
2.3.2.2.Nguyên nhân của những tồn tại
Thứ nhất, công tác thẩm định tài sản của ngân hàng chỉ ở mức độ sơ qua, chưa thật chính xác. Đặc biệt đối với các dự án có qui mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Bên cạnh đó các thông tin bên ngoài phục vụ cho công tác thẩm định quyết định cho vay hầu hết đều do chính khách hàng cung cấp hoặc từ một số các nguồn khác như báo chí, dài... Việc mua thông tin, tổ chức theo dõi, phân tích và dự báo theo mặt hàng, ngành hàng và lĩnh vực kinh tế hầu như chưa thực hiện. Chính vì vậy việc thẩm định và giám sát sử dụng vốn vẫn còn gặp khó khăn, chất lượng thẩm định phần nào còn bị hạn chế.
Hiện nay ngân hàng chưa có kho quỹ để quản lý tài sản cầm cố, hầu hết tài sản để kho khách hàng hoặc kho thuê ngoài. Vì vậy, ngân hàng khó kiểm soát TSBĐ của mình, dễ mất mát, hư hỏng làm giảm chất lượng TSBĐ.
Thứ hai, nguyên nhân từ phía khách hàng:
Để thực hiện mục đích vay vốn ngân hàng, nhiều khách hàng không ngần ngại sử dụng các hành vi lừa đảo như: sử dụng một TSBĐ để vay vốn nhiều nơi, cố tình cung cấp sai lệch thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, sửa chữa làm khống chứng từ. Những hành vi trên đều gây khó khăn và thiệt hại cho ngân hàng.
Ngoài ra, có nhiều khách hàng vay vốn cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, khi bị xử lý TSBĐ thì tìm đủ mọi cách trì hoãn, cản trở, chống đối quyết định thu hồi tài sản, gây khó khăn cho công tác xử lý TSBĐ của ngân hàng.
Thứ ba, nguyên nhân từ môi trường kinh tế, xã hội:
Nước ta bước sang nền kinh tế thị trường đã được hơn 20 năm nhưng thị trường hàng hóa và tiền tệ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Sự điều hành các chính sách tiền tệ, tài khóa còn chưa linh hoạt khiến cho thị trường không ổn định, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của các tổ chức tín dụng. Đặc biệt vẫn chưa có một cơ quan chức năng nào đứng ra quản lý việc định giá tài sản, do đó gây khó khăn cho công tác thu thập thông tin và xác định giá trị thực của tài sản, do đó gây khó khăn cho công tác thu thập thông tin và xác định giá trị thực của tài sản. Nhiều khi tài sản bảo đảm được đánh giá quá chênh lệch so với giá trị thực. Ngoài ra, thị trường bất động sản Việt Nam diễn biến phức tạp, còn nhiều vướng mắc trong vấn đề pháp lý, hành chính gây ách tắc trong quá trình trao đổi mua bán chuyển nhượng, nhiều khi việc chuyển nhượng chỉ là mua bán trao tay, thiếu giấy tờ hợp lê, qua lại nhiều lần đổi chủ khiến việc thẩm định tính hợp lệ của tài sản là rất mất thời gian, công sức, đôi khi còn sai lạc.
Thứ tư, nguyên nhân từ môi trường pháp lý:
Các văn bản pháp luật hiện hành thiếu tính đồng nhất, thiết chặt chẽ, rườm rà, nội dung quy định chưa đầy đủ. Chẳng hạn như theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 và nghị định 163 cho phép TSBĐ là tài sản hình thành trong tương lai nhưng lại không có hướng dẫn hay quy định cụ thể việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với loại tài sản này.
TSBĐ là bất động sản chiếm tỷ trọng chủ yếu nhưng chưa có cơ chế quản lý, kiểm soát hoạt động của thị trường này nên cơ sở định giá cũng chưa thật sự chắc chắn, không đảm bảo lợi ích cho ngân hàng và khách hàng.
Thủ tục công chứng hợp đồng bảo đảm còn khá rườm rà, có sự chênh lệch về trình độ và kinh nghiệm của công chứng viên giữa các cấp phường/xã so với cấp huyện/quận, còn tiêu cực trong vấn đề công chứng khống TSBĐ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong những năm phát triển, hoạt động tín dụng có những bước tăng trưởng cao, an toàn và hiệu quả. Giá trị tài sản bảo đảm, chất lượng tài sản bảo đảm, dư nợ có tài sản bảo đảm ngày càng được củng cố và tăng cường. Đứng trước tình hình mới, môi trường kinh tế mới, hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực, theo tình hình chung, ngân hàng sẽ đứng trước không ít khó khăn thử thách. Chính vì vậy, mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu khá khả quan, nhưng chi nhánh vẫn phải tiếp tục tăng cường các biện pháp bảo đảm tiền vay tăng dư nợ có tài sản bên cạnh những biện pháp khác để phòng ngừa rủi ro tín dụng, đảm bảo lợi nhuận theo định hướng đã đề ra.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG