XA
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động GSTX như nhân tố môi trường chính trị, môi trường kinh tế - xã hội, xu hướng hội nhập, nhân tố con người, năng lực cán bộ giám sát, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thanh tra, giám sát... Sự ảnh hưởng của các nhân tố này tới hoạt động thanh tra, giám sát nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng thời điểm, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Ở phạm vi luận văn này sau đây nghiên cứu các nhân tố chính sau:
1.4.1. Nhân tố bên ngoài
1.4.1.1. Môi trường pháp lý
Hiện tại hoạt động GSTX đang thực hiện theo các văn bản, quy chế GSTX đã được ban hành khá lâu, hiện có nhiều điểm không còn phù hợp với tình hình thực tế hoạt động và phát triển của hệ thống ngân hàng. Điều đó đòi hỏi các văn bản, quy định pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với thực tế phát triển của lĩnh vực tiền tệ ngân hàng nói riêng và tình hình kinh tế nói chung.
Môi trường pháp lý đặc biệt là các quy định, khuôn khổ điều chỉnh hoạt động GSTX có minh bạch, rõ ràng, phát triển, theo kịp chuẩn mực quốc tế thì hoạt động GSTX các TCTD sẽ được thực hiện thông suốt, khoa học, hiệu quả.
1.4.1.2. Môi trường chính trị xã hội
Ở các quốc gia phát triển, thị trường tài chính tiền tệ đã có lịch sự phát triển trong thời gian dài với nền tài chính đã được xây dựng tương đối vững chắc; hệ thống giám sát các TCTD hoạt động mạnh, hiệu quả vì vậy giảm nguy cơ xảy ra những tổn thất trong hoạt động ngân hàng.
Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi, các khu vực có tình hình chính trị bất ổn thì hoạt động tiền tệ ngân hàng còn đang trong giai đoạn đầu phát triển, các hoạt động cơ bản vẫn đơn giản và chưa mang tính chuyên nghiệp, hệ thống giám sát ngân hàng
còn sơ khai, chưa mang lại nhiều hiệu quả cao và chưa phát huy được hết mục tiêu của hoạt động giám sát. Vì thế môi trường chính trị, xã hội là nhân tố tác động không nhỏ tới năng lực và hiệu quả của hoạt động GSTX TCTD.
1.4.1.3. Sự phối hợp giữa các cơ quan giám sát, quản lý
Hoạt động GSTX không chỉ thu thập nguồn thông tin, số liệu từ các TCTD mà còn thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như từ các cơ quan thực hiện chức năng quản lý, giám sát các TCTD như: Trung tâm thông tin tín dụng(CIC), Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam... và các cơ quan, chính quyền địa phương có liên quan.
Việc phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các cơ quan liên quan sẽ giúp nguồn thông tin được tổng hợp từ nhiều phía, đảm bảo việc đánh giá, phân tích trong hoạt động GSTX được chính xác, khách quan và chuẩn xác.
1.4.1.4. Hoạt động của các Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là đối tượng giám sát, chịu sự tác động trực tiếp của hoạt động thanh tra, giám sát. Thực tế cho thấy, ở những ngân hàng có ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cao, tạo điều kiện để thanh tra thực hiện nhiệm vụ, vì vậy hoạt động thanh tra, giám sát được tiến hành thuận lợi. Ngược lại, ở các ngân hàng thương mại có thái độ bất hợp tác, không có ý thức trong việc thực hiện các quy định pháp luật, các yêu cầu của cấp quản lý thì hoạt động giám sát gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra, chế độ thông tin báo cáo của các ngân hàng thương mại hết sức quan trọng đối với hiệu quả, chất lượng hoạt động của GSTX vì thông tin là cơ sở để thực hiện giám sát và định hướng cho hoạt động thanh tra tại chỗ. Nếu có thông tin trung thực, đầy đủ, kịp thời thì mới có kết quả giám sát phản ánh chính xác hoạt động của các ngân hàng, kiến nghị lúc này mới thực sự thiết thực cho các cấp quản lý cũng như cho các ngân hàng và GSTX mới khoanh vùng trọng tâm, trọng điểm phục vụ cho thanh tra trực tiếp tại ngân hàng đó.