Các NHTM cần xây dựng các chuẩn mực kiểm toán, các quy trình, tính chính xác của thông tin phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, các quy chế và cơ chế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, thực hiện nghiêm túc công tác báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê... đến NHNN.
Cung cấp, cập nhật thông tin khách hàng trên CIC chính xác, kịp thời nhằm giúp các TCTD cùng khai thác thông tin, cảnh báo để ngăn chặn sớm các sự cố có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.
Có nhận thức đúng đắn về công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ.
Trên cơ sở xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng và của từng bộ phận, xây dựng và phát triển hệ thống thu thập, quản lý và cung cấp thông tin qua quản lý rủi ro trên tất cả các mặt hoạt động phục vụ cho kiểm toán, kiểm soát đạt hiệu quả cao hơn.
Kiện toàn về mặt tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm toán, kiểm soát nội bộ nhằm kiểm soát được toàn diện, liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Lựa chọn những cán bộ thực sự có năng lực trình độ, tâm huyết, đồng thời thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ các NHTM đủ sức, đủ tin cậy hoạt động độc lập và hiệu quả. Đảm bảo đội ngũ kiểm soát viên có đủ năng lực và đồng đều trong điều kiện hệ thống ngân
hàng đang phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Ngân hàng Nhà nuớc và các cơ quan có thẩm quyền liên quan cần đua ra tiêu chuẩn nghề nghiệp về kiểm soát, kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng (với chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp tuơng ứng). Cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ cần đuợc đào tạo và cấp chứng chỉ nhu chứng chỉ hành nghề đối với kiểm soát viên tại ngân hàng để đảm bảo yêu cầu về trình độ và năng lực; Các NHTM phải đảm bảo số luợng kiểm soát viên phù hợp, đảm bảo tính độc lập với việc bảo đảm mức thu nhập hợp lý cho kiểm soát viên nội bộ nhằm khuyến khích cán bộ làm ở vị trí này một cách trách nhiệm.
KẾT LUẬN
Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho toàn hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng. Trong thời gian qua, chúng ta đã có những bước tiến đáng kể về vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và kiểm soát hoạt động ngân hàng, giúp kiềm chế được lạm phát, ổn định thị trường lãi suất và tỷ giá ngoại tệ, khắc phục căn bản tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng, cải thiện tính thanh khoản của hệ thống, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng đã đạt kết quả tốt, thị trường vàng đã từng bước bình ổn, góp phần vào sự ổn định chung của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc và những bất cập làm cho hiệu quả công tác GSTX của Thanh tra, giám sát NHNN đối với các NHTM chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới của hoạt động ngân hàng trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng. Do đó việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của NHNN đối với các NHTM là việc làm cần thiết để từ đó có được những giải pháp giúp cho hoạt động Thanh tra, giám sát ngân hàng ngày càng hiệu quả, phù hợp với xu thế hiện nay.
Trong khuôn khổ luận văn và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã cố gắng hoàn thành mục tiêu nghiên cứu là phân tích và đánh giá thực tiễn hoạt động GSTX của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên đối với các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GSTX của NHNN chi nhánh Hưng Yên trong thời gian tới. Luận văn đã có những đóng góp sau:
- Nghiên cứu một cách có hệ thống và làm rõ thêm vấn đề cơ bản của hoạt động GSTX NHNN đối với các NHTM. Đồng thời khẳng định tính tất yếu
khách quan phải tiếp tục đẩy mạnh công tác GSTX đối với các NHTM trong lĩnh vực quản lý chung của NHNN, nhằm đảm bảo cho hệ thống NHTM hoạt động an toàn, hiệu quả.
- Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá một cách khá đầy đủ thực trang hoạt động GSTX quá trình hoạt động của Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên. Qua đó, nêu bật những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại, khiếm khuyết và nguyên nhân của nó.
- Luận văn đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động GSTX của NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh.
Được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Văn Luyện, tôi đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong việc hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu và sự hiểu biết, kinh nghiệm làm việc nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp, tham gia ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động NHNN chi nhánh Hưng Yên các năm 2013, 2014, 2015.
2. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh Hưng Yên các năm 2013,2014, 2015.
3. PGS.TS. Đoàn Thanh Hà, Giám sát ngân hàng sau khủng hoảng tài chính và khuyến nghị cho Việt Nam, Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 11, tháng 6/2013.
4. ThS. Nguyễn Thị Minh Huệ, Hoàn thiện hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng thương mại, Tạp chí Ngân hàng, số 22 (tháng 11/2009).
5. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
6. Luật Ngân hàng nhà nước 2010 số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010. 7. Luật thanh tra số 56/2010 ngày 15/11/2010.
8. Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 9/11/1999 của Thống đốc NHNN về quy chế GSTX đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam.
9. Quyết định số 290/QĐ-NHNN ngày 25/02/2014 của Thống đốc NHNN về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
10. Thông tư số 31/2013/TT-NHNN ngày 13/12/2013 của NHNN, Quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra, giám sát, kiểm soát, kiểm toán ngân hàng, Nxb Thanh Niên, năm - 2008.
12. Tạp chí Ngân hàng số 3 (tháng 2/2009), số 7 (tháng 4/2009), số 11 (tháng 6/2009), số 21 và số 22 (tháng 11/2009), số 11 (tháng 6/2010), số 15 (tháng 8/2010),...
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn bản quy phạm pháp luật số 04/2008, số 05/2008, số 05/2009, số 07/2009, số 09/2010...