1.4.2.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác GSTX là vô cùng cần thiết và quan trọng. Nguồn nhân lực này phải đảm bảo cả về chất lượng và số lượng.
Một trong những yếu tố quan trọng của công tác giám sát nghiệp vụ ngân hàng là các cán bộ giám sát phải có đủ khả năng giám sát tổng hợp đánh giá toàn bộ tình hình hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, cán bộ giám sát phải có trình độ và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính tốt, phải có khả năng bao quát, đánh giá tình hình chung về cơ cấu, quản trị, điều hành, tổ chức của ngân hàng, đặc biệt thành thạo các phương pháp, nghiệp vụ GSTX để từ đó nâng cao khả năng phát hiện sai sót, tồn tại của các TCTD, đồng thời cải thiện chất lượng cảnh báo rủi ro cho đơn vị.
Số lượng cán bộ làm công tác GSTX cũng là yếu tố rất quan trọng đối với chất lượng hoạt động GSTX. Xuất phát từ thực tế các NHTM đang ngày càng gia tăng về số lượng, quy mô, địa bàn, tính chất hoạt động nên yêu cầu khối lượng, chất lượng công việc GSTX cũng tăng theo. Vì vậy đội ngũ cán bộ làm công tác GSTX không những cần chú trọng nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp mà còn cần tăng cường cả về số lượng thì mới có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
1.4.2.2. Điều kiện vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác giám sát từ xa
Hiện nay, tự do hóa thị trường tài chính tiền tệ và hiện đại hóa công nghệ ngành ngân hàng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, nên yêu cầu đặt ra đối với tổ chức giám sát là phải theo kịp sự thay đổi và biến đổi của hệ thống tài chính ngân hàng để có công cụ và phương pháp giám sát hiệu quả nhất.
Đặc biệt đối với hoạt động GSTX, cơ sở vật chất về công nghệ thông tin như hệ thống mạng máy tính, phần mềm xử lý dữ liệu công nghệ chuẩn hóa là rất cần thiết để đảm bảo cho việc xử lý một số lượng lớn thông tin đầu
vào nhanh chóng, độ chính xác cao, tiết kiệm sức lao động.
Vì vậy, các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhu trụ sở làm việc, trang thiết bị, phuơng tiện làm việc, hệ thống công nghệ ... hỗ trợ cho công tác GSTX là cần thiết và bắt buộc.
1.4.2.3. Cơ cấu tổ chức của hệ thống thanh tra ngân hàng
Đối với bất kỳ một cơ quan nào, cơ cấu tổ chức bộ máy cũng phải đuợc thiết kế trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động riêng có. Một cơ
quan có cơ cấu, tổ chức bộ máy khoa học sẽ giúp sự chỉ đạo, điều hành trong nội
bộ cơ quan đó thông suốt, sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận chức năng ăn
khớp, nhịp nhàng; qua đó mới phát huy đuợc hiệu quả trong hoạt động. Thanh tra, giám sát ngân hàng gắn liền với hoạt động quản lý nhà nuớc, mang tính quyền lực nhà nuớc và đòi hỏi phải độc lập tuân theo pháp luật.
Cũng nhu nhiều nuớc khác trên thế giới, ở nuớc ta, Thanh tra, giám sát ngân hàng là một bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức của bộ máy Ngân hàng Nhà nuớc. Cơ quan thanh tra, giám sát giúp Thống đốc Ngân hàng thực hiện chức năng quản lý nhà nuớc đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.
Thanh tra, giám sát ngân hàng cần đuợc tổ chức tập trung, thống nhất, mang tính hệ thống cao, độc lập và có tổ chức; các quan hệ chỉ đạo, điều hành nhất quán, không bị chồng chéo mâu thuẫn với nhau, có nhu vậy mới đảm bảo hoạt động thanh tra, giám sát đuợc diễn ra thông suốt, khách quan, không bị ách tắc, không bị chi phối bởi các chủ thể khác, từ đó Thanh tra, giám sát ngân hàng mới thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.