Mạng lưới các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Công tác giám sát từ xa của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh hưng yên đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 42)

Tỉnh Hưng Yên, thời kỳ trước khi có Nghị định số 53 của Chính phủ thì thuộc tỉnh Hải Hưng (bao gồm Hưng Yên và Hải Dương), khi đó hoạt động ngành Ngân hàng tỉnh Hải Hưng vẫn còn nằm trong tình trạng chung của cả hệ thống là còn mang nặng tính bao cấp, hoạt động thụ động, cho vay theo chỉ tiêu chưa coi trọng hiệu quả, lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động, chưa chú trọng huy động vốn, thanh toán yếu kém, chủ yếu là sử dụng tiền mặt. Vai trò quản lý Nhà nước của Ngân hàng thông qua kiểm soát hoạt động kinh tế tài chính vừa lỏng lẻo vừa ôm đồm, can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ của doanh nghiệp, vai trò chức năng trong quản lý Nhà nước về kinh doanh tiền tệ, tín dụng không rõ ràng. Từ năm 1988, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53 là chuyển hoạt động Ngân hàng sang kinh doanh với yêu cầu là phải tách rõ chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ tín dụng thanh toán do NHNN đảm nhiệm và chức năng trực tiếp kinh doanh, dịch vụ do các ngân hàng chuyên doanh thực hiện. Việc tổ chức chuyển đổi mô hình ngân hàng 2 cấp ở Hải Hưng được thực hiện và phù hợp với cơ chế và yêu cầu của Ngân hàng Trung ương đề ra, đảm bảo hoạt động bình thường. Khi đó trên địa bàn tỉnh hình thành hệ thống ngân hàng gồm (tính đến trước thời điểm tách tỉnh năm 1997): Chi nhánh NHNN, các chi nhánh NHTM là Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp (trong đó có Ngân hàng phục vụ người nghèo), Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển, Công ty Vàng bạc đá quý, Quỹ tiết kiệm tỉnh Hải Hung và 119 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Từ năm 1997, tỉnh Hưng Yên được tách ra khỏi tỉnh Hải Hưng (thành 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương), khi đó hệ thống Ngân hàng trên địa bàn tỉnh lúc này gồm có Chi nhánh NHNN, các chi nhánh Ngân hàng thương mại như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trong đó có Ngân hàng phục vụ người nghèo, đến năm 2003 tách ra khỏi ngân hàng nông nghiệp trở thành Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh), Trung tâm vàng bạc đá quý (sau này sáp nhập vào Ngân hàng No&PTNT), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Chi nhánh Quỹ hỗ trợ Đầu tư và Phát triển (sau này thành Chi nhánh Ngân hàng Phát triển), Quỹ tín dụng nhân dân khu vực (sau này là Chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ương) và 47 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Từ đó đến nay, hệ thống Ngân hàng trên đại bàn không ngừng đổi mới và phát triển cả về nội dung, chất lượng nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và đã có các NHTM, các TCTD với mạng lưới hoạt động như sau:

+ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hưng Yên đại diện cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

+ 02 Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương với 10 Phòng giao dịch.

+ 02 Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển với 6 Phòng giao dịch.

+ 02 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 10 chi nhánh cấp II, 16 Phòng giao dịch.

+ 01 Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương với 5 Phòng giao dịch.

+ 01 Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín Chi nhánh Hưng Yên với 5 Phòng giao dịch.

+ 01 Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Hưng Yên với 3 Phòng giao dịch.

+ 01 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Chi nhánh Hưng Yên với 2 Phòng giao dịch.

+ 01 Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Hưng Yên với 3 Phòng giao dịch.

+ 01 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội Chi nhánh Hưng Yên với 3 Phòng giao dịch.

+ 01 Ngân hàng TMCP Quốc Dân Chi nhánh Hưng Yên với 1 Phòng giao dịch.

+ 01 Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Hưng Yên với 2 Phòng giao dịch.

+ 01 Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Hưng Yên và 2 phòng giao dịch.

+ 01 Ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Hưng Yên và 1 phòng giao dịch.

+ 01 Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội vớ i 9 phòng giao dịch huyện.

+ 01 Ngân hàng hợp tác xã Chi nhánh Hưng Yên (chuyển từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương Chi nhánh Hưng Yên).

+ 01 Phòng giao dịch Ngân hàng Phát triển khu vực Hưng Yên - Hải Dương (tiền thân là Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ và Phát triển).

+ 01 Quỹ tình thương Chi nhánh Kim Động với 1 Phòng giao dịch. + 65 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

+ Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các đơn vị dịch vụ tiết kiệm Bưu điện với nhiệm vụ huy động vốn.

nhánh NHTM và 56 Phòng giao dịch, trong đó có 07 Chi nhánh NHTM khối nhà nước và 09 Chi nhánh NHTM cổ phần.

Như vậy, với đặc điểm kinh tế đa dạng, phong phú của tỉnh, hệ thống các TCTD được thành lập và phát triển ngày một nhiều, tương đối toàn diện với các loại hình ngân hàng đa dạng, làm cho bức tranh toàn cảnh hoạt động

Một phần của tài liệu Công tác giám sát từ xa của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh hưng yên đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w