Kinh nghiệm giám sát ngân hàng của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Công tác giám sát từ xa của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh hưng yên đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 36)

a. Những thất bại trong mô hình giám sát của một số nước trên thế giới trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2008.

Một số nhà nghiên cứu (Brunnemeier cùng các cộng sự, 2009; Allen và Carletti, 2009) đã nhận định, mất cân bằng vĩ mô, sự thất bại trong điều tiết hệ thống tài chính là các yếu tố quan trọng nhất dẫn đến khủng khoảng tài chính. Trong đó, thất bại trong giám sát ngân hàng được quan tâm đặc biệt. Ở góc độ vĩ mô, sự thất bại giám sát đến từ 2 khía cạnh của vấn đề là mô hình giám sát và năng lực quản trị giám sát.

Về thất bại trong mô hình giám sát thì đầu tiên là sự thất bại trong phối hợp. Đó là sự thất bại trong phối hợp của Ngân hàng Trung Ương Anh khi không có đủ thông tin về tình trạng của hệ thống ngân hàng, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan giám sát ở cấp độ quốc gia và quốc tế cũng như không có cơ quan nào giám sát hệ thống, dẫn đến không đủ thông tin về tình trạng của hệ thống ngân hàng, chức năng người cho vay cuối cùng can thiệp không đúng thời điểm vì vậy mà hoạt động giám sát thất bại. Thứ hai là sự phân mảng trong giám sát. Sự phân mảng trong giám sát thấp như cấu trúc phân mảng giám sát của Mỹ không có khả năng giám sát hợp nhất, kết nối thị trường tài chính Mỹ. Trong khi cấp độ giám sát siêu quốc gia ở Châu Âu không được đầy đủ để nắm bắt các vấn đề xuyên biên giới. Thứ ba là chức năng giám sát của Ngân hàng Trung Ương. Khủng hoảng chứng minh rằng sự tách bạch giữa cơ quan giám sát và cơ quan chịu trách nhiệm khả năng thanh khoản cho hệ thống làm tăng thêm độ căng thẳng cho hệ thống tài chính.

Về thất bại trong năng lực quản trị giám sát bao gồm sự độc lập và giải trình trách nhiệm yếu, áp lực chính trị và thị trường lên các cơ quan giám sát; sự yếu kém về kỹ năng nhận biết rủi ro liên quan đến các sản phẩm tài chính mới và phức tạp; đồng thời là sự hạn chế bởi khung pháp lý của các cơ quan giám sát, các cơ quan giám sát không chủ động đối phó với các rủi ro mới nổi, phạm vi giám sát không toàn diện...

* Sau cuộc khủng hoảng tài chính, một cuộc khảo sát về giám sát và quản lý ngân hàng 2011-2012 của Ngân hàng thế giới đuợc thực hiện. Kết quả cho thấy rằng, hầu hết các nuớc trên thế giới, cơ quan giám sát có quyền hạn khá rộng và có quyền bắt buộc các ngân hàng thay đổi tổ chức nội bộ. Hơn nữa các cơ quan giám sát ở các nuớc khá độc lập trong chức năng hoạt động đuợc giao. Qua kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, hơn 60% các nuớc đuợc chọn là có Ngân hàng Trung ương đảm nhận vai trò giám sát các ngân hàng trên mục đích thận trọng trong đó tỷ lệ này ở các nuớc đang phát triển và thị truờng mới nổi là 75% trong khi ở các nuớc phát triển chiếm 40%.

Sau giai đoạn khủng khoảng, vai trò giám sát của Ngân hàng Trung uơng của các nuớc công nghiệp có xu huớng giảm trong khi ở các nuớc thuộc khối OECD, Châu Âu, Liên minh Châu Âu thì Ngân hàng Trung uơng lại đuợc tăng cuờng hơn. Các nuớc nhu Bỉ, Đức, Ai Len, Hà Lan thì Ngân hàng Trung uơng lựa chọn lộ trình chuyên môn hóa giám sát, đảm nhận vai trò ổn định thị truờng tiền tệ.

Đối với các nuớc có thu nhập thấp thì trách nhiệm giám sát ngân hàng có xu huớng trao cho Ngân hàng Trung ương khi mà các cơ quan này có khả năng giám sát hiệu quả hơn. Hơn nữa sự cản trở về chia sẻ thông tin và hợp tác giữa các cơ quan giám sát đặc biệt lớn ở các nuớc này. Ở các nuớc mà chất luợng điều tiết của Chính phủ đuợc xếp hạng cao thì trách nhiệm giám sát ngân hàng đuợc đảm nhận bởi cơ quan không độc lập với Chính phủ. Tuy nhiên, chức năng này đuợc trao lại cho cơ quan có tính độc lập khi trách nhiệm giải trình cao.

Một phần của tài liệu Công tác giám sát từ xa của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh hưng yên đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w