Thực trạng công tác giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh

Một phần của tài liệu Công tác giám sát từ xa của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh hưng yên đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 75)

tỉnh Hưng Yên đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn

2.2.3.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát

Hệ thống pháp luật Việt Nam đang dần từng bước hoàn thiện với nhiều điều luật chung và luật chuyên ngành được ban hành. Việc ban hành Luật NHNN số 46/2010/QH12, Luật các TCTD số 47/2010/QH12, Luật thanh tra số 56/2010/QH12 và các văn bản pháp luật liên quan đã góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động giám sát ngân hàng.

Hiện tại NHNN đang thực hiện GSTX đối với các NHTM theo Quy chế GSTX đối với các TCTD ban hành kèm theo Quyết định 398/1999/QĐ- NHNN3 ngày 9/11/1999 của Thống đốc NHNN, Công văn 1525/CV-TTr1 ngày 22/12/1999 của Chánh thanh tra NHNN hướng dẫn thực hiện quy chế

GSTX đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam, Thông tư 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật liên quan.

Tuy nhiên Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 được xây dựng trên cơ sở Luật NHNN Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10, đã không còn phù hợp và bộc lộ nhiều hạn chế so với tình hình hoạt động ngày càng đa dạng, phức tạp về loại hình TCTD và các sản phẩm hoạt động ngân hàng. Mặt khác giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng là nội dung mới và đã được Luật NHNN 2010 quy định, nên cần thiết phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) quy định về giám sát ngân hàng để thay thế VBQPPL về GSTX đối với các TCTD đã không còn phù hợp với Luật NHNN 2010. Ngoài ra, Nghị định 26/2014/NĐ-CP cũng quy định về hình thức giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô; theo đó phải kết hợp giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng với giám sát an toàn của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Vì vậy, hiện tại NHNN Việt Nam đang xây dựng, lấy ý kiến và hoàn thiện Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.

2.2.3.2. Thực trạng quy trình giám sát

Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ và quy định về hoạt động giám sát các TCTD, NHNN Chi nhánh tỉnh Hưng Yên thực hiện GSTX đối với các NHTM trên địa bàn.

Hàng tháng, cán bộ thanh tra của chi nhánh thu thập số liệu, thông tin từ các báo cáo cân đối tài khoản cấp 3, các chỉ tiêu báo cáo thống kê ngoài cân đối và các báo cáo khác do TCTD gửi đến bằng cả bản giấy và bản mềm

qua đường bưu điện và qua đường truyền internet, theo đúng chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quy định tại Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc NHNN ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các TCTD, Thông tư 31/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 13/12/2013 quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài...; Trên cơ sở các báo cáo và số liệu thu thập được, Thanh tra chi nhánh tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu; Căn cứ vào các thông tin, dữ liệu đã tổng hợp, xử lý từ các nguồn, cán bộ thanh tra thực hiện phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các Chi nhánh NHTM trên địa bàn; Sau đó lập các loại báo cáo giám sát với nội dung và kỳ hạn theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, gửi tới lãnh đạo phòng, lãnh đạo NHNN chi nhánh và NHNN; Và thông báo kết quả giám sát đến Chi nhánh TCTD kèm theo các kiến nghị và các yêu cầu khắc phục.

* Đánh giá thực trạng triển khai quy trình GSTX:

- Tính đầy đủ của quy trình: Thanh tra, giám sát chi nhánh đã thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình GSTX. Ngoài thực hiện việc giám sát các số liệu, báo cáo, cân đối của đơn vị theo trình tự đầy đủ của quy trình, cán bộ thanh tra, giám sát còn thực hiện GSTX việc các Chi nhánh TCTD thực hiện các kiến nghị sau các cuộc thanh tại chỗ có đúng yêu cầu, nội dung và thời gian quy định.

- Tính khoa học tối ưu của quy trình: khi triển khai quy trình GSTX, các Chi nhánh TCTD trên địa bàn về cơ bản chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, truyền file, gửi báo cáo giấy kịp thời về Thanh tra, giám sát chi nhánh, đảm bảo đúng quy định về thời hạn, nội dung. Tuy nhiên, có một số tồn tại về việc chậm trễ trong việc thực hiện báo cáo của một số Chi nhánh TCTD, Thanh tra, giám sát Chi nhánh đã có những nhắc nhở và chấn chỉnh đối với các Chi nhánh TCTD trên, cho đến nay thì không có trường hợp nào

vi phạm và bị xử phạt hành chính theo nghị định 96/2014/NĐ-CP. Đảm bảo quy trình GSTX được thực hiện khoa học, kịp thời, chính xác và hiệu quả.

2.2.3.3. Nguồn thông tin báo cáo và các phương pháp giám sát

a. Nguồn thông tin

Nguồn thông tin là một trong những cơ sở quan trọng, quyết định đến chất lượng hoạt động GSTX. Nguồn thông tin đầu vào cơ bản bao gồm các thông tin tài chính được thể hiện trong các báo cáo kế toán, báo cáo thống kê... và các thông tin phi tài chính trong các báo cáo hoạt động ngân hàng, báo cáo đánh giá, nhận xét, xếp hàng... được cung cấp từ các TCTD, các cơ quan quản lý và các nguồn khác có liên quan. Mỗi loại thông tin đều có giá trị riêng, nếu thông tin tài chính cho biết thực trạng hoạt động của ngân hàng, thì thông tin phi tài chính cho biết xu thế, triển vọng trong tương lai. Việc kết hợp cả hai nguồn thông tin sẽ cho một nguồn cơ sở đầu vào tốt, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giám sát ngân hàng.

Hiện tại NHNN chi nhánh tỉnh hàng tháng nhận được từ các chi nhánh NHTM trên địa bàn các loại báo cáo, gồm: Báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, bảng cân đối tài khoản kế toán cấp 3 loại nguyên tệ và ngoại tệ, báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, báo cáo các khách hàng có dư nợ tín dụng lớn - từ 1 tỷ đồng trở lên, báo cáo chỉ tiêu một số lĩnh vực cho vay cụ thể như cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay doanh nghiệp xuất nhập khẩu... Và một số các loại báo cáo định kỳ quý, 6 tháng, năm với một số nội dung cụ thể như: báo cáo xử lý nợ xấu, báo cáo tái cơ cấu, báo cáo khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, báo cáo nhân sự tổ chức, báo cáo mạng lưới hoạt động... hoặc các báo cáo đột xuất phục vụ một số yêu cầu cụ thể.

Đồng thời căn cứ các kết luận thanh tra tại các chi nhánh NHTM, NHNN đánh giá tình hình hoạt động của các ngân hàng, xem xét, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện chỉnh sửa, khắc phục sau thanh tra của đơn vị...

Ngoài ra, NHNN chi nhánh thu thập thông tin, dữ liệu khác có liên quan từ cơ quan quản lý cấp trên nhu NHNN Việt Nam, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng; các cơ quan quản lý tuơng đuơng nhu Trung tâm thông tin tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi; hoặc từ các cấp chính quyền địa phuơng và từ các nguồn thông tin khác.

Nhìn chung nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động GSTX NHTM tại NHNN Chi nhánh đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời và đuợc luu giữ đúng quy định. Các dữ liệu, thông tin hoạt động đuợc các chi nhánh NHTM báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của NHNN và đều có sự so sánh đối chiếu với kỳ truớc, với toàn hệ thống trên địa bàn. Đối với những dữ liệu chua chuẩn xác, không trùng khớp hoặc có vấn đề, cán bộ giám sát sẽ trực tiếp trao đổi với các đơn vị và cùng nhau xử lý tồn tại, sai sót, giúp việc cập nhật, tổng hợp thông tin diễn ra nhanh chóng, nhịp nhàng.

Tuy nhiên nguồn thông tin, dữ liệu có những thời điểm chua đuợc kịp thời, nhanh chóng và có sự sai sót, do có thể xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan nhu: ý thức chấp hành báo cáo của một số chi nhánh NHTM chua cao, chua nghiêm túc, trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện giám sát chua cao, hoặc do lỗi hệ thống thông tin, đuờng truyền ... Trong năm 2013 có 03 truờng hợp, năm 2014 có 02 truờng hợp và năm 2015 có 02 truờng hợp mà NHNN Chi nhánh yêu cầu đơn vị giải trình lý do, nguyên nhân có sự sai lệch và không hợp lý trong số liệu báo cáo và về cơ bản nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống dữ liệu chạy từ trên hội sở của Ngân hàng xuất file không chuẩn, chi nhánh NHTM hạch toán nhầm hoặc không kịp thời.

Ngoài ra tính chính xác của một số báo cáo chỉ đuợc xác nhận khi trực tiếp kiểm tra, thanh tra tại đơn vị nhu việc thực hiện chỉnh sửa, khắc phục sau thanh tra đối với một số tồn tại, sai sót của các ngân hàng, hay một số báo cáo phi tài chính khác. Vì vậy nếu các chi nhánh NHTM không báo cáo trung thực, khách quan, phản ánh sai lệch thì nguồn thông tin NHNN nhận đuợc sẽ không chuẩn xác, từ đó ảnh huởng trực tiếp đến chất luợng GSTX NHTM.

b. Phương pháp giám sát

Nhìn chung hoạt động giám sát của NHNN đối với các NHTM chủ yếu theo phuơng pháp thanh tra tuân thủ. Hàng năm, trên cơ sở nguồn lực hiện có và kết quả GSTX, NHNN Chi nhánh đã góp phần nâng cao chất luợng quản lý điều hành đối với hệ thống NHTM trên địa bàn thông qua việc đua ra các kiến nghị trên các lĩnh vực công tác nguồn vốn, sử dụng vốn, kết quả kinh doanh... Các tồn tại, sai phạm trên đã xảy ra thực tế tại các đơn vị, đuợc NHNN phát hiện và có kiến nghị, xử lý phù hợp.

Bảng 2.2: Số liệu kiến nghị trong Báo cáo giám sát NHTM trên địa bàn tỉnh từ năm 2013 đến năm 2015

Về quản trị điều hành, kiểm

phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Các phân tích, đánh giá định tính trong các báo cáo giám sát cũng đuợc quan tâm, chú trọng. Một số các kiến nghị trong công tác quản trị, điều hành, kiểm tra, kiểm soát nội bộ đuợc đua ra tuy chua nhiều nhung đã có những tác động nhất định đến hoạt động của các NHTM trên địa bàn. Theo thống kê từ báo cáo giám sát NHTM

trên địa bàn tỉnh, tổng số kiến nghị về quản trị điều hành, kiếm soát nội bộ của các chi nhánh NHTM trong năm 2013 là 02 kiến nghị, năm 2014 là 03 kiến nghị và đến năm 2015 đã tăng lên là 05 kiến nghị. Đặc biệt những cảnh báo rủi ro tại kết quả GSTX đã hỗ trợ tốt cho công tác thanh tra tại chỗ khoanh vùng trọng tâm kiểm tra, đảm bảo các nguồn lực của thanh tra Chi nhánh đuợc phân bổ một cách hợp lý và hiệu quả theo nguyên tắc tập trung vào các lĩnh vực bị đánh giá là tiểm ẩn rủi ro cao hơn của đơn vị.

Căn cứ các văn bản, quy định của NHNN, Thanh tra Chi nhánh đã thực hiện phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các NHTM theo một số chỉ tiêu của mô hình Camels, tuy nhiên việc giám sát đối với chỉ tiêu M (quản lý) và chỉ tiêu S (độ nhạy cảm) còn nhiều hạn chế, kết quả giám sát chua đánh giá và đo luờng các rủi ro nhu rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị truờng... của TCTD đuợc giám sát. Vì vậy, trong thời gian tới, Chi nhánh cần tăng cuờng việc áp dụng giám sát trên cơ sở rủi ro, với các điều kiện dần dần đuợc hội tụ đủ, phuơng pháp giám sát sẽ đuợc chuyển dần từ giám sát theo CAMELS sang phuơng pháp giám sát dựa trên rủi ro trong khi vẫn đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

2.2.3.4. Thực trạng giám sát các chỉ tiêu hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên

Phuơng thức GSTX đuợc áp dụng tại Việt Nam vào năm 1991. Lúc đầu, phuơng thức GSTX chủ yếu đuợc thực hiện bằng phuơng pháp thủ công, cho nên thuờng rất chậm, không thể tiến hành hàng tháng theo quy định, điều kiện và quy chế thực hiện chua đầy đủ. Chính vì vậy, chất luợng phân tích kém chính xác, các kiến nghị không rõ ràng, do đó chua phát huy đuợc hiệu lực của phuơng thức này. Hiện nay, theo Quy chế GSTX đối với các TCTD ban hành kèm theo Quyết định 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 9/11/1999 của

Thống đốc NHNN quy định: GSTX là việc gián tiếp kiểm tra thông qua tổng hợp và phân tích các báo cáo để đánh giá tình hình hoạt động của các TCTD theo các nội dung sau: Diễn biến về cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có; Chất luợng tài sản Có; Vốn tự có; Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; Việc thực hiện các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD và các quy định khác của pháp luật.

Tại NHNN Chi nhánh tỉnh Hung Yên đã thực hiện GSTX các NHTM theo những nội dung chính nhu sau:

* Diên biến cơ cấu tài sản nợ

Qua công tác GSTX, số liệu về nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn và sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn qua các năm đuợc tổng hợp, phân tích và đánh giá. Xét số liệu từ năm 2013 đến 2015, tổng nguồn vốn của hệ thống NHTM trên địa bàn tăng đều qua từng năm, từ 26 nghìn tỷ đồng năm 2013 tăng lên 36 nghìn tỷ đồng năm 2016, tỷ lệ tăng 37,5%.

Về nguồn vốn tự huy động: Bằng nhiều hình thức huy động vốn của các NHTM trên địa bàn nhu: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, bằng đồng Việt Nam, bằng đồng ngoại tệ; Phát hành kỳ phiếu có mục đích với nhiều loại kỳ hạn, trả lãi truớc, trả lãi sau; Lãi suất rút gốc linh hoạt với các hình thức trả lãi truớc, trả lãi hàng tháng, trả lãi cuối kỳ; Tiền gửi quyền chọn, sảm phẩm tiết kiệm Bảo Lộc, sản phẩm tiết kiệm nhu ý; Tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm quay số dự thưởng,... Các chi nhánh NHTM tỉnh Hung Yên đã huy động đuợc một khối luợng vốn lớn với tốc độ tăng lên đáng kể qua các năm. Nguồn vốn tự huy động năm 2015 tăng so với năm 2013 là 43,29%, tăng so với năm 2014 là 23,94%, chiếm 83,48% so với tổng nguồn vốn (năm 2013 nguồn vốn tự huy động chiếm 80,01% so với tổng nguồn vốn hoạt động), tốc độ tăng vuợt so với tỷ lệ tăng bình quân chung toàn quốc (toàn ngành ngân hàng trong cả nuớc, tổng phuơng tiện thanh toán năm 2015 đạt

khoảng 14%).

Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh từ năm 2013 - 2015

- Tỷ lệ so với tổng dư nợ cho vay % 93,93 86,5

2 7 97,2

- Tốc độ tăng NV tự huy động so với năm

trước % 15,6

2

23,9 4

Trong đó:

Nguồn vốn huy động trung dài hạn Triệu đồng 3.322.425 3.016.806 4.734.49 4

- Tỷ trọng so với nguồn vốn huy động 15,6 12,2 13,7

a) Tiền gửi tiết kiệm Triệu đồng 14.878.820 19.873.682 24.262.401

- Tỷ trọng so với nguồn vốn huy động % 69,78 80,6 1

79,4 1

- Tốc độ tăng so với năm trước % 33,5

7

22,0 8

b) Tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu Triệu đồng 634.468 35.757 583.312

- Tỷ trọng so với nguồn vốn huy động % 2,9

8 0,15 1,91

- Tốc độ tăng so với năm trước % -

Một phần của tài liệu Công tác giám sát từ xa của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh hưng yên đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w