nhỏ và vừa
a.Nhân tố khách quan
(1) . Môi trường kinh tế
Ngân hàng là một chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt nó đóng vai trò là trung gian kinh tế, là cầu nối giữa các khu vực khác nhau của nền kinh tế. Chính vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng. Khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng ổn định, sản xuất cũng phát triển là lúc nhu cầu vay vốn ngân hàng của các DNNVV để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh tăng lên. Đây là cơ hội cho các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng của các khoản vay, thu hồi các khoản nợ đến hạn được thuận lợi và đây là giai đoạn ngân hàng thu đựơc mức lợi nhuận cao nhất.
(2) . Môi trường chính trị
Sự ổn định chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp nền kinh tế của một nước phát triển. Tính ổn định của chính trị sẽ giúp các chủ DNNVV an tâm hơn khi bỏ vốn vào thị trường để đầu tư. Khi đó các DNNVV sẽ mở rộng đầu tư, muốn mở rộng đầu tư thì nguồn tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ có hiệu quả. Nếu tình hình chính trị bất ổn, nhu cầu tín dụng sẽ giảm làm ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản tín dụng.
(3').Môi trường pháp lý
Một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng cho các DNNVV sẽ thực sự là kim chỉ nam giúp các ngân hàng có cơ sở để tiến hành hoạt động của mình một cách trôi chảy cũng như có điều kiện mở rộng tín dụng cho
các DNNVV hơn. Ngoài ra, với chính sách pháp luật tạo ra được một sân chơi bình đẳng cho các DNNVV với các thành phần kinh tế khác về mọi lĩnh vực sẽ là một trong những nhân tố giúp cho các DNNVV dễ dàng tiếp các các nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
(4) . Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên không thuận lợi như: hạn hán, lũ lụt, động đất, hoả hoạn.. .sẽ làm giảm đầu tư, gây khó khăn cho nền kinh tế nói chung và các DNNVV nói riêng. Các DNNVV sẽ không thể trả được nợ cho ngân hàng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng, làm giảm hiệu quả của khoản vay.
(5) . Môi trường văn hoá-xã hội
Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá được tạo lập từ thói quen của người dân và nó ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực hoạt động, khả năng tiêu thụ hàng hoá của các DNNVV cũng như khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó nó ảnh hưởng ít nhiều đến tín dụng ngân hàng
b. Nhân tố chủ quan
(1). Nhân tố thuộc về ngân hàng.
Các ngân hàng là chủ thể huy động lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng nó để cho vay lại đối với nền kinh tế. Ngân hàng có thể cho vay nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nguồn vốn tự có của ngân hàng, vào khả năng huy động vốn, công nghệ, uy tín, kinh nghiệm và nhận thức của cán bộ nhân viên ngân hàng về DNNVV. Một yếu tố vô cùng quan trọng nữa ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đó là đạo đức của cán bộ tín dụng.
Hiệu quả của các khoản vay đối với DNNVV thể hiện khi ngân hàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của DNNVV. Khi nhu cầu vốn vay được đáp ứng tốt nhất cũng có nghĩa là ngân hàng đang tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh được liên tục, tái đầu tư mở rộng sản xuất, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp hoàn trả đủ gốc và lãi đúng hạn. Để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu của các DNNVV, ngân hàng phải khai thác tối đa các nguồn
vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Nguồn vốn đó bao gồm tiền gửi các tổ chức kinh tế và tiền gửi của dân cư.
Chất lượng thẩm định tín dụng và quy trình cho vay cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay. Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại, một hoạt động rất phức tạp và chứa nhiều rủi ro. Để ra được một quyết định đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh thì đòi hỏi ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay vốn.
Sự phát triển của khoa học công nghệ trong ngân hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Chính vì vậy, cán bộ ngân hàng cũng cần phải là người có trình độ nghiệp vụ, có khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới, hiện đại. Công nghệ càng cao sẽ giúp ngân hàng giảm chi phí, quản lý sát sao các khoản huy động, vốn vay và đưa ra mức lãi suất cạnh tranh, góp phần nâng cao chất lượng cạnh tranh của các ngân hàng.
Bên cạnh đó, đạo đức của cán bộ ngân hàng cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Cán bộ có đạo đức không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng công tác thẩm định dẫn đến làm giảm chất lượng cho vay đối với DNNVV. Khi DNNVV cần vốn để hoạt động kinh doanh, họ sẽ tìm mọi cách để vay đựơc vốn. Các DNNVV có thể tiếp xúc, móc nối với cán bộ tín dụng để đạt được mục đích. Do vậy, đạo đức của cán bộ ngân hàng là vô cùng quan trọng.
(2). Nhân tố thuộc về doanh nghiệp
- Nhu cầu đầu tư của DNNVV: Bất kỳ loại hàng hóa hay dịch vụ nào muốn tiêu thụ được thì cần phải có người mua. Tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân hàng không thể cho vay nếu như không có người vay. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển luôn là cần thiết nhưng với từng NHTM thì không phải lúc nào cũng như vậy. Do số lượng DNNVV có quan hệ với ngân hàng là có hạn và có những lúc nhu cầu đầu tư của các DNNVV này không cao, chẳng hạn trong giai đoạn hoạt động kinh doanh gặp khó khăn các DNNVV thường có xu hướng thu hẹp sản xuất. Trong trường hợp đó nhu cầu vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp sẽ không cao và do đó ngân hàng sẽ
gặp khó khăn nếu muốn mở rộng tín dụng.
- Khả năng của DNNVV trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng: để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thuờng đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại, chọn ra những khách hàng có thể hay không thể cho vay. Chỉ những khách hàng nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng thì mới đuợc xem xét cho vay. Những điều kiện tiêu chuẩn này có thể rất khác nhau tùy theo ngân hàng cụ thể, song nhìn chung các ngân hàng đều quan tâm tới một số vấn đề sau: tính hợp lý, hợp pháp của mục đích sử dụng vốn, năng lực sản xuất kinh doanh của DNNVV, tính khả thi của dự án/phuơng án, các biện pháp bảo đảm.
Trên thực tế các DNNVV thuờng không có báo cáo tài chính đuợc kiểm toán hoặc quyết toán thuế, hầu hết là các báo cáo do đơn vị tự lập do đó số liệu trên báo cáo tài chính chua thật sự minh bạch, rõ ràng và chuẩn xác. Bên cạnh đó DNNVV có vốn chủ sở hữu thuờng thấp, ít có thuơng hiệu trên thị truờng, quy mô hoạt động thu hẹp do đó khả năng chiếm lĩnh thị truờng thấp hơn các doanh nghiệp lớn và rõ ràng điều này ảnh huởng trực tiếp đến chất luợng tín dụng của ngân hàng. Bởi nếu đa số các khách hàng không thể đáp ứng đuợc yêu cầu của ngân hàng, có thể do điều kiện đặt ra quá khắt khe, không thực tế hoặc do khả năng của các DNNVV quá thấp, thì ngân hàng không thể mở rộng cho vay trong khi vẫn bảo đảm an toàn tín dụng.
- Khả năng của DNNVV trong việc quản lý và sử dụng khoản vay có hiệu quả: khi cho vay thì ngân hàng trông đợi khoản trả nợ sẽ đuợc lấy từ kết quả hoạt động của
dự án chứ không phải bằng cách phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Điều này lại phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay của DNNVV. Có nhiều yếu tố cần thiết
để đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay của DNNVV đạt hiệu quả cao, trong đó có một
số nhân tố giữ vai trò quyết định nhu vị thế, năng lực thị truờng của DNNVV, năng lực
chịu nhiều rủi ro. Một trong những rủi ro đáng sợ nhất đối với Ngân hàng là rủi ro tín dụng và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của Ngân hàng, bằng chứng là đã xảy ra những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới. Có thể nói bất kỳ môt quốc gia nào trên thế giới cũng có thể lâm vào tình trạng đó, vì thế vấn đề nâng cao chất luợng tín dụng không chỉ cần thiết đối với Ngân hàng, với khách hàng mà còn đối với toàn xã hội.
về phía Ngân hàng: Ngân hàng thuơng mại giống nhu các nhà kinh doanh: bỏ vốn của mình ra và mong muốn thu đuợc lợi nhuận và thu hồi vốn. Nhu vậy đảm bảo chất luợng cho các khoản vay và cho vay bản thân nó đối với Ngân hàng đã là một nhu cầu cấp thiết. Đặc biệt đới với các Ngân hàng thuơng mại ở Việt Nam hiện nay không còn là cái bóng của Ngân hàng trung uơng mà đã và đang dần trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập, tự kiếm lợi nhuận và chịu trách nhiệm với khách hàng, với Ngân hàng trung uơng. Do vậy mà Ngân hàng không thể không cần đến sự an toàn với các khoản vay.
Nền kinh tế nuớc ta hiện nay đang chuyển sang nền kinh tế thị truờng. Bản thân mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chua thoát khỏi tu tuởng bao cấp, tu duy về nền kinh tế thị truờng còn nhiều hạn chế. Do đó việc làm ăn của các doanh nghiệp có nguy cơ dẫn đến rủi ro là rất lớn. Vì thế để nâng cao chất luợng tín dụng Ngân hàng không chỉ là nguời cung cấp vốn cho các doanh nghiệp mà Ngân hàng mở rộng đuợc các dịch vụ của mình nhu dịch vụ tu vấn,.. .giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro không đáng có.
Nhu vậy có thể thấy mục tiêu nâng cao chất luợng cho vay là điều kiện tối uu và cần thiết cho mỗi Ngân hàng, nó vừa là yếu tố không những bảo đảm cho Ngân hàng duy trì hoạt động mà còn giúp Ngân hàng phát triển. Nếu xét trên quan điểm toàn xã hội thì vấn đề chất luợng tín dụng cũng là vấn đề cần thiết. Bởi một đồng vốn của Ngân hàng cho vay nó là đầu mối trong tất cả các mối quan hệ kinh tế, nếu nguời sử dụng vốn đó hiệu quả thì cũng đồng nghĩa với việc nó có hiệu quả đối với Ngân hàng và xã hội
1.4 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚIDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO BIDV DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO BIDV
Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Đài Loan
Theo tạp chí ngân hàng 2 014, thì Nen công nghiệp Đài Loan được đặc trưng chủ yếu bởi các DNNVV. Ở Đài Loan, loại DNNVV phải có từ 5 - 10 công nhân, vốn trung bình là 1,6 triệu USD là rất phổ biến. Chúng chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp, tạo ra khoảng 4 0 % sản lượng công nghiệp, hơn 50 % giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 7 0 % chỗ làm việc. Để đạt được thành tựu to lớn này, Đài Loan đã dành những nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ các DNNVV như chính sách hỗ trợ công nghệ, chính sách về nghiên cứu và phát triển, chính sách quản lí, đào tạo...và chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng.
Chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng cho DNNVV được cụ thể:
- Khuyến khích các ngân hàng cho DNNVV vay vốn như điều chỉnh mức lãi suất thấp hơn lãi suất thường của ngân hàng, thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, qui định tỷ lệ cung cấp tài chính cho DNNVV phải tăng lên hàng năm...Ngân hàng trung ương Đài Loan yêu cầu các NHTM thành lập riêng phòng tín dụng cho DNNVV, tạo điều kiện để cho DNNVV tiếp cận được với ngân hàng. NHTW cũng sử dụng các chuyên gia tư vấn cho DNNVV về cách củng cố cơ sở tài chính, tăng khả năng nhận tài trợ của mình.
- Thành lập Quỹ phát triển cho DNNVV: các Quỹ được thành lập như Quỹ phát triển, Quỹ Sino-US, Quỹ phát triển DNNVV để cung cấp vốn cho DNNVV qua hệ thống ngân hàng, nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh các DNNVV. - Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng
Từ việc nhận thức được sự khó khăn của DNNVV trong việc thế chấp tài sản vay vốn NH, năm 1974 Đài Loan đã thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ này là cùng chia sẻ rủi ro với các tổ chức tín dụng. Từ đó tạo lòng tin đối với TCTD khi cấp tín dụng cho DNNVV. Kể từ khi thành lập đến nay Quỹ đã bảo lãnh cho 1,5 triệu trường hợp với tổng số tiền tương đối lớn.
khích hữu hiệu, các DNNVV ở Đài Loan phát triển mạnh mẽ, ổn định làm cho Đài
Loan trở thành quốc gia của các DNNVV về mặt kinh tế.
Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Hàn Quốc
Theo tạp chí Ngân hàng năm 2 015, tại Hàn Quốc có 98,5 % là DNNVV, 63,5% lao động và 45,8% giá trị gia tăng trong các xí nghiệp công nghiệp. Chính sách đối với DNNVV tập trung vào nâng cao năng suất lao động và cải tiến chất lượng. Mục tiêu là nâng cao vị trí của khu vực này trong nền kinh tế quốc dân.
Các chính sách khuyến khích về tài chính được áp dụng rộng rãi: Chính phủ đã thành lập quỹ xúc tiến công nghiệp vừa và nhỏ để cung cấp những khoản tín dụng dài hạn, lãi suất thấp. NHTM quốc gia phải dành một tỷ lệ nhất định là 25% tín dụng, 35% toàn bộ vốn vay của mình cho các DNNVV, đối với ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính bảo hiểm là 25% và 75% đối với các ngân hàng địa phương.
Ban hành một chính sách áp thuế ưu tiên cho DNNVV: giảm 50 % thuế suất so với doanh nghiệp lớn cùng loại, thậm chí 10 0 % đối với các doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực ưu tiên.
Thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng, tạo điều kiện cho DNNVV vay với lãi suất ưu đãi là 1% so với 1,5% của các doanh nghiệp lớn trong hạn mức 1 tỷ won.
Các chính sách hỗ trợ nhằm xây dựng một nền móng phát triển cho các DNNVV. Thúc đẩy tăng trưởng cân đối của các DNNVV và nâng cấp cơ cấu công nghiệp của các DNNVV, đưa ra chính sách ưu tiên cho nghiên cứu phát triển, tự động hóa, thông tin và toàn cầu.
Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại các quốc gia thuộc khối ASEAN
ASEAN là Hiệp hội các nước Đông Nam Á, do chiến lược đầu tư và chính sách kinh tế, ba nước Philippines, Indonexia, Thái Lan tập trung vào công nghiệp lớn nên tuy tăng trưởng nhanh nhưng đó để lại những hậu quả nặng nề, tạo nên sự mất cân đối trong nền kinh tế, sau đó đưa đến khủng hoảng tài chính - tiền tệ trầm trọng từ năm 1997.
nước này chuyển hướng kinh tế theo hướng phát triển DNNVV ở vùng nông thôn,
nhằm tạo nên sự phát triển cân đối về cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế. Chính
sách hỗ trợ tài chính phát triển DNNVV ở Philippines , Indonexia, Thái Lan tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
Đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ vốn cho DNNVV, chủ yếu thông qua hệ