Hoàn thiện bộ máy kiểm tra, giám sát nội bộ sau khi cho vay

Một phần của tài liệu 0221 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 102)

về mặt lý thuyết, tài sản đảm bảo được xem là nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động kinh doanh không đảm bảo. Trên thực tế, tài sản thế chấp trở thành điều kiện ngăn cản vay vốn của DNNVV vì quy mô vốn nhỏ nên tài sản cũng không nhiều. Để quyết định cho vay an toàn hiệu quả, không thể thiếu tài sản đảm bảo tuy nhiên để mở rộng quy mô thì ngân hàng có thể quan tâm nhiều hơn đến đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh thay vì quá quan tâm đến giá trị tài sản đảm bảo. Hiện nay hình thức cho vay dựa trên tín chấp cũng khá phổ biến. DNNVV phải có tài liệu chứng minh tình hình tài chính lành mạnh, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và có thêm một tổ chức uy tín đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp. Sự ra đời của hình thức này mở ra giải pháp thúc đẩy phát triển, mở rộng tín dụng mà vẫn đảm bảo hiệu quả cho chi nhánh cũng như các NHTM trong cấp tín dụng cho DNNVV.

Ngoài ra, khi đánh giá tài sản đảm bảo: Chi nhánh cần tìm hiểu kĩ về tài sản có thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng lâu dài của DNNVV không, rồi đánh giá đúng giá trị tài sản vì nó ảnh huởng đến số tiền cho khách hàng vay.

Công tác kiểm tra đuợc thực hiện trong suốt quá trình vay: truớc khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Kiểm tra truớc khi cho vay và trong khi cho vay chính là nằm trong khâu thẩm định khách hàng. Kiểm tra giám sát sau cho vay là kiểm tra sau khi đã giải ngân cho khách hàng nhằm phát hiện những sai xót, dấu hiệu xấu nhu: khách hàng sử dụng tiền vay sai mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh có dấu hiệu thua lỗ, lừa đảo.

Việc đôn đốc thu nợ, thu lãi đúng kỳ hạn và đủ là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cán bộ tín dụng. Lịch trả nợ và lãi vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng phải theo dõi hàng ngày. Ngân hàng đồng thời phải gửi báo cáo cho doanh nghiệp có nợ quá hạn chuẩn bị nguồn trả vào truớc kỳ hạn trả.

Xử lý nợ quá hạn: Trong thực tế, nợ quá hạn là rất khó tránh vì thế chi nhánh cần xây dựng biện pháp hữu hiệu để xử lý nợ quá hạn đảm bảo an toàn vốn cho chi nhánh. Chi nhánh cần phân loại nợ quá hạn theo các tiêu thức khác nhau để tìm ra biện pháp thu hồi hiệu quả và hợp lý. Với các DNNVV làm ăn thua lỗ, chua có khả năng trả nợ, đang thực sự cần thêm vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh thì ngân hàng có thể xem xét để thực hiện công tác thu hồi nợ của DN này với sự châm truớc, tạo điều kiện cho DN. Đối với các khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn chi nhánh có thể xem xét gia hạn nợ. Đối với DNNVV gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa, chi nhánh có thể giúp đỡ doanh nghiệp bằng cách giới thiệu nguời mua để giải quyết hàng tồn kho để doanh nghiệp có tiền trả nợ quá hạn. Còn đối với các DNNVV có gian lận thì chi nhánh phải tìm cách thu hồi nợ càng sớm càng tốt.

Một phần của tài liệu 0221 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w