Thực hiện tốt công tác thẩm định trước khi cho vay

Một phần của tài liệu 0221 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 101)

Thẩm định là một bước quan trọng trong quy trình cho vay, nếu thẩm định không chính xác là giảm chất lượng tín dụng, nguy cơ mất vốn cao. Nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động cho vay, công tác thẩm định trước khi cho vay cần phải được chú trọng.

Trong công tác thẩm định cần chú ý đến vấn đề tài sản thế chấp. Các ngân hàng hiện nay thường coi tài sản thế chấp như là một chỗ dựa an toàn trong việc ra quyết định cho vay. Tài sản thế chấp là cơ sở để ngân hàng thu hồi nợ khi người vay không trả được nợ, nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế, là giải pháp cuối cùng buộc ngân hàng phải thực hiện bởi phát mại tài sản thế chấp là công việc hết sức khó khăn. Vì vậy đối với các khoản cho vay có tài sản đảm bảo, ngân hàng cần thực hiện thẩm định một cách nghiêm ngặt. Bên cạnh việc thận trọng khi lựa chọn, sử dụng tài sản đảm bảo, ngân hàng cần mở rộng thêm các hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản để tăng dư nợ cho vay đối với các DNNVV.

Sau khi giải ngân cho khách hàng, NHTM chỉ có quyền sở hữu còn quyền sử dụng vốn thuộc về khách hàng. Mặc dù trên lý thuyết ngân hàng có được quyền kiểm tra theo dõi việc sử dụng vốn vay nhưng thực tế việc kiểm tra và phát hiện gian lận rất khó khăn. Vì thế ngân hàng cần phân tích, đánh giá khách hàng thật kỹ trước khi cho vay trong khâu thẩm định. Ngân hàng có thể thu thập thông tin về khách hàng từ các nguồn khác nhau như trực tiếp phỏng vấn khách hàng vay, xét báo cáo tài chính, các nguồn thông tin từ dịch vụ, các cơ quan cung ứng thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là nguồn thông tin dễ tìm kiếm, không tốn nhiều công sức. Tuy nhiên nếu chỉ thu thập thông tin từ phía khách hàng thì không có đủ độ tin cậy cao. Vì vậy ngân hàng cần mở rộng phạm vi, thu thập thêm những

nguồn thông tin khác. Ngân hàng cần chú trọng tới việc cử cán bộ có kiến thức nghiệp vụ ngân hàng và có kiến thức chuyên môn của ngành nghề, lĩnh vực mà khách hàng đang kinh doanh tới địa bàn sản xuất của doanh nghiệp để nắm bắt thông tin. Thẩm định đầy đủ các nội dung: hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay ngoài ra phải tìm hiểu cả uy tín, đạo đức, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường và tình hình chung của toàn ngành.

Bên cạnh việc thu thập thông tin khách hàng thông qua tài liệu mà họ cung cấp, qua bạn hàng của khách hàng, chi nhánh cần sử dụng triệt để mối quan hệ của mình với các tổ chức, các ngân hàng có quan hệ tín dụng với doanh nghiệp, chính quyền địa phương, cá nhân để thu thập đầy đủ thông tin khách hàng.

Sau khi đã điều tra đầy đủ các thông tin cần thiết, ngân hàng cần tiến hành thẩm định một cách kỹ lưỡng dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngân hàng có thể tham gia tư vấn, đóng góp ý kiến. Để làm được điều này cán bộ tín dụng cần phải có khả năng phân tích, am hiểu lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nắm vững luật pháp và các quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu 0221 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w