Quan niệm về chất lượng bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu 0169 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh mỹ hào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

Trong nền kinh tế thị trường, khi mà sự cạnh tranh diễn ra rất khốc liệt, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường đó thì yêu cầu về chất lượng luôn được đặt ra. Chỉ có hoạt động chất lượng thì các ngành kinh tế mới thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, đào thải và ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp kinh doanh nên cũng mong muốn có được hiệu quả cao trong bất kì hoạt động nào của mình, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Chất lượng tín dụng nói chung thể hiện tập trung ở sự thoả mãn yêu cầu hợp lý của khách hàng có sự chọn lựa, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội theo đường lối đổi mới của đất nước và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của một ngân hàng thương mại. Và chất lượng hoạt động bảo đảm tiền vay cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Chất lượng của bảo đảm tiền vay không chỉ phản ánh về tài sản đảm bảo mà nó còn phải thể hiện ở thành quả thu được khi các khoản cho vay được bảo đảm bằng các hình thức thích hợp.

Như vậy, chất lượng bảo đảm tiền vay chính là thước đo phản ánh những tài sản mà ngân hàng chấp nhận làm đảm bảo cho món vay của khách hàng có khả năng thực hiện đúng chức năng là nguồn thu nợ Thứ hai cho ngân hàng hay không, có giúp ngân hàng bảo toàn vốn khi rủi ro xảy ra hay không.

1.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng

Mức độ bảo đảm của tài sản :

Giá trị của khoản vay

A =____.___________.____________ Giá trị của tài sản đảm bảo

Chỉ tiêu này được dùng để phản ánh mức độ bù đắp vốn của TSBĐ, và để phản ánh chính xác, ngân hàng phải dự đoán được biến động của giá trị TSBĐ trong thời gian cho vay như hao mòn, mất giá do giá thị trường giảm . . . cũng như phải tính trước được chi phí cho việc bán TSBĐ. Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng bù đắp vốn của TSBĐ càng cao. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ này thấp quá sẽ gây khó khăn cho việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của cá nhân và các doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này quá cao sẽ gây ra tình trạng mất an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng khi khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ vay. Các ngân hàng thường duy trì tỷ lệ này trong khoảng từ 0,5 đến 0,7

Chỉ tiêu tỷ lệ cho vay tín chấp trên dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo

Công thức:

Dư nợ cho vay tín chấp Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo

đảm bằng tài sản. Theo lý thuyết, chỉ tiêu này càng thấp thì an toàn trong hoạt động của ngân hàng càng được bảo đảm, tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ giữa cho vay tín chấp và cho vay có TSBD lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào chính sách, đối tượng khách hàng . . . .của từng ngân hàng

Nhóm chỉ tiêu liên quan đến nợ quá hạn

D ây là nhóm chỉ tiêu xem xét về độ an toàn của những khỏan vay có bảo đảm hay chất lượng của các khỏan vay có bảo đảm bằng tài sản.

Dư nợ quá hạn có đảm bảo bằng tài sản T ổng dư nợ quá hạn

Trong đó, nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng sau khi đã vay, đã đến thời hạn trả nợ theo thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng nhưng không có khả năng hoản trả cho ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lượng bảo đảm tiền vay có TSBD của khách hàng càng tốt và ngược lại. Thông thường ở các ngân hàng hiện nay, các khoản vay có TSBD thường có nợ quá hạn ít hơn so với các khoản vay không có bảo đảm bằng tài sản. Nợ quá hạn của khoản vay có TSBD chỉ chiếm khoảng 20% so với tổng dư nợ quá hạn.

Nhóm chỉ tiêu về giá trị tài sản thanh lý so với nợ mât vốn khó đòi

Giá trị tài sản thanh lý P =---. erɪ-rr-rτ--- Nợ mất vốn khó đòi

Tỷ lệ này cho biết khi nợ mất vốn khó đòi xảy ra thì ngân hàng có thể thu hồi được bao nhiêu số nợ bị mất đó từ nguồn thu nợ thứ 2 (tài sản bảo đảm). Tỷ lệ này càng cao, thể hiện chất lượng bảo đảm tiền vay càng tốt, và ngược lại

Nhóm chỉ tiêu liên quan đến các loại hình bảo đảm tiền vay: như cơ cấu (tỷ trọng) các TSBD theo hình thức, theo loại tài sản bảo đảm

các tài sản bảo đảm; nếu tài sản chủ yếu tập trung vào nhóm tài sản cầm cố như s ổ tiết kiệm, trái phiếu, các chứng từ có giá khác thì mức độ ổn định và an toàn của các tài sản bảo đảm sẽ càng cao, và ngược lại nếu tài sản chủ yêu tập trung vào nhóm tài sản hình thành từ vốn vay thì mức độ n định và an toàn của các tài sản càng thấp

1.3.2.2 .Các chỉ tiêu định tỉnh

Ngoài một số chỉ tiêu mang tính định lượng thì chất lượng bảo đảm tiền vay còn được thể hiện qua những tiêu thức không thể lượng hóa được nhưng cũng rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn. Ở đây chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu chủ yếu:

Chỉ tiêu về hao mòn vô hình của tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp thường là những máy móc, dây chuyền công nghệ...có tính chất công nghệ cao và thường bị hao mòn vô hình nhiều, khó dự đoán. Nó có thể làm cho giá trị của tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay giảm đi rất nhiều so với khi được định giá ban đầu và làm cho ngân hàng bị thiệt thòi khi sử dụng tài sản là nguồn thu nợ Thứ hai.

+ Các chỉ tiêu liên quan đến tính pháp lý đối với tài sản bảo đảm tiền vay:_ độ chính xác, rõ ràng và tính hợp pháp của các giấy tờ chứng nhận sở hữu hay quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản sẽ ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản đảm bảo có được dễ dàng không. Do chất lượng bảo đảm tiền vay phản ánh sự thu hồi các khỏan vay của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ, nên nếu ngân hàng không thể thanh lý tài sản đảm bảo thì không thể coi là có được chất lượng bảo đảm tiền vay cao.

Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng trên Cơ sở tài sản đảm bảo: đương nhiên là ngân hàng chỉ cho vay món vay có giá trị thấp hơn giá trị tài sản đảm bảo nhưng vấn đề là thấp hơn bao nhiêu là hợp lý. Nếu mức chênh lệch về giá trị này quá lớn thì khách hàng sẽ bị thiệt thòi

và sẽ không muốn vay vốn tại ngân hàng, còn nếu ngân hàng cho vay món vay gần với giá trị tài sản đảm bảo thì ngân hàng sẽ khó đảm bảo được chất lượng bảo đảm tiền vay.

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm tiền vay

Chất lượng hoạt động cho vay có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đ ể đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động này, phải hiểu rõ tác động của các nhân tố tác động tới chất lượng hoạt động bảo đảm tiền vay. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm nhóm nhân tố thuộc về phía môi trường, từ phía khách hàng và do cả chính ngân hàng tạo ra.

1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về môi trường

*Môi trường kinh tế : Ngân hàng cũng là một chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế nên bất kì biến động nào của nền kinh tế nói chung cũng sẽ đều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động bảo đảm tiền vay bởi vì nó có liên quan mật thiết với tài sản của các tổ chức cá nhân tham gia trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế có những biến động như lạm phát, mất cân đối cung cầu ... thì các tài sản đảm bảo mà ngân hàng nắm giữ có thể sẽ biến động về giá cả và gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo.

*Môi trường pháp lý : Chiến lược, đường lối, chủ trương chính sách phát triển kinh tế của ảng và nhà nước là nhân tố định hướng quyết định mục tiêu kinh doanh của các chủ thể tham gia. Từng chủ thể tham gia phải xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh của mình, cân đối tài chính theo đường lối của Đ ảng và nhà nước. Vì thế, trong quá trình thực hiện khi nhà nước thấy cần phải điều chỉnh các chính sách phát triển kinh tế cho phù hợp với mục tiêu phát triển, điều này sẽ làm cho các khách hàng bị tác động trực tiếp hay gián tiếp và gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.... Vẫn biết pháp luật tạo hành lang an toàn cho hoạt động cho vay có bảo đảm, quy định mọi chủ thể trong quan hệ này phải tuân thủ theo pháp luật, phải thực hiện tốt

nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi cho họ. Nhưng nếu hệ thống pháp luật ban hành không đồng bộ và chưa thật phù hợp với yêu cầu của hoạt động bảo đảm tiền vay như thiếu các văn bản dưới luật và có những vấn đề mâu thuẫn thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động này. Hiện nay, luật về thế chấp, cầm cố còn nhiều vấn đề cần phải tranh cãi, nhiều quy trình thủ tục còn thiếu chặt chẽ gây khó khăn cho ngân hàng và cả khách hàng.

1.3.3.2. Các nhân tố về phía khách hàng

Trước hết phải nói đến vấn đề đạo đức khách hàng. Tư cách đạo đức của khách hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của bảo đảm tiền vay. Khi khách hàng đến ngân hàng vay vốn, họ thường có xu hướng che giấu những thông tin không tốt về mình để mong được ngân hàng cho vay. Ngay cả khi tài sản đảm bảo của họ có vấn đề họ cũng không muốn để ngân hàng biết. Nếu khách hàng có hành vi cố tình lừa đảo ngân hàng, cung cấp các thông tin sai sự thật mà ngân hàng không thể kiểm tra được thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro rất cao đồng thời việc đảm bảo tiền vay cũng không có tác dụng gì nữa. Ngân hàng có thể lâm vào tình trạng có tài sản đảm bảo mà cũng như không khi tài sản thế chấp thực chất đã hết giá trị hay giấy chứng nhận sở hữu giả mạo...Có nhiều trường hợp khách hàng cố tình lợi dụng các khe hở của pháp luật để cố tình chây ỳ, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo khiến việc thu hồi nợ của ngân hàng bị k o dài và như vậy là mục đích của bảo đảm tiền vay cũng không thực hiện được.

Nhân tố Thứ hai từ phía khách hàng là năng lực của khách hàng. Có những doanh nghiệp có vốn tự có quá ít, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lớn, vốn vay quá nhiều khiến doanh nghiệp không có khả năng tự chủ về tài chính, bị động trong sản xuất kinh doanh, vì vậy nợ đến hạn thiếu khả năng thanh toán ngay. Hay năng lực quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế thì các phương án sản xuất kinh doanh có thể không phù hợp với thực tế nên bị

thua lỗ trong hoạt động, dẫn đến khả năng trả nợ kém. Nếu năng lực kém, họ cũng không xác định được giá trị thực sự của tài sản mà họ đem đi cầm cố thế chấp hoặc có thể họ cũng là người bị lừa. Vì vậy một khách hàng có năng lực kinh doanh, năng lực tài chính, có uy tín và có tư cách đạo đức tốt thì chất lượng của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng sẽ được nâng cao.

1.3.3.3. Các nhân tố thuộc về ngân hàng

* Chat lượng công tác thẩm định và quy trình chO vay, thẩm định TSBĐ : Quá trình cho khách hàng vay được bắt đầu từ khi thẩm định cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay đến khi thu hồi được nợ. Trong toàn bộ quá trình đó, thẩm định là khâu quan trọng nhất, đây là khâu đưa ra quyết định để cho vay, thời gian, số tiền vay và hình thức bảo đảm. Nếu khâu này được làm tốt sẽ tăng khả năng thu hồi cả gốc và lãi khi đến hạn thanh toán, tạo điều kiện cho vốn tín dụng luân chuyển nhanh. Khi quyết định cho vay, ngân hàng phải tính toán đảm bảo theo đúng quy định của chế độ tín dụng hiện hành để thực hiện đầu tư vốn có hiệu quả. Trước khi ký duyệt cho vay phải tính đến sự an toàn, khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của khoản vay. Thực hiện tốt quy trình cho vay và khâu bảo đảm tiền vay sẽ hạn chế được nhiều bất lợi xảy ra và đảm bảo được độ an toàn của vốn. Việc thẩm định tài sản đảm bảo được thực hiện cẩn thận bao nhiêu thì mức độ thiệt hại của ngân hàng sẽ càng được hạn chế trong trường hợp phải xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

Giá trị tài sản bảo đảm là một trong những căn cứ để ra quyết định cho vay. Bởi vậy, nếu giá trị sau định giá của tài sản bảo đảm thiếu tin cậy (chênh lệch nhiều so với giá trị thị trường của tài sản, không phản ảnh giá trị thực, thiếu tính ổ n định . . . ) sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu phòng ngừa rủi ro của việc bảo đảm tiền vay.

*Năng lực trình độ của các cán bộ ngân hàng : De có thể thực hiện công tác thẩm định, định giá và xử lý tài sản đảm bảo một cách hiệu quả và có chất lượng thì yếu tố quan trọng nhất là năng lực trình độ của các cán bộ ngân hàng. Nếu đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao, am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm thì sẽ đánh giá về tài sản đảm bảo chính xác hơn và cũng không bị khách hàng lừa bịp. Hơn nữa cán bộ tín dụng cũng cần phải nắm bắt về tình hình thị trường để định giá tài sản đảm bảo cũng như khi xử lý tài sản sẽ không làm cho ngân hàng bị thua thiệt.

*Đạo đức của cán bộ tín dụng : Một người cán bộ tín dụng tốt không phải chỉ có năng lực cao mà còn cần phải có đạo đức nghề nghiệp. Bởi nếu không có đạo đức tốt thì cho dù người đó có giỏi đến đâu cũng chỉ là vô dụng, thậm chí là còn có hại khi người đó sử dụng năng lực của mình để trục lợi cho bản thân. Nếu người thẩm định cố tình định giá sai, định giá cao hơn giá trị thật của tài sản thì sẽ làm ngân hàng bị thiệt hại khi phải xử lý tài sản đảm bảo.

*Thông tin: Thông tin là yếu tố không thể thiếu được và là yếu tố quan trọng cho việc ra quyết định cho vay cũng như lựa chọn hình thức bảo đảm tiền vay. Thông tin ở đây là thông tin cả về khách hàng lẫn về tài sản đảm bảo. Trên cơ sở những thông tin đó người quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về việc cho vay có TSBD hoặc không có TSBD, biện pháp quản lý cần thiết để theo dõi thu hồi nợ... Nguồn cung cấp thông tin có thể từ bên trong hoặc bên ngoài hệ thống. Muốn có thông tin nhanh, chính xác và toàn diện thì đòi hỏi phải có bộ phận tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin, loại trừ thông tin nhiễu. Chất lượng thông tin ảnh hưởng đến chất lượng cho vay cũng như hoạt động bảo đảm tiền vay. Nếu chất lượng thông tin càng cao thì khả năng phòng ngừa rủi ro càng lớn.

*Chiến lược, định hướng cho vay trong từng thời kì và chế độ quản lý, xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng : Trong mỗi thời kì khác nhau, do ảnh

hưởng của các quy định hay tình hình thị trường cạnh tranh giữa các tổ chức

Một phần của tài liệu 0169 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh mỹ hào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w