Nâng cao chất lượng việc xử lý tài sảnbảo đảm tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu 0169 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh mỹ hào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 110)

Khi cho vay thì không một ngân hàng nào muốn khoản vay gặp rủi ro, không ai mong đợi khách hàng không thể trả được nợ để phải xử lý khoản vay và thu hồi nhờ vào việc bán tài sản. Tuy vậy, rủi ro vỡ nợ đối với ngân hàng vẫn có thể xảy ra cho dù cả khách hàng và ngân hàng đều không mong muốn. Khi đơn vị vay không còn khả năng trả nợ thì phương cách cuối cùng là xử lý TSBD. Việc xử lý TSBD thực sự là rất khó khăn, hiện tại những quy định hướng dẫn xử lý TSBD vẫn chưa rõ ràng, cụ thể và chi tiết. Có nhiều hình thức để xử lý TSB : theo thoả thuận trong hợp đồng (nếu có); nếu không thì ngân hàng có quyền bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố để thu nợ; ngân hàng có quyền nhận chính TSBD để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm; ngân hàng có thể uỷ quyền việc bán đấu giá tài sản cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu gía tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu gía tài sản. Trong các hình thức xử lý thì việc phát mại tài sản thường là biện pháp mà cả ngân hàng và khách hàng đều không mong muốn dùng vì tài sản thường thu được giá trị thấp, do đó khi phát mại tài sản, đòi hỏi cán bộ ngân hàng không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải hiểu biết thị

trường và nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, Chi nhánh nên có kế hoạch đào tạo cán bộ đồng thời khuyến khích cá nhân tự nâng cao trình độ của mình. Hơn nữa, do rủi ro khi phát mại tài sản là lớn và thường không thu được nhiều nên Chi nhánh có thể cho thuê trực tiếp tài sản và đứng ra thu tiền, hoặc dùng tài sản đó góp vốn liên doanh, liên hệ với các ngân hàng khác để tập trung các tài sản không phát mại được hình thành nên một công ty thu mua, hoặc dùng nhiều hình thức khác thay thế.

Để đẩy nhanh tốc độ và tăng giá trị thu hồi các khoản nợ quá hạn, Vietinbank Mỹ Hào cần thành lập một bộ phận chuyên trách việc xử lý các khoản nợ tồn đọng thông qua xử lý TSBĐ và áp dụng hàng loạt các biện pháp vừa mang tính thuyết phục, vừa mang tính cưỡng chế, bắt buộc nhằm thu hồi nhanh chóng các khoản nợ quá hạn. Bộ phận này có trách nhiệm liên lạc với các cơ quan hữu quan như Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm, Toà án, Công ty môi giới, Trung tâm tổ chức đấu giá để có thể gia tăng hiệu quả xử lý tài sản và thu hồi nợ. Hoặc điều chuyển cho các bộ phận chức năng khác (công ty thuê mua tài chính) kinh doanh, sử dụng các TSBĐ như ô tô, máy vi tính,điều hoà... để khai thác, tận thu các nguồn từ tài sản cầm cố, thế chấp. Đ ồng thời, bộ phận này cũng đại diện Chi nhánh được phép đề nghị Công an, Chính quyền địa phương... phối hợp, giúp đỡ để thuyết phục thậm chí bắt buộc khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, để tạo được thế chủ động, quyền ưu tiên trong xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi vốn, nâng cao khả năng tự bảo vệ và quyền đòi nợ chính đáng của Chi nhánh.

Ngoài ra, để giải quyết và xử lý tốt, nhanh chóng TSBĐ còn cần có sự quản lý chỉ đạo từ phía Ban lãnh đạo Vietinbank Mỹ Hào. Việc chỉ đạo có sát sao, đúng hướng thì hiệu quả xử lý mới cao, tốc độ xử lý mới ngày càng được cải thiện và sự phối hợp giữa các hoạt động, các phòng ban mới đồng bộ, hiệu quả. Biểu hiện trong từng khía cạnh như sau:

Thứ nhất, trong việc đeo đu ổi các vụ kiện tại toà kinh tế: Tại Vietinbank Mỹ Hào hiện nay chưa có bộ phận cố vấn về luật mà việc thụ lý và xét xử vụ án kinh tế thường kéo dài, thủ tục rườm rà, gây mất thời gian, công sức và chi phí của Chi nhánh song hiệu quả lại không cao. Thực tế này đỏi hỏi sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo Chi nhánh như : lập ngay ban xử lý rủi ro, tích cực sử dụng các mối quan hệ hợp tác để tác động lên các cơ quan chức năng nhằm đẩy nhanh tốc độ giải quyết, hoặc tiến hành thuyết phục, thoả thuận lại với khách hàng hòng giảm thiểu chi phí và tiết kiệm được thời gian, công sức, lại đẩy nhanh được tốc độ thu hồi nợ.

Thứ hai, trong công tác phát mại TSBĐ, Vietinbank Mỹ Hào cũng cần quy định rõ cách thức áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng và TSBĐ: Nếu khách hàng có thiện ý trong việc khắc phục trả nợ, họ đã tận thu mà vẫn không trả được hết nợ thì Chi nhánh nên tạo điều kiện để họ tự phát mại tài sản, thu hồi đúng và đủ giá trị thực của tài sản từ đó thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Biện pháp này vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho Chi nhánh, vừa phát huy được năng lực tự giải quyết của người vay, tuy nhiên chỉ áp dụng trong trường hợp khách hàng có thành ý cao trong hợp tác xử lý TSBĐ. Trường hợp TSBĐ là dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị không đồng bộ thì cần tham khảo ý kiến tư vấn của các nhà chuyên môn từ đó chọn giải pháp bán xé lẻ hay bán trọn gói nhưng với giá trị thấp hơn; hoặc giả sử thị trường trao đổ i tài sản còn chưa sôi động, thủ tục pháp lý trong việc xử lý tài sản gặp nhiều khó khăn thì Chi nhánh nên phối hợp với các công ty đấu giá để đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện thủ tục cũng như nhanh chóng chuyển nhượng được tài sản, thu hồi một phần hoặc toàn bộ nợ, tuy nhiên giá phải trả là chi phí rất cao. Tóm lại mỗi tình huống, trường hợp đều phải có sự chỉ đạo thống nhất trong xử lý để đảm bảo hiệu quả tối đa trong thu hồi nợ, bởi định hướng có tốt thì hành động mới thông suốt đồng bộ

Ngoài ra, chi phí xử lý TSBD cũng là một vấn đề nhức nhối, đau đầu, bao gồm phí toà án nếu kiện lên Toà kinh tế, phí đánh giá lại tài sản, chi phí cho tôn tạo bảo dưỡng (nếu cần), chi phí phát mại tài sản và các chi phí khác phát sinh trong quá trình xử lý... D iều này đã đội chi phí hoạt động của Chi nhánh lên cao. Vậy Chi nhánh cần phải có cơ chế quản lý chi phí thích hợp, phải quán triệt tinh thần tiết kiệm, cắt giảm chi phí không hợp lý, hợp lệ trong công tác xử lý tài sản đảm bảo, tránh trường hợp phát sinh tiêu cực Chi nhánh cần có chủ trương chi đúng chi đủ và chi có hiệu quả.

Một phần của tài liệu 0169 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh mỹ hào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w