Thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay tại chi nhánh

Một phần của tài liệu 0169 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh mỹ hào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 70)

Hiện tại, thực tế tại Vietinbank Mỹ Hào tồn tại hai hình thức bảo đảm tiền vay là bảo đảm tiền vay bằng tài sản, và bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (cho vay tín chấp). Với hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản, chi nhánh áp dụng biện pháp cầm cố và thế chấp, với các loại tài sản như Sổ tiết kiệm-giấy tờ có giá, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, quyền sử dụng đất, nhà xưởng, tài sản hình thành trong tương lai . . . .

2.2.2.1. về tỉ trọng dư nợ cho vay có TSBĐ và không có TSBĐ trên tổng dư nợ tại chi nhánh

Đ ể thực hiện được trọn vẹn nguyên tắc hoàn trả, ngoài việc thẩm định dự án/ phương án sản xuất kinh doanh, thẩm định khách hàng một cách chặt chẽ, xây dựng quy trình cho vay khoa học, Ngân hàng còn chú trọng áp dụng các biện pháp phòng ngừa trong đó ‘ ‘ cho vay có bảo đảm bằng tài sản” được xem là một yếu tố quan trọng.

Xét về mặt lý thuyết, biện pháp này là an toàn trong hoạt động cho vay bởi ngoài nguồn thu có được do kết quả của dự án/ phương án mang lại, trong một số trường hợp, khoản vay còn được đảm bảo bằng các tài sản dưới hình thức thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh bằng tài sản bên thứ ba, ngân hàng có quyền đem bán, chuyển nhượng các tài sản này trên thị trường để thu hồi lại tiền cho vay nếu người vay không trả nợ đúng hạn. Trên thực tế, trong những năm gần đây, khi tài sản và vốn tích lũy từ nội bộ doanh nghiệp và hộ gia đình thấp, hoạt động của thị trường bất động sản có nhiều biến động gây khó khăn cho công tác bảo đảm bằng tài sản của Ngân hàng, các định chế pháp l về quyền sở hữu đang từng bước được hoàn thiện và chưa được triển khai trên diện rộng, thì việc phòng ngừa nói trên không còn phát huy hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn gây tác động không tốt

Việc cho vay tại Vietinbank Mỹ Hào dựa trên tính khả thi của phương án, dự án xin vay vốn, mức độ tín nhiệm, khả năng uy tín, năng lực tài chính của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân...xin vay vốn. Theo đó, việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản chỉ là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo khả năng trả nợ, giảm thiểu rủi ro. Nếu khách hàng đã đủ điều kiện cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thì việc có áp dụng hay không biện pháp bảo đảm tài sản do Chi nhánh chủ động thoả thuận với khách hàng.

Dưới đây là tình hình về cho vay có bảo đảm và không bảo đảm bằng tài sản tại Chi nhánh trong thời gian qua:

Biểu đồ 2.4: Diễn biến tỷ trọng dư nợ có bảo đảm và không bảo đảm bằng tài sản

Đơn vị: %

(Nguồn: Phòng tổng hợp-Vietinbank Mỹ Hào)

Có thể thấy rõ là tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Vietinbank Mỹ Hào chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Nếu năm 2014 tỷ lệ này chiếm 90.1% tổng dư nợ thì đến năm 2015 tỷ lệ này là 87.2% tổng dư nợ và năm 2016 giảm còn 80.2% t ổng dư nợ. Trong giai đoạn nền kinh tế đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự

(trđ) ' (%) (trđ) ' (%) (trđ) ' (%)

điều tiết của nhà nước, các doanh nghiệp ngày càng phải cạnh tranh gay gắt hơn, và các Ngân hàng thương mại cũng vậy. Trong những năm gần đây tại Vietinbank Mỹ Hào, những khách hàng truyền thống, đã có mối quan hệ lâu năm với NHCT, có uy tín trong giao dịch và tiềm lực tài chính mạnh, họ luôn được các TCTD trên địa bàn mời chào với nhiều chính sách ưu đãi, linh hoạt về phí, về lãi suất, và cả về cơ chế cho vay không có tài sản bảo đảm. Để giữ được những khách hàng truyền thống có uy tín và mang lại nhiều lợi ích tổng thể cho NHCT, cơ chế NHCT về cho vay không có tài sản bảo đảm cũng thoáng hơn với những đối tượng Khách hàng này, do vậy, tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm tại NHCT những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Ở khía cạnh nào đó, sẽ có rủi ro tiềm ẩn cho Ngân hàng trong việc sử dụng ‘ ‘nguồn thu nợ thứ hai” khi ‘ ‘nguồn thu nợ thứ nhất” của Khách hàng không được đảm bảo. Tuy nhiên như đã đánh giá, các khách hàng mà đang được áp dụng cho vay không có bảo đảm là những khách hàng đã có hoạt động kinh doanh lâu năm, là khách hàng truyền thống, có uy tín giao dịch với NHCT, nên những rủi ro ở mức thấp, và nằm trong ‘‘ khẩu vị rủi ro” mà NHCT có thể chấp nhận.

Tại Vietinbank Mỹ Hào, đa số các khoản cấp giới hạn tín dụng và cho vay không có bảo đảm bằng nằm ở các khách hàng doanh nghiệp. Theo quy định các công văn hiện tại của NHCT, điều kiện để x ét 1 khách hàng doanh nghiệp được cấp giới hạn tín dụng có bảo đảm 1 phần bằng tài sản được quy định như sau:

- Báo cáo tài chính kỳ kiểm toán năm liền kề nộp cho cơ quan thuế hoặc

Báo cáo tài chính kiểm toán k kế toán năm liền kề thể hiện:

+ Kết quả sản xuất kinh doanh có lãi và không còn lỗ lũy kế + Tỷ lệ đòn bẩy tối đa 75% và

- Báo cáo tài chính bán niên (trường hợp khách hàng đề nghị cấp giới hạn tín dụng và cho vay vào 3 tháng cuối năm tài chính) phải thể hiện kết quả

kinh doanh có lãi

- Xếp hạng tín dụng của kỳ chấm điểm liền kề đạt hạng A trở lên

Ngoài ra, những khách hàng được áp dụng biện pháp không có bảo đảm bằng tài sản này đều phải là những khách hàng đã có uy tín trong giao dịch, có quá trình gắn bó với NHCT, duy trì dòng tiền tốt, sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NHCT, đã và đang được các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn mời chào với những chính sách ưu đãi, linh hoạt, và chất lượng tín dụng của những khách hàng này đến thời điểm hiện tại là tốt, toàn bộ là nợ nhóm 1, không phát sinh nợ xấu.

2.2.2.2. về cơ cấu tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Mỹ Hào

Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản bảo đảm tại Vietinbank Mỹ Hào giai đoạn 2014 - 2016

bị 123,112 3.9% 140,161 3.9% 156,405 3.6% Bất động sản (cá nhân/ hộ gia đình) 2,069,171 65.2% 2,283,276 63.2% 2,832,381 64.8% Tài sản gắn liền với đất của Doanh nghiệp (nhà xưởng..) 600,727 18.9% 596,215 16.5% 629,050 14.4% Phương tiện Vận tải 253,989 8.0% 395,895 11.0% 447,642 10.2% Tổng 3,173,937 100.0% 3,612,709 100.0% 4,371,158 100.0%

Nhìn bảng số liệu ta thấy, trong cơ cấu tài sản bảo đảm hiện tại của Chi nhánh, loại tài sản là bất động sản của cá nhân/ hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản bảo đảm. Năm 2014 là 65.2%; năm 2015 là 63.2%; năm 2016 là 64.8%. Đây là loại tài sản bảo đảm có khả năng thanh khoản khá dễ trên thị trường và theo quy định hiện tại của NHCT, tỷ lệ cho vay tối đa đối với loại tài sản này cũng ở mức khá cao (75% giá trị tài sản bảo đảm); tài sản gắn liền với đất của Doanh nghiệp (nhà xưởng) chiếm tỷ trọng 18,9% năm 2014, chiếm 16.5% năm 2015 và đạt 14.4% năm 2016 trong tổng cơ cấu TSBĐ của chi nhánh. Đối với loại tài sản bảo đảm này, chi nhánh được quyền quyết định cho vay tối đa 65% giá trị tài sản bảo đảm. Với phương tiện vận tải, là các loại xe ô tô thuộc sở hữu của cá nhân/ doanh nghiệp, chiếm 8% năm 2014, 11% năm 2015 và 10.2% năm 2016 trong tổng cơ cấu TSBĐ. Đối với loại tài sản bảo đảm này, theo quy định NHCT, với những phương tiện vận tải có xuất xứ Trung Quốc, là tài sản mới, tỷ lệ cho vay tối đa là 50%, và những phương tiện đã qua sử dụng, tỷ lệ cho vay tối đa là 40%. Và với những phương tiện vận tải không có nguồn gốc từ Trung Quốc, tài sản mới, tỷ lệ cho vay tối đa là 70%, và những phương tiện đã qua sử dụng, tỷ lệ cho vay tối đa là 50%. Những loại tài sản còn lại như giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm), các khoản ký quỹ, máy móc thiết bị . . . ) chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản của chi nhánh. Theo quy định NHCT hiện tại, Với sổ tiết kiệm/ ký quỹ (do NHCT hoặc do TCTD khác phát hành), loại tiền VNĐ, chi nhánh được cho vay tối đa 100% giá trị tài sản bảo đảm, và 95% giá trị TSBĐ đối với các loại ngoại tệ khác. Và máy móc thiết bị là loại tài sản bảo đảm có tỷ lệ cho vay tối đa ở mức thấp nhất trong các loại tài sản bảo đảm hiện tại của chi nhánh, những máy móc thiết bị mới 100%, không có thương hiệu Trung Quốc, tỷ lệ cho vay tối đa là 60%; có thương hiệu Trung Quốc, tỷ lệ cho vay tối đa là 40%. Còn những loại máy móc thiết bị đã qua sử dụng, tỷ lệ cho vay tối đa đối với TSB không có thương hiệu Trung Quốc tối đa là 35%, và có thương hiệu Trung Quốc tối đa là 30%. Hiện tại, chi nhánh không phát sinh những loại tài sản bảo đảm khác như Hàng hóa, quyền đòi nợ . . . mà chỉ nhận làm tài sản bảo đảm b O sung cho những khách hàng mà chi nhánh cấp tín dụng không có bảo đảm, và giá trị hạch toán trên hệ thống là 1 đồng, không tính vào giới hạn cho vay của khách hàng.

2.2.3. Phân tích chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Thưong mại cồ phần C ông thưong Việt Nam- chi nhánh Mỹ Hào

2.2.3.1. Chỉ tiêu mức độ đảm bảo của tài sản

Giá trị của khoản vay (Dư nợ cho vay có TSBĐ) A =____________________________________________

Giá trị của tài sản đảm bảo

Bảng 2.5: Diễn biến mức độ đảm bảo của tài sản giai đoạn 2014 - 2016

Dư nợ cho vay tín chấp 189 290 555

Tỷ lệ H 11.0% 14.7% 24.7%

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ A qua các năm

(Nguồn: Phòng tổng hợp-Vietinbank Mỹ Hào)

Tỷ lệ này cho biết trung bình một đồng giá trị bảo đảm, khách hàng vay được bao nhiêu đồng vốn. Theo lý thuyết, tỷ lệ này càng thấp càng càng bảo đảm an toàn nguồn vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên thực tế, tỷ lệ này quá thấp sẽ không thu hút được khách hàng vay vốn. Vì vậy ngân hàng ngày càng có xu hướng điều chỉnh tỷ lệ này phù hợp với sự phát triển của thị trường, tạo sự cạnh tranh với các ngân hàng khác và phù hợp với mục tiêu của từng giai đoạn mà ngân hàng đề ra

Theo bảng trên ta thấy, cùng với sự tăng trưởng về dư nợ trong 3 năm qua, tỷ lệ A ổn định trong năm 2014 và 2015 nhưng lại có xu hướng giảm mạnh trong năm 2016, điều này cho thấy chi nhánh đang cố gắng từng bước cải thiện để phục vụ nhu cầu vay vốn tốt hơn mà vẫn đảm bảo được tỷ lệ an toàn cho ngân hàng (tỷ lệ A thường được duy trì ở mức an toàn từ 50%-70%). Năm 2014, tỷ lệ này là 54,3%, năm 2015 là 54,6% và đến năm 2016 giảm còn 51,3%. Như vậy chi nhánh vừa thu hút được khách hàng đến vay (thể hiện qua dư nợ cho vay ngày càng tăng qua các năm) lại vẫn đảm bảo được mức độ an toàn cho vay của ngân hàng. Đây là sự cố gắng rất lớn của chi nhánh trong giai đoạn kinh tế khó khăn như những năm gần đây.

2.2.3.2. Chỉ tiêu về tỷ trọng dư nợ cho vay không có TSBĐ (tín chấp) so với dư nợ cho vay có TSBĐ

Ta có bảng số liệu về tình hình dư nợ cho vay tín chấp so với dư nợ cho vay có TSBĐ những năm gần đây của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Mỹ Hào

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nợ quá hạn có TSBĐ 7 82 97

Tổng dư nợ quá hạn 7 82 97

Tổng dư nợ cho vay có TSBĐ 1722 1971 2244

Tỷ lệ N 100% 100% 100%

Tỷ lệ K 0.41% 4.16% 4.32%

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ H qua các năm

(Nguồn: Phòng tổng hợp- VietinbankMỹ Hào)

Qua bảng trên ta thấy dư nợ cho vay theo hình thức tín chấp có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây khiến cho tỉ lệ H ngày càng tăng. Cụ thể năm 2014, H=11% năm 2015 H=14,7% và đến năm 2016, tỷ lệ H= 24,7%. Điều

này cho thấy chi nhánh đang mở rộng chiến lược cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Theo lý thuyết, chỉ tiêu này càng thấp thì mức độ an toàn trong hoạt

động cho vay của Ngân hàng càng được đảm bảo. Tuy nhiên, như đã phân tích rất kỹ ở trên, Trong những năm gần đây tại Vietinbank Mỹ Hào, những khách hàng truyền thống, đã có mối quan hệ lâu năm với NHCT, có uy tín trong giao dịch và tiềm lực tài chính mạnh, họ luôn được các TCTD trên địa bàn mời chào với nhiều chính sách ưu đãi, linh hoạt về phí, về lãi suất, và cả về cơ chế cho vay không có tài sản bảo đảm. Để giữ được những khách hàng truyền thống có uy tín và mang lại nhiều lợi ích t ng thể cho NHCT, cơ chế NHCT về cho vay không có tài sản bảo đảm cũng thoáng hơn với những đối tượng KH này, do vậy tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm tại NHCT những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Ở khía cạnh nào đó, sẽ có rủi ro tiềm ẩn cho Ngân hàng trong việc sử dụng ‘ ‘nguồn thu nợ thứ hai” khi ‘ ‘nguồn thu nợ thứ nhất” của Khách hàng không

được đảm bảo. Tuy nhiên như đã đánh giá, các khách hàng mà đang được áp dụng cho vay không có bảo đảm là những KH đã có hoạt động kinh doanh lâu năm, là khách hàng truyền thống, có uy tín giao dịch với NHCT, nên những rủi ro ở mức thấp, và nằm trong ‘ ‘ khẩu vị rủi ro” mà NHCT có thể chấp nhận. Và thực tế cũng cho thấy, 100% nợ xấu những năm qua và hiện tại của chi nhánh không nằm ở những khách hàng được cấp GHTD không có bảo đảm bằng tài sản này. Tuy nhiên, chi nhánh cũng cần thận trọng trong việc đánh giá/ thẩm định khách hàng trước khi áp dụng chính sách cho vay tín chấp đối với khách hàng, tránh những rủi ro đến từ những khách hàng không có bảo đảm bằng tài

sản này, để đảm bảo an toàn tín dụng cho chi nhánh.

2.2.3.3. Chỉ tiêu về nợ quá hạn

Chỉ tiêu này của Vietinbank Mỹ Hào được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Diễn biến tỷ lệNvà Kgiai đoạn 2014 - 2016

T ng dư nợ quá hạn

K Nợ quá hạn có TSB

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệNvàKqua các năm

(Nguồn: Phòng tổng hợp VietinbankMỹ Hào)

Qua biểu đồ ta thấy 100% các khoản nợ quá hạn phát sinh tại Vietinbank Mỹ Hào được đảm bảo 100% bằng tài sản (thể hiện ở chỉ tiêu N=100% qua các năm 2014,2015 và 2016). Điều này cho thấy, chất lượng các khoản nợ vay có bảo đảm bằng tài sản tại Vietinbank Mỹ Hào chưa thực sự tốt. 100% các khoản nợ quá hạn đều nằm ở các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản. Chi nhánh mới chỉ phát sinh các khoản nợ xấu 2-3 năm trở lại đây, và hiện tại chi nhánh vẫn tích cực làm việc với các khách hàng quá hạn, với những bên có tài sản, thương lượng để khách hàng tự bán tài sản trả nợ Ngân hàng. Sang năm 2017, chi nhánh kiên quyết đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, quyết tâm khởi kiện 1 số khách hàng để phát mại tài sản, và quyết tâm đưa tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh về dưới mức 3% trong năm 2017).

Tỷ lệ K mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ có TSBĐ, tuy nhiên trong 3 năm gần đây có xu hướng tăng mạnh, từ 0,41% năm 2014 lên 4,32% năm 2016. Nguyên nhân của hiện tượng này là do biến động của thị trường bất động sản xảy ra từ năm 2010 đến 2012 và ké o dài đến năm 2016, tác động lớn đến khách hàng vay của chi nhánh, từ đó làm gia tăng nợ quá

Năm 2014 Năm 2015

Năm 2016

Giấy tờ có giá (Sổ tiết kiệm) 3.5% 54% 7.0%

Ký quỹ 0.5% 00% 0.0%

Máy móc thiết bị 3.9% 3.9% 3.6%

Bất động sản (cá nhân/hộ gia đình) 65.2% 63.2% 64.8% Tài sản gắn liền với đất của Doanh

Một phần của tài liệu 0169 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh mỹ hào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w