Trước hết, Chính phủ nên có những giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề bảo đảm tiền vay. Hiện nay đã có rất nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay. Các văn bản pháp luật này đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và ổn định cho hoạt động tín dụng nói chung và bảo đảm tiền vay nói riêng. Nhiều quy định trong đó phù hợp với yêu cầu của hoạt động đầu tư sản xuất và kinh doanh, quyền tự chủ của các TCTD và trách nhiệm của khách hàng vay, bên bảo lãnh trong giao dịch bảo đảm bằng tài sản được quy định tương đối rõ ràng, cụ thể, tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, vẫn có sự chồng chéo nên đã tạo ra những kẽ hở mà qua đó kẻ xấu có thể lợi dụng để làm những việc sai trái. Do đó chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý, ban hành ra các văn bản pháp luật một cách đồng bộ, hoàn thiện và xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Chính phủ cần thực hiện việc rà soát, tập hợp và thống nhất các quy định ban hành về cơ chế bảo đảm tiền vay, về xử lý tài sản bảo đảm cho phù hợp với các bộ luật đã đề ra như Luật đất đai, luật các tổ chức tín dụng...
khăn của ngân hàng khi phát mại tài sản. Thiết lập cơ chế cho vay có bảo đảm bằng tài sản như quy định thêm nhiều hình thức xử lý tài sản để các bên có thể thoả thuận lựa chọn khi ký hợp đồng như: bên đi vay tự bán - cả hai bên cùng bán - giao cho tổ chức tín dụng bán - uỷ quyền cho người thứ ba bán - gán nợ bằng TSBD ...;Nâng cao quyền hạn và tính tự chủ của tổ chức tín dụng về việc chủ động trong bán TSBD khi mà tài sản không được xử lý theo hướng tích cực để trả nợ mà không phải khởi kiện qua toà án kinh tế; Dề ra nhiều phương thức bán tài sản để các bên vận dụng linh hoạt như bán trực tiếp cho người mua, bán đấu giá qua trung tâm (doanh nghiệp) bán đấu giá hoặc đưa tài sản vào sử dụng.
Ngoài ra, cũng cần có chính sách xử lý tài sản do vướng mắc thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính (có tranh chấp giữa chủ sở hữu và ngân hàng, chủ sở hữu bỏ trốn, thủ tục hồ sơ thiếu hoàn chỉnh, tài sản bị kê biên vì liên quan đến vụ án khác đang chờ phán quyết, con nợ không hợp tác bằng cách sử dụng quyền kháng cáo...) nhanh chóng. Muốn vậy thì, Chính phủ nên có quy định yêu cầu toà án tổ chức xét xử theo thủ tục khẩn cấp và không đình hoãn phiên xử dù có liên quan đến vụ án khác vì đây là những vụ kiện món nợ ngân hàng được quyền ưu tiên thanh toán. Phần bản án đã được thi hành không nên có hiệu lực hồi tố vì không bảo đảm quyền lợi cho ngân hàng. Cần có điều luật quy định việc xét xử vắng mặt vì nêú không rất khó xác định sở hữu để ngân hàng phát mại tài sản để thu nợ. Thành lập cảnh sát tư pháp để cưỡng chế việc thi hành án nếu con nợ không giao tài sản cho người mua tại trung tâm đấu giá. Sau khi được xác nhận của công chứng trong thủ tục bảo đảm thì hầu như các tài sản đều hợp lệ nên chỉ cần ngân hàng xuất trình đủ hồ sơ vay, hồ sơ bảo đảm tài sản thì có quyền phát mại tài sản. ối với tài sản mà ngân hàng đã nhận gán nợ mà không có tranh chấp nhưng hồ sơ pháp l chưa đầy đủ, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và các cơ
quan chức năng hợp thức hoá về mặt pháp lý, hoàn chỉnh hồ sơ để ngân hàng được nhận tài sản về mình, ngân hàng có quyền bán, chuyển nhượng, khai thác nhằm thu hồi vốn của mình.
Thứ ba, Chính phủ cần quy định rõ thủ tục xử lý TSBD khi bên vay bị phá sản. Theo như quy định của pháp luật thì khi một tổ chức kinh tế bị phá sản, việc thanh toán nợ cho các chủ nợ phải theo thứ tự ưu tiên, giành cho cơ quan thuế đầu tiên, tiền lương lao động, rồi mới đến ngân hàng. Vì thế số tiền thu được từ bán đấu giá, thanh lý tài sản của t ổ chức kinh tế (cả TSB D ) phần còn lại thường là không đủ thanh toán cho ngân hàng và sẽ là không công bằng cho ngân hàng, vì TSBD là được khách hàng dùng để bảo đảm cho khoản vay ở ngân hàng, hơn nữa đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Vì vậy, Chính phủ nên ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện việc xử lý TSBD vay của doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, giải thể một cách cụ thể, đảm bảo công bằng cho các bên liên quan.
3.3.2 Kiến nghị vớ Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước cần chủ động phối hợp với các Bộ tư pháp, bộ tài chính, bộ công an,...nhằm sửa đổi b ổ sung các văn bản quy phạm hoàn thiện về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về xác minh tính hợp pháp của tài sản, về quyền ưu tiên trong xử lý tài sản bảo đảm
Thứ hai, cần tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng, nhằm xây dựng hệ thống thông tin đa chiều, cập nhật chính xác, tạo nguồn thông tin chất lượng cao làm cơ sở cho các ngân hàng thực hiện tốt các công tác thẩm định khách hàng và tài sản bảo đảm
Thứ ba, Nâng cao vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tăng cường quản lý chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo thị trường tài chính hoạt động và cạnh tranh lành mạnh, ngăn chặn việc hạ thấp tiêu chuẩn, nguyên tắc tín dụng để cạnh tranh thu hút khách hàng; đồng thời nâng cao hiệu quả công tác thanh tra
kiểm tra, buộc các TCTD phải thực hiện một cơ chế tín dụng thống nhất, một hệ thống các biện pháp bảo đảm tiền vay để đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động tín dụng, Những sai sót vi phạm phải được xử lý kịp thời và nghiêm túc đối với cá nhân, tập thể, cả TCTD trong và ngoài quốc doanh.
Thứ tư, cần có tầm nhìn xa hơn trong việc đề ra các chủ trương, chính sách đối với lĩnh vực tài chính-tiền tệ: NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính tiền tệ. Không thể phủ nhận vai trò của NHNN trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của ảng và Nhà Nước trong thời gian qua, góp phần vào việc n định kinh tế, chính trị, xá hội. Tuy nhiên, NHNN cũng cần có tầm nhìn xa hơn khi đề ra các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực tiền tệ. Trong thời gian tới cần có những nhận xét đánh giá xa hơn về diễn biến thị trường nhằm tạo ra các văn bản có tác động sâu rộng và lâu dài
Và cuối cùng là Ngân hàng Nhà nước nên phối hợp với các cơ quan có liên quan hơn nữa để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước nên chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan như Toà án nhân dân, Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ công an, Tổ ng cục địa chính... để nghiên cứu soạn thảo, ban hành các văn bản nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn và tạo sự thông thoáng cho hoạt động cho vay có bảo đảm của ngân hàng.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cồ phần C ông thương Việt Nam
Một là, NHCT Việt Nam cần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát đối với từng chi nhánh trực thuộc để kịp thời phát hiện và xử lý những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trước, trong và sau khi cho vay, bảo đảm các chi nhánh luôn thực hiện đúng chính sách và các quy định của NHCT ban hành cũng như các quy định, văn bản pháp luật.. Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện và chính xác, đồng thời có các hình thức xử phạt phù hợp trong trường hợp các chi nhánh không tuân thủ theo quy định
của ngân hàng về bảo đảm tiền vay
Hai là, NHCT Việt Nam nên giao quyền tự quyết hơn nữa cho Vietinbank Mỹ Hào trong hoạt động kinh doanh của mình, để Chi nhánh hoạt động tốt hơn. Chi nhánh là đơn vị làm việc và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, chịu trách nhiệm thẩm định khách hàng vì vậy trong một số trường hợp chi nhánh có thể tự quyết định cho vay, nhận và xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải xin ý kiến từ Hội Sở để giải quyết nhanh chóng hơn.
Ba là, NHCT Việt Nam cần sớm hoàn thiện văn bản quy định về bảo đảm tiền vay áp dụng thống nhất trong toàn bộ hệ thống đồng thời nên xây dựng một biểu giá thích hợp làm căn cứ cho cán bộ tín dụng đánh giá thống nhất cho toàn hệ thống. NHCT Việt Nam cũng nên cụ thể hoá và hướng dẫn việc thực hiện các quy chế về bảo đảm tiền vay như trong việc phát mại quyền sử đất, quy chế yêu cầu người thế chấp, người nhận thế chấp phải có đơn xin ph p quyền sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trong khi đó luật đất đai lại cho phép thế chấp quyền sử dụng đất và do đó khi người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình thì đương nhiên ngân hàng được bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Bốn là, đề nghị NHCT Việt Nam hỗ trợ công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các kiến thức về quản trị về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại ở cả trong và ngoài nước... nhằm bắt kịp với sự phát triển trong hoạt động tài chính - ngân hàng, đặc biệt là chuyên ngành định giá, định giá tài sản nói chung và định gía TSDB nói riêng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng nên chú trọng đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, tạo hình ảnh tốt cho cán bộ nhân viên.
Thứ năm, Ngân hàng cũng cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin về diễn biến thị trường như: thị trường BD S, thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, thị trường vàng . . . .nhằm nâng cao khả năng phân tích, dự
báo diễn biến thị trường, để từ đó có chỉ đạo, định hướng kịp thời cho hoạt động bảo đảm tiền vay
Tóm lại, chiến lược hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác BĐ TV là một nhiệm vụ bức thiết, một đòi hỏi khách quan đối với không chỉ riêng ngành ngân hàng mà là nhiệm vụ chung đặt ra cho Chính Phủ, các ban ngành hữu quan và là chiến lược nền tảng để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập một cách nhanh chóng mà bền vững vào nền kinh tế khu vực cũng như kinh tế quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận chương 1, thực trạng tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại về chất lượng bảo đảm tiền vay tại Vietinbank Mỹ Hào giai đoạn 2014-2016, dựa trên các định hướng cơ bản về hoạt động bảo đảm tiền vay tại chi nhánh, luận văn đã đưa ra những giải pháp cụ thể đối với chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay. Đ ồng thời luận văn cũng đưa ra những kiến nghị với chính phủ, NHCT Việt Nam, NHNN và các bộ ngành liên quan, nhằm nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay của hệ thống NHCT nói chung và chi nhánh Mỹ Hào nói riêng. Các Chi nhánh cần biết lựa chọn những phương pháp, hình thức thích hợp với Ngân hàng mình. Các giải pháp và đề xuất đề ra chỉ thực sự mang lại hiệu quả thiết thực khi và chỉ khi được xem xét thực hiện gắn liền với hoàn cảnh và lịch trình nhất định trong từng giai đoạn phát triển cụ thể. Trình tự tiến hành cũng như việc kết hợp các giải pháp rất có ý nghĩa với việc nâng cao vai trò chất lượng của hoạt động bảo đảm tiền vay và sự phát triển ổn định của mức tăng trưởng vốn tín dụng của Vietinbank Mỹ Hào nói tiêng và toàn bộ hệ thống Ngân hàng nói chung trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Từ đó mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng và hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói chung
KẾT LUẬN
Hoạt động của Ngân hàng được coi là ‘ ‘huyết mạch” của nền kinh tế, đảm bảo cho quá trình luân chuyển vốn giữa các thành phần kinh tế được diễn ra trôi chảy, thuận lợi hơn. Cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới, ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung và chi nhánh nói riêng đã có được nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít những khó khăn thách thức
Nằm trong bối cảnh chung của ngành ngân hàng, Vietinbank Mỹ Hào cũng đang phấn đấu để đứng vững và mở rộng thị trường của mình trên thị trường đang cạnh tranh gay gắt này. Bảo đảm tiền vay có thể được coi là một trong những yếu tố cạnh tranh hiệu quả. Chi nhánh đứng trước hai sự lựa chọn: Một là nới lỏng các quy định về vảo đảm tiền vay để thu hút khách hàng. Hai là thắt chặt các quy định về bảo đảm tiền vay để giữ an toàn vốn trong kinh doanh của mình. Trong thời gian vừa qua, các NHTM Việt Nam nói chung và Vietinbank Mỹ Hào nói riêng đã thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo tiền vay nhằm duy trì mức độ hoạt động an toàn của mình. Việc thực hiện bảo đảm tiền vay của chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay, chi nhánh vẫn còn tồn tại những hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Mỹ Hào”, luận văn đã trình bày nội dung chính sau:
- Khái quát một cách tổng quan nhất những cơ sở lý luận về bảo đảm tiền vay cũng như những đặc trưng, vai trò, hình thức và quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay tại các NHTM
- Thực trạng bảo đảm tiền vay và đánh giá được chất lượng bảo đảm tiền vay, những kết quả đạt được và những tồn tại- nguyên nhân những tồn tại
đó tại Vietinbank Mỹ Hào
- Đưa ra một số giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng của công tác đảm bảo tiền vay tại Vietinbank Mỹ Hào
Những ý kiến đánh giá và ý kiến đề xuất trong bài chỉ mang tính chất quan điểm cá nhân của người viết với trình độ kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế không nhiều. Do đó, luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn quan tâm đến đề tài này, để bài viết được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn.
1. Vietinbank Mỹ Hào (2014, 2015, 2016), Báo cáo kết quả kinh doanh
2. Các bài viết trên các sách báo tạp chí về bảo đảm tiền vay
3. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng,
NXB Thống kê.
4. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2014), Giáo trình: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.
5. Giáo trìn h: Tín dụng và th ẩm địn h tín dụng ngân h àn g, NXB Tài chính (2007)
6. David cooc, Nghi ệp vụ Ngân h àng th ương m ại.
7. Peter Rose (2011), Quản trị Ngân h àng th ương m ại, NXB Tài chính. 8. Các công văn, quy trình của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
9. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 16/6/2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành
10.Luật Đất đai số 45/2013/QH13 do Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013 và các văn bản sửa đổi, văn bản hướng