tài sản bảo đả m
Chất lượng bảo đảm tiền vay phụ thuộc rất nhiều vào các tài sản được dùng làm đảm bảo cũng như công tác quản lý, lưu giữ chúng. TSBD hiện nay tại Vietinbank Mỹ Hào chủ yếu là bất động sản của cá nhân/ hộ gia đình, tài sản gắn liền trên đất của doanh nghiệp, máy móc, phương tiện vận tải và sổ tiết kiệm, trong khi quy chế hiện hành về các TSBD là tương đối đa dạng, mà khả năng quản lý của ngân hàng có thể quản lý nhiều loại hình tài sản khác, song TSBD tại ngân hàng lại rất hạn chế. Mặc dù, TSBD cho khoản vay là do chủ ý lựa chọn của khách hàng và dựa trên yêu cầu về bảo đảm của ngân hàng, nhưng ngân hàng nên có chính sách để khuyến khích khách hàng bảo đảm bằng những loại hình tài sản khác, và có chính sách nới lỏng - mở rộng loại hình bảo đảm. Tất nhiên, để quản lý tốt TSB D, ngân hàng cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý về chất lượng TSB .
Vấn đề đặt ra ở đây là Chi nhánh phải có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TSB D, phải chú trọng từ khâu tuyển dụng cán bộ thẩm định có chuyên môn về máy móc, kỹ thuật, xây dựng cơ bản, đến việc dành những chi phí thích hợp cho công tác phân tích thẩm định khách hàng và TSB D, hoặc ban hành những quy định hành chính buộc khách hàng phải cam kết bảo dưỡng, nhằm duy trì công suất cũng như giá trị tài sản, tránh trường hợp khách hàng bán mất TSB hoặc thay thế phụ tùng, thiết bị làm giảm giá trị thị trường, cán bộ tín dụng cần thường xuyên đánh giá lại giá trị TSBD và giám sát chặt chẽ công tác bảo quản, lưu trữ, sử dụng tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng. Ngân hàng nên nhờ cơ quan chuyên môn hoặc
thuê chuyên gia đánh giá, kiểm định tình trạng kỹ thuật của TSBD. Đặc biệt là sự giảm giá trị của tài sản do hao mòn vô hình, do sản phẩm sản xuất ra không phù hợp thị trường và do tuổi thọ của sản phẩm trên thị trường không còn nữa. Do vậy, cùng với việc thẩm định và đánh giá tài sản, ngân hàng nên có thể có ký hiệu riêng vào tài sản để đánh dấu tài sản đã được dùng bảo đảm cho khoản vay, nhằm tiện theo dõi và kiểm tra tình hình sử dụng tài sản tránh việc làm hư hại quá khả năng cho phép đối với tài sản. Thực tế đã chứng minh rằng đây là biện pháp rào chắn rủi ro hiệu quả đối với hoạt động tín dụng của mọi ngân hàng thương mại.
Với TSBD là bất động sản, để quản lý ngân hàng chỉ cần giữ giấy tờ sở hữu gốc, giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và giám sát tình hình sử dụng đất của khách hàng. D ồng thời, ngân hàng nên có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương và thông qua chính quyền địa phương để quản lý tài sản này, nhằm hạn chế những rủi ro không đáng có, có thể xảy ra đối với loại TSBD này.