Một là, SeABank Láng Hạ chưa có một chiến lược phát triển kinh doanh được hoạch định bài bản, chưa có một phân đoạn khách hàng rõ ràng để làm nền
tảng cơ bản cho việc thiết kế sản phẩm, thiết lập quy định về việc phục vụ khách hàng, cách thức bán hàng...
Hai là, mô hình kinh doanh NH chưa được triển khai đồng bộ tới các điểm mạng lưới, các phòng giao dịch chỉ được xem là bộ phận huy động vốn mà chưa thực sự xem là một điểm kinh doanh dịch vụ của ngân hàng vì chưa có bộ phận chuyên trách và còn hạn chế số lượng nhân viên kinh doanh. Phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin chưa phổ biến...
Ba là, công tác đào tạo cán bộ của SeABank Láng Hạ về quản lý quan hệ khách hàng, về kỹ năng bán hàng mới bước đầu nghiên cứu triển khai nên chưa thực sự có hệ thống, đúng đối tượng và chưa cụ thể đến từng sản phẩm dịch vụ. Chưa đạo tạo và phát triển được đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về lĩnh vực NH. Con người là yếu tố quyết định đến sự thành công, đặc biệt trong lĩnh vực NH thì điều đó là hết sức quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ nói chung và cán bộ thuộc lĩnh vực NH hiện nay còn thiếu tính chuyên nghiệp. Để hoạt động dịch vụ NH phát triển mạnh mẽ, tạo được sự tin tưởng của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ, thì SeABank Láng Hạ cần xây dựng cho được đội ngũ cán bộ từ cơ sở đến trụ sở chính, có trình độ, am hiểu cơ chế quy trình nghiệp vụ, hiểu rõ văn hóa SeABank Láng Hạ và làm việc hết mình vì màu cờ sắc áo của SeABank Láng Hạ.
Bốn là, công nghệ ngân hàng đang trong giai đoạn đầu tư, chưa có tính nổi trội so với thị trường, chưa sử dụng công nghệ lõi Core banking hiện đại nhằm quản lý bảo mật tối đa dữ liệu của ngân hàng - là một trong những công nghệ ngân hàng phổ biến nhất trên thế giới.
Năm là, người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng còn hạn chế và tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn cao hiện nay là do thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam, dân số chủ yếu ở nông thôn trong khi ngân hàng tập trung nhiều ở thành phố, dịch vụ bán lẻ phát triển ở mức độ thấp và các dịch vụ ngân
hàng chưa đa dạng.
Sáu là, các sản phẩm dịch vụ chưa mang tính trọn gói, đồng bộ, sự kết hợp bán chéo các sản phẩm còn chưa nhiều. Các sản phẩm dịch vụ NH của SeABank nói chung và SeABank Láng Hạ nói riêng trong những năm qua đã được đầu tư nghiên cứu và phát triển khá phong phú, đa dạng với mục tiêu hướng tới đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình như: các sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, cho vay mua xe trả góp, cho vay du học, các sản phẩm thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử... nhưng nhìn chung các sản phẩm còn mang tính đơn lẻ, rất ít các sản phẩm dịch vụ trọn gói, nhìn chung thủ tục còn khá rườm rà phức tạp.
Bảy là, NHNN chưa đưa ra các tiêu chuẩn chung về mặt kỹ thuật đối với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhằm tạo ra sự kết nối thuận lợi trong giao dịch thanh toán bù trừ lẫn nhau giữa các tổ chức, trong từng địa phương hay trên phạm vi cả nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, những năm gần đây các hoạt động trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng cũng trở nên rất sôi động. Cùng với cơ hội mở ra từ việc Việt Nam gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới), triển vọng phát triển của ngành Tài chính - ngân hàng đã trở thành động lực cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Các dịch vụ ngân hàng đang dần lấp đầy những khoảng trống của thị trường, từ các dịch vụ tài chính cho đến các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế. SeABank là một điển hình cho những nỗ lực của các ngân hàng trong nước. Hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam, SeABank nói chung và SeABank Láng Hạ nói riêng không những chú trọng đến việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn quan tâm tới các tiện ích phục vụ nhu cầu giao dịch của khách
hàng. Dựa trên các lý thuyết về chất lượng dịch vụ nêu ở chương 1, chương này tác giả giới thiệu kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ NH tại SeABank Láng Hạ thời gian qua và phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ ngân hàng tại SeABank Láng Hạ, đồng thời trình bày kếtquả khảo sát chất lượng dịch vụ theo đánh giá của khách hàng. Từ kết quả khảo sát thực tế kết hợp với thực trạng các nguồn lực hiện có tại SeABank Láng Hạ, cộng với những mặt đạt được, những hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế về chất lượng dịch vụ NH của SeABank Láng Hạ, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụNH tại SeABank Láng Hạ trong chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI SEABANK LÁNGHẠ