Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công

Một phần của tài liệu 0240 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay theo dự án tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh chương dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 47)

Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Công thương chi nhánh Chương Dương được thành lập từ tháng 8/1988 trên cơ sở tách Ngân hàng nhà nước huyện Gia Lâm thành chi nhánh NHCT Chương Dương và chi nhánh NH Nông nghiệp Huyện Gia Lâm. Là Chi nhánh Ngân hàng cơ sở thực thuộc Chi nhánh NHCT TP Hà Nội, đến đầu năm 1993 được nâng cấp thành Chi nhánh NHCT Chương Dương trực thuộc NHCT Việt Nam.

Từ một chi nhánh NH có quy mô hoạt động nhỏ nguồn vốn huy động khi mới thành lập chỉ có 13 tỷ đồng nay đã lên tới 8026 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay ngày thành lập là 5,7 tỷ đồng nay lên tới 4675 tỷ đồng.

Trong những năm đầu mới thành lập hoạt động huy động vốn và cho vay ngắn hạn đối với các DNNN là chủ yếu nhưng nay với sự đa dạng hóa cùng với sự phát triển không ngừng, ngân hàng đã đa dạng hơn rất nhiều như: huy động vốn tiền

gửi các tổ chức KT, huy động vốn tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế, kinh doanh vàng bạc, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán quôc tế và nghiệp vụ bảo lãnh.

Duới sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng Công thuơng Việt Nam cùng sự giúp đỡ

của các cấp, các ngành có liên quan, Ngân hàng Công thuơng chi nhánh Chuơng Duơng

đã vận động không ngừng để phát triển, vuơn lên hòa nhập với cơ chế đổi mới của ngành

đua mọi mặt hoạt động của mình ngang tầm với các chi nhánh lớn trong hệ thống.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh.

Hiện nay Vietinbank Chuơng Duơng có 01 Giám đốc chi nhánh, 03 Phó giám đốc chi nhánh, chi nhánh có 09 phòng ban. Toàn chi nhánh có 186 lao động, trong đó có 45 cán bộ đạt trình độ thạc sỹ, 151 cán bộ đạt trình độ đại học. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh đựợc thể hiện qua sơ đồ sau:

38

Chức năng cơ bản của các phòng bancó liên quan trực tiếp đến công tác thẩm định của chi nhánh.

> Ban giám đốc

- Giám đốc chi nhánh: Phân công, đề xuất các chiến lược kinh doanh cần đạt được, phê duyệt các dự án và triển khai các kế hoạch cụ thể nhằm tạo ra doanh thu, lợi nhuận cũng như uy tín, an toàn cho ngân hàng.

- Phó giám đốc phụ trách mảng tín dụng: Chỉ đạo triển khai các kế hoạch đã đựợc vạch ra, tiếp nhận các báo cáo, đề xuất của các phòng ban và trình lên giám đốc.

> Phòng khách hàng doanh nghiệp

Là bộ phận nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng là các khách hàng doanh nghiệp, cung cấp cho khách hàng một cách chính xác nhất về thông tin các sản phẩm dịch vụ.Thông qua đó thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cũng như phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành của ngân hàng công thương Việt Nam.

> Phòng khách hàng cá nhân

Chức năng nhiệm vụ cũng tương tự như phòng khách hàng doanh nghiệp nhưng giao dịch trưc tiếp với các khách hàng cá nhân.Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm ngân hàng.

> Phòng quản lý rủi ro

Đây là phòng có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh, ngoài ra đây là phòng giám sát kiểm tra các danh mục cho vay, đầu tư để đảm bảo giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư, dự báo và ngăn ngừa rủi ro cho ngân hàng.

> Phòng xử lý nợ có vấn đề

Phòng chịu trách nhiệm quản lý và xử lý những khoản có vấn đề như nợ xấu, nợ quá hạn, cơ cấu nợ. Tiến hành quản lý, khai thác và xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi.

39

Một phần của tài liệu 0240 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay theo dự án tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh chương dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w