Chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng tại các ngân hàng

Một phần của tài liệu 0247 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 31)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Tổng quan về chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng tại các ngânhàng thương mại hàng thương mại

Hoạt động thẩm định đóng vai trò quan trọng giúp các cấp phê duyệt tín dụng của ngân hàng đưa ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng. Chất lượng thẩm định tín dụng, dưới góc độ, quan điểm của ngân hàng được thể hiện trong việc lựa chọn, áp dụng các phương pháp, quy trình, nội dung phù hợp nhằm đưa ra quyết định cấp tín dụng một cách đúng đắn với thời gian ngắn, chi phí thấp và hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng và mang lại lợi ích cho khách hàng cũng như ngân hàng. Chất lượng thẩm định còn được thể hiện ở mức độ phù hợp giữa những tính toán trong quá trình thẩm định và kết quả thực tế khi triển khai phương án cấp tín dụng. Chất lượng thẩm định tín dụng có thể được thể hiện trực tiếp thông qua các báo cáo thẩm định tín dụng của ngân hàng.

Chất lượng thẩm định tín dụng được gắn với nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau, song cùng với sự phát triển của hoạt động tín dụng, chất lượng thẩm định tín dụng đã và đang không ngừng được cải thiện, nâng cao, qua đó gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng nói chung và các NHTM nói riêng.

1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng tại các ngânhàng thương mại hàng thương mại

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định tính

Nhóm chỉ tiêu liên quan đến quy trình, phương pháp và việc thực hiện quy trình thẩm định: thẩm định tín dụng là hoạt động thường xuyên, hàng ngày, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, do đó đòi hỏi phải xây dựng quy trình, có phương pháp thẩm định bài bản, tiêu chuẩn hóa, đồng bộ hóa hoạt động thẩm định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng

và hạn chế tối đa rủi ro xẩy ra. Việc xây dựng quy trình, hướng dẫn phương pháp thẩm định một cách chi tiết, tỉ mỉ giúp cho cán bộ có thể nắm bắt được các nội dung cần thẩm định trước khi tiếp cận và thu thập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng. Qua đó, cán bộ tín dụng có thể hệ thống hóa được các nội dung cần thẩm định, không bỏ sót các nội dung thiết yếu, tránh sai sót trong quá trình thẩm định. Ngoài ra, việc xây dựng, áp dụng quy trình thẩm định cũng là cơ sở để đánh giá năng lực, mức độ tuân thủ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng từ đó ngăn chặn các rủi ro đạo đức xảy ra trong quá trình thẩm định tín dụng và có thể quy trách nhiệm đối với các cá nhân có hành vi tiêu cực gây tổn hại đến lợi ích của ngân hàng.

Quy trình, quy chế cấp tín dụng của mỗi ngân hàng có những đặc thù riêng tùy thuộc vào tình hình hoạt động, định hướng phát triển của ngân hàng, tuy nhiên các quy trình, quy chế này đều phải phù hợp và tuân thủ theo các quy định của pháp luật được cơ quan nhà nước ban hành.

Hoạt động thẩm định tín dụng không thể chỉ dựa vào một, hai nhân tố riêng lẻ mà phải bao gồm tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau. Nội dung thẩm định càng đầy đủ, chi tiết càng càng giúp hạn chế rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.

Như vậy, thông qua quy trình thẩm định cấp tín dụng, mức độ tuân thủ quy trình, cũng như dựa trên nội dung thẩm định tín dụng của mỗi ngân hàng cũng phần nào phản ánh được chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng và có thể đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng của một ngân hàng bằng việc:

- Ngân hàng có hay khôn quy trình, hướng dẫn phương pháp thẩm định tín dụng. - Sự phù hợp của quy trình, hướng dẫn trong công tác thẩm định tín dụng với

các văn bản pháp luật có liên quan.

- Nội dung thẩm định có phản ánh được một cách đầy đủ, chính xác phương án đề nghị cấp tín dụng cũng như khả năng thu hồi của ngân hàng.

Nhóm chỉ tiêu liên quan đến cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định: cán bộ tín dụng là người đại diện ngân hàng trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với khách hàng. Cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định cũng là người hướng dẫn, thu thập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng. Do đó chỉ tiêu liên quan đến cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm

định cũng phản ánh chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng của ngân hàng.

Hoạt động tín dụng chiếm phần lớn khối lượng công việc của một ngân hàng, đòi hỏi ngân hàng phải luôn chú trọng quan tâm đúng mức đến vấn đề nhân sự dành cho nó. Nếu số lượng nhân sự phụ trách hoạt động thẩm định cấp tín dụng quá cao sẽ khiến cho ngân hảng phải bỏ ra một khoản chi phí cao cho hoạt động thẩm định tín dụng. Tuy nhiên, số lượng nhân sự thấp sẽ dẫn tới quá tải gây ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định tín dụng như thời gian thẩm định kéo dài, nội dung thẩm định sơ sài. Do đó, đòi hỏi ngân hàng phải có những tính toán, duy trì số lượng cán bộ phù hợp.

Hoạt động thẩm định tín dụng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải đánh giá được nhiều nội dung khác nhau, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn và đưa ra các đề suất giúp cho ngân hàng có thể tối đa hóa lợi ích và hạn chế được rủi ro. Với nhưng đòi hỏi trên, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng là hai yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết. Trình độ, kiến thức giúp cho cán bộ tín dụng có thể thẩm định một cách chặt chẽ các nội dung một cách khoa học. Thẩm định tín dụng không chỉ là việc tính toán, đánh giá mức độ đáp ứng điều kiện cấp tín dụng của khách hàng mà còn là việc đưa ra các đánh giá về uy tín, tính chân thực, chính xác của các hồ sơ do khách hàng cung cấp đòi hỏi sự nhậy bén, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng để đưa ra những nhận định chính xác.

Cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định là đối tượng trực tiếp tham gia hoạt động thẩm định tín dụng và tác động trực tiếp tới chất lượng thẩm định tín dụng. Do đó, tỷ lệ cán bộ phụ trách công tác thẩm định cũng như tỷ lệ cán bộ thẩm định có trình độ là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động thẩm định tín dụng tại chi nhánh.

Chỉ tiêu về nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định tín dụng: mục tiêu của hoạt động thẩm định tín dụng là giúp cho các cấp phê duyệt tín dụng có được cái nhìn đầy đủ, toàn diện về tình hình thực tế, phương án đề xuất cấp tín dụng của khách hàng cũng như các rủi ro hiện hữu và đưa ra, kiến nghị các biện pháp quản lý, phòng ngừa rủi ro, tạo sự an toàn, lành mạnh cho các khoản cấp tín dụng

được phê duyệt. Tại mỗi tổ chức tín dụng khác nhau tùy thuộc vào quy mô, mức độ ứng dụng công nghệ tin học, năng lực của đội ngũ nhân sự, lĩnh vực cấp tín dụng mà quy trình cấp tín dụng, quy trình thẩm định được thiết kế khác nhau nhằm phù hợp với hoạt động của tổ chức đó. Tuy nhiên, cho dù lĩnh vực, quy trình cấp tín dụng, quy trình thẩm định được thiết kế thế nào đi chăng nữa thì nguồn thông tin vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Tín dụng là hoạt động dựa trên niềm tin của ngân hàng đối với khách hàng, thông tin chính là cơ sở để xây dựng niềm tin, để ngân hàng có tin tưởng vào khách hàng của mình.

Chưa nói đến chất lượng, nội dung của thông tin, số lượng, tính chất đầy đủ, tính đa dạng của nguồn thông tin giúp hoạt động thẩm định có một cái nhìn bao quát toàn diện về khách hàng, phương án đề xuất cấp tín dụng. Tính đầy đủ có thể được thể hiện thông qua danh sách hồ sơ cấp tín dụng mà khách hàng bắt buộc phải cung cấp khi đề xuất ngân hàng cấp tín dụng. Số lượng các hồ sơ quá nhiều sẽ gây phiền hà, làm khách hàng không hài lòng, mất khách hàng. Số lượng hồ sơ quá ít, ngân hàng sẽ không thể đánh giá được thực tế, nhu cầu, tính chân thực của phương án và các rủi ro tiềm ẩn. Do đó, việc quy định về số lượng, chủng loại hồ sơ phù hợp là vô cùng cần thiết và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thẩm định tín dụng. Bên cạnh đó, tính đa dạng của nguồn thông tin cũng là một yếu tố quan trọng, tính đa dạng có thể được thể hiện ở các kênh, nguồn tiếp cận thông tin của ngân hàng: từ hồ sơ tín dụng do khách hàng cung cấp, trực tiếp phỏng vấn khách hàng, từ các cơ quan chức năng ban ngành (cơ quan thuế, cổng thông tin điện tử quốc gia, trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước), thông tin trên thị trường..., sự đa dạng về nguồn thông tin giúp ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro do sự bất cân xức về thông tin giữa ngân hàng và khách hàng, từ đó kiểm soát được tính chính xác, mức độ tin cậy của các thông tin do khách hàng cung cấp, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Ngoài ra, thẩm định tín dụng đòi hỏi phải đưa ra các đánh giá, nhận định về tình hình hoạt động của khách hàng, các rủi ro có thể gặp phải trong tương lai, do đó mức độ kịp thời hay tính thời sự của các thông tin cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng.

Để có được thông tin một cách đầy đủ, chính xác đòi hỏi ngân hàng phải có các biện pháp để tạo ra nguồn thông tin cho riêng mình.

Thời gian thẩm định tín dụng: thẩm định tín dụng là khâu quan trọng trong quy trình cấp tín dụng của bất kỳ ngân hàng thương mại nào và cũng chiếm một lượng thời gian lớn nhất trong quy trình cấp tín dụng. Nếu thời gian thẩm định quá ngắn thì ngân hàng không thể đánh giá hết được tình hình thực tế của khách hàng, tính khả thi của phương án cấp tín dụng. Nhưng nếu thời gian thẩm định quá dài cũng chưa hẳn hạn chế được tối đa rủi ro cho ngân hàng mà có thể làm ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với công tác thẩm định tín dụng, làm mất đi cơ hội cấp tín dụng tốt. Do đó, hoạt động thẩm định đòi hỏi phải có một trình tự cụ thể, đảm bảo tiêu chí thời gian qua đó đảm bảo kế hoạch hoạt động của khách hàng đã đề ra.

Chi phí thẩm định: mục tiêu của ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận, do đó để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi ngân hàng phải hạn chế tối đa các chi phí không cần thiết. Chi phí thẩm định cũng là một chỉ tiêu nhằm đánh giá chất lượng của hoạt động thẩm định tín dụng tại ngân hàng. Tuy nhiên, chi phí thấp cao không đồng nghĩa với chất lượng thẩm định tín dụng tốt mà có thể là ngân hàng đang phải bỏ ra một chi phí dư thừa, ngược lại chi phí thấp cũng không hẳn chất lượng thẩm định tín dụng kém. Do đó, ngân hàng phải có quy định cụ thể về các chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình thẩm định tín dụng, đây cũng chính là cơ sở để phản ánh chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng tại ngân hàng.

1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng

Các chỉ tiêu định lượng như tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trực tiếp phản ánh tình hình hoạt động tín dụng, chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động tín dụng tốt hay xấu cũng gián tiếp cho thấy chất lượng của hoạt động thẩm định tín dụng tại ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu: tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu không chỉ phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng mà còn phản ánh chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng đó. Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 do NHNN

ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đã quy định:

+ Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn.

+ Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

+ Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Ngoài ra, cũng theo thông tư này đã quy định về việc phân loại nợ:

+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn. + Nhóm 2: Nợ cần chú ý. + Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn. + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ.

+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.

Một trong các mục tiêu chính của hoạt động thẩm định tín dụng chính là đánh giá mức độ rủi ro, đưa ra các biện pháp quản lý khách hàng, quản lý khoản cấp tín dụng một cách thích hợp nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng, nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng. Vì vậy việc phân tích, đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có nguy cơ mất vốn của ngân hàng cũng phản ánh chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng đó. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng của hoạt động thẩm định thấp và ngược lại.

Tỷ lệ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: cũng theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 các cam kết bảo lãnh, thư tín dụng cũng được phân loại thành 5 nhóm như sau:

+ Nhóm 1: nếu TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết.

+ Nhóm 2 trở lên: nếu TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết.

+ Nhóm 3 trở lên: đối với cam kết ngoại bảng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm c (iv) khoản 1, điều 10 của thông tư này.

Khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng cũng được phân loại: + Nhóm 3: nếu quá hạn dưới 30 ngày.

+ Nhóm 4: nếu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày. + Nhóm 5: nếu quá hạn từ 90 ngày trở lên.

Như vây, trong trường hợp ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bảo lãnh thay cho khách hàng thì dư nợ phát sinh này sẽ được phân loại nhóm 3 ngay khi phát sinh.

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (tăng trưởng dư nợ, tăng trưởng giá trị bảo lãnh,...): chất lượng thẩm định tín dụng tốt sẽ mang lại sự hài lòng cho khách hàng giúp việc tiếp cận, tìm kiếm khách hàng mới, duy trì đối tượng khách hàng cũ của ngân hàng diễn ra một cách dễ dàng hơn.

Chất lượng tín dụng tốt cũng giúp cho ngân hàng giảm thiểu các khoản nợ quá hạn, nợ xấu từ đó có thể tập trung vào các hoạt động giúp tăng trưởng tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0247 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w