Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu 0247 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 36)

Có thể phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định thành hai nhóm: + Nhân tố trực tiếp: là các nhân tố trực tiếp tác động, tham gia vào quá trình thẩm định tín dụng. Ngân hàng cũng có thể kiểm soát và điều chỉnh được các nhân tố này.

+ Nhân tố gián tiếp: hay nói cách khác chính là các nhân tố khách quan tác động lên quá trình thẩm định tín dụng, từ đó chi phối ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động này. Đây là các nhân tố mà ngân hàng không thể kiểm soát.

1.2.3.1. Nhân tố trực tiếp

Quy trình thẩm định: là căn cứ, cơ sở đầu tiên để cán bộ ngân hàng thực hiện công việc thẩm định một cách trình tự, khoa học, đầy đủ và khách quan. Quy trình thẩm định được xây dựng nhằm phù hợp với quy mô, thế mạnh, đặc trưng của ngân hàng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng.

Quy trình thẩm định cũng chính là hướng dẫn, giúp cán bộ ngân hàng đưa ra được các nội dung cần thiết trọng quá trình thẩm định tín dụng: tư cách, tính pháp lý, khả năng tài chính, tính khả thi của phương án cấp tín dụng, tài sản bảo đảm, rủi

ro, các biện pháp hạn chế rủi ro. Tính đầy đủ, chi tiết, đa dạng, thời sự và chính xác của các nội dung đưa ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thẩm định tín dụng.

Quy trình thẩm định không khoa học, rườm rà, phức tạp sẽ khiến ngân hàng mất nhiều thời gian, công sức và các chi phí liên quan trọng hoạt động thẩm định tín dụng gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, làm mất cơ hội sinh lời của ngân hàng và đôi khi khiến ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho những phương án không phù hợp.

Tổ chức điều hành: Tổ chức điều hành sẽ tác động trực tiếp đến quy trình thẩm định của ngân hàng. Mặt khác, tổ chức điều hành cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình áp dụng quy trình thẩm định tín dụng của ngân hàng. Điển hình như việc sắp xếp trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, bộ phận tham gia, trình tự thẩm định, mối quan hệ giữa các cá nhân, bộ phận cần có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, tránh chồng chéo từ đó tạo ra cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thẩm định tín dụng, tạo ra sự minh bạch trong hoạt động thẩm định tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động của các bộ phận, các khâu trọng quá trình thẩm định tín dụng cũng phải linh hoạt giúp cho quá trình thẩm định có thể diễn ra một cách nhanh chóng, tránh rườm rà. Đồng thời, tổ chức điều hành hợp lý sẽ giúp cho các cá nhân phát huy được tối đa năng lực, tạo ra sức mạnh tập thể, từ đó nâng cao chất lượng thẩm định.

Nhân tố con người: con người chính là đối tượng trực tiếp tham gia vào hoạt động thẩm định tín dụng của ngân hàng và đây cũng chính là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng thẩm định của ngân hàng.

Hoạt động thẩm định tín dụng là quá trình sử dụng các công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá theo nhận định chủ quan của người thẩm định cùng với người kiểm soát do đó, kết quả thẩm định chịu nhiều tác động của ý kiến chủ quan của người tham gia quá trình thẩm định.

Mặt khác, để đảm bảo có thể đánh giá đúng, đầy đủ các nội dung trọng yếu trong quá trình thẩm định tín dụng đòi hỏi người tham gia vào quá trình thẩm định phải nắm vững, am hiểu quy trình thẩm định, các kiến thức kinh tế, xã hội, có kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm việc, tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau. Vì hoạt động thẩm định tín dụng không chỉ đơn thuần là hoạt động tính toán, phân

tích, đánh giá các con số, các chỉ tiêu tài chính mà còn đòi hỏi người thẩm định phải đánh giá được uy tín khách hàng, tính chính xác, chân thực của các hồ sơ do khách hàng cung cấp. Như vậy trình độ, kinh nghiệm của người tham gia hoạt động thẩm định tín dụng cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng thẩm định tín dụng.

Rủi ro lớn nhất của hoạt động tín dụng chính là rủi ro đạo đức. Do đó, một trong những yếu tố quan trọng tác động tới chất lượng thẩm định phải nói đến là đạo đức của người tham gia vào hoạt động thẩm định tín dụng.

Những sai lầm dù vô tình hay cố ý trong hoạt động cấp tín dụng đều mang lại những hậu quả nghiêm trọng, đánh giá sai lệch hiệu quả, rủi ro của phương án cấp tín dụng, hay đánh giá sai khả năng tài chính, mức độ tín nhiệm của khách hàng sẽ đều ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng và dẫn tới rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Chính vì vậy yếu tố con người, nguồn nhân lực luôn là một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng thẩm định tín dụng.

Nguồn thông tin: hoạt động thẩm định tín dụng hay nói một cách khác là hoạt động xử lý thông tin và đưa ra các đề xuất tín dụng. Thông tin chính là nguyên liệu trong quá trình thẩm định tín dụng. Do đó, thông tin là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng, số lượng cũng như chất lượng của nguồn thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định tín dụng.

Để có thể tiến hành thẩm định tín dụng và đưa ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng các ngân hàng thương mại đều đòi hỏi khách hàng phải cung cấp được các hồ sơ theo danh mục hồ sơ bắt buộc đối với từng loại hình khách hàng khác nhau. Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng chính là nguồn thông tin cơ bản nhất cho hoạt động thẩm định tín dụng, để làm rõ các vấn đề trong hoạt động của khách hàng cán bộ tín dụng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm hồ sơ liên quan. Để được ngân hàng cấp tín dụng khách hàng thường có xu hướng cung cấp hồ sơ, ước lượng một cách lạc quan về phương án cấp tín dụng. Điều này đòi hỏi ngân hàng sẽ phải tích cực tìm kiếm các nguồn thông tin khác từ các cơ quan ban ngành nhà nước, thông tin thị trường nhằm đưa ra đánh giá một cách chính xác về tính chân thực, hợp lý của các hồ sơ do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, thông tin

không chính xác thì hoạt động phân tích, thẩm định tín dụng hoàn toàn không có ý nghĩa phòng chống rủi ro cho ngân hàng, do đó ngân hàng cũng phải sàng lọc, lựa chọn những thông tin đáng tin cậy làm cơ sở cho hoạt động thẩm định tín dụng.

Bên cạnh đó, môi trường kinh tế - xã hội luôn luôn có sự vận động và biến đổi, sự chính xác trong các nội dung của hoạt động thẩm định cũng chỉ mang tính chất thời điểm. Đòi hỏi ngân hàng luôn luôn phải cập nhập thông tin mới nhất nhằm đưa ra các nhận định một cách chính xác nhất.

1.2.3.2. Nhân tố gián tiếp

Khách hàng: hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động thẩm định tín dụng cũng chính là hoạt động phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Mặc dù không trực tiếp là đối tượng tham gia vào quá trình thẩm định tuy nhiên hồ sơ do khách hàng cung cấp chính là cơ sở quan trọng để ngân hàng thực hiện thẩm định, trình độ am hiểu, lập, thực hiện phương án đề xuất cấp tín dụng của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định cấp tín dụng. Mặt khác, trong trường hợp khách hàng không trung thực trong quá trình cung cấp, giấu diếm thông tin sẽ gây khó khăn, đôi khi dẫn đến những phân tích sai lầm trong quá trình thẩm định tín dụng.

Môi trường kinh tế, văn hóa xã hội: một trong các nội dung của thẩm định tín dụng chính là đánh giá tình hình thực tế của khách hàng hiện tại và đưa ra các nhận định về xu hướng trong tương lai. Tuy nhiên, hoạt động hàng ngày của khách hàng cho dù là cá nhân hay các đối tượng pháp nhân đều chịu sự ảnh hưởng, chi phối của môi trường kinh tế xã hội. Nếu như tình hình kinh tế có sự biến động theo chiều hướng xấu sẽ tác động trực tiếp đến nguồn thu nhập của các cá nhân, cũng như pháp nhân và ngược lại. Mức độ ổn định của môi trường kinh tế xã hội sẽ giúp cho việc thẩm định tín dụng được chính xác và các yếu tố môi trường kinh tế, xã hội sẽ tác động trực tiếp đến khách hàng và gián tiếp ảnh hưởng tới tính chính xác, chất lượng của hoạt động thẩm định tín dụng.

Bên cạnh đó, môi trường văn hóa cũng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chẳng hạn như

mỗi dự án được triển khai, đi vào hoạt động đều phải được xem xét, đánh giá xem có phù hợp với văn hóa, tập quán cũng như các chính sách văn hóa xã hội tại nơi triển khai dự án và yếu tố văn hóa, tập quán cũng quyết định đến sự thành, bại của dự án.

Việc đánh giá đúng, kịp thời xu hướng, biến động của nền kinh tế cũng như các chuyển biến của tình hình văn hóa xã hội cũng là một yếu tốt hết sức quan trọng, tác động trực tiếp tới hoạt động của khách hàng và gián tiếp tới chất lượng thẩm định tín dụng.

Môi trường pháp lý: các chính sách, cơ chế quản lý luôn đóng vai trò điều chỉnh tình hình, xu hướng hoạt động của các chủ thể kinh tế. Nếu cơ chế, chính sách pháp lý đầy đủ, có tính đồng bộ và ổn định sẽ là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, luôn chịu sự chi phối, ràng buộc của các quy định pháp luật.

Công tác thẩm định cũng không là ngoại lệ. Công tác thẩm định luôn chịu sự điều tiết, chi phối của các văn bản pháp luật. Việc quy định chặt chẽ, đầy đủ của các văn bản pháp luật sẽ góp phần tác động tích cực đến chất lượng hoạt động thẩm định, giảm thiểu rủi ro tín dụng bảo đảm lợi ích cho khách hàng, ngân hàng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những kẽ hở, khiểm khuyết trong các văn bản pháp luật của nhà nước sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động tín dụng cũng như chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng. Điển hình như sự chồng chéo của các văn bản pháp luật, sự thay đổi liên tục của các văn bản pháp luật, thiếu các quy định cụ thể sẽ làm cho hoạt đông thẩm định tín dụng gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng.

Môi trường tự nhiên: tương tự như môi trường kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường tự nhiên tác động trực tiếp đến hoạt động của khách hàng, ảnh hưởng đến các đánh giá, dự đoán của hoạt động thẩm định tín dụng. Môi trường tự nhiên sẽ gây khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc đánh giá tốc độ phát triển, tình hình triển khai thực hiện kế hoạch của khách hàng trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, các biến động của thiên nhiên như thiên tai, bão lũ, hạn hán cũng tác động đến hoạt

động sản xuất kinh doanh gây sai lệch giữa kết quả thẩm định và thực tế của khách hàng. Do đó, các yếu tố môi trường tự nhiên cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0247 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w