NHÁNH THĂNG LONG
2.3.1. Ket quả đạt được
Với những đòi hỏi ngày càng khắt khe của chất lượng thẩm định tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như hạn chế, giảm thiêu rủi ro trong hoạt động tín dụng, ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Thăng Long đã không ngừng cải tiến, hoàn thiện quy trình, quy định, đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng tại Chi nhánh.
2.3.1.1. Hoàn thiện, tổ chức thực hiện quy trình, quy định trong công tác thẩm định tín dụng
Tổ chức công tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh được thực hiện chặt chẽ. Áp dụng, thực hiện các quy trình cấp tín dụng của ngân hàng được chi nhánh hết sức chú trọng. Cơ chế giám sát việc tuân thủ quy trình của CVKH là lực lượng trực
tiếp thẩm định tín dụng đã giúp phòng ngừa, giảm các dấu hiệu tiêu cực và nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng. LienVietPostBank nói chung cũng đã từng bước xây dựng cơ chế trung tâm hỗ trợ tín dụng trực thuộc quản lý, điều hành của Hội sở nhưng làm việc trực tiếp tại Chi nhánh nhằm quản lý, giám sát quá trình thẩm định, cấp tín dụng tại chi nhánh, đồng thời trực tiếp kiểm soát hoạt động thẩm định tín dụng đối với khách hàng. Từng bước nâng cao tính minh bạch, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Chi nhánh.
2.3.1.2. Cải thiện chất lượng đội ngũ nhân sự phụ trách công tác thẩm định
Trình độ và kinh nghiệm của CVKH thực hiện công tác thẩm định tại Chi nhánh được nâng cao. Chi nhánh thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng của ngân hàng, đồng thời tổ chức các buổi hướng dẫn, trao đổi nội bộ tại Chi nhánh giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ CVKH trong công tác thẩm định tín dụng.
Ngoài ra, Chi nhánh cũng kết hợp với khối nhân sự tại Hội sở, thông qua các bài kiểm tra, đánh giá định kỳ để sàng lọc và bổ sung CVKH đảm bảo đủ về số lượng, có chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
2.3.1.3. Nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin
Khả năng thu thập thông tin về khách hàng được cải thiện. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, CNTT, bên cạnh các kênh thông tin truyền thống như thông qua các mối quan hệ của đội ngũ thẩm định thì việc thu thập thông tin khách hàng từ internet trở nên phổ biến, thuận lợi và thường xuyên được áp dụng. Bên cạnh nguồn thông tin chính thống của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) và các website của các cơ quan ban ngành, chi nhánh còn có thể tìm kiếm thông tin của khách hàng thông qua các trang mạng xã hội với nguồn thông tin dồi dào, là cơ sở để đánh giá các mối quan hệ, uy tín, nhân thân của khách hàng từ đó giúp LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long có thể đưa ra các quyết định đúng đắn hạn chế rủi ro.
công tác lưu trữ thông tin khách hàng dưới dạng số hóa, kiểm soát tính chính xác, thống nhất của hệ thống dữ liệu số hóa và hồ sơ giấy, giúp hoạt động truy suất, khai thác thông tin về khách hàng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
2.3.1.4. Tổ chức công tác thẩm định được thực hiện tương đối chặt chẽ
LienVietPostBank thực hiện công tác phê duyệt tập trung và phân cấp phê duyệt tín dụng với nhiều hạn mức khác nhau theo năng lực đã được kiểm chứng qua thực tiễn và theo từng cấp chức danh chuyên môn. Đối với những khoản tín dụng trong mức phán quyết của Chi nhánh lại được chi thành 2 cấp phán quyết khác nhau là Giám đốc Chi nhánh và Ban tín dụng tại Chi nhánh theo tổng giá trị khoản cấp tín dụng và theo sản phẩm cụ thể.
Thành viên của Ban tín dụng sẽ bao gồm: Giám đốc Chi nhánh, Phó giám đốc trung tâm hỗ trợ kinh doanh trực thuộc quản lý của Hội sở tại Chi nhánh, Trưởng phòng GSHĐ của Chi nhánh, chuyên viên giám sát giải ngân trực thuộc quản lý của Hội sở tại Chi nhánh. Ngoài phân cấp phán quyết tập trung tại Hội sở, việc phân cấp phán quyết ngay tại Chi nhánh theo 2 cấp phán quyết khác nhau là Ban tín dụng và Giám đốc Chi nhánh như vậy sẽ giúp kiểm soát tính minh bạch của hoạt động thẩm định tín dụng qua đó nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh, đồng thời rút ngắn được thời gian xử lý hồ sơ và cấp tín dụng cho khách hàng.
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Thăng Long cũng thường xuyên kiểm tra, rà soát việc thu thập, hoàn thiện hồ sơ thẩm định tín dụng cả trước và sau phê duyệt giúp kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình trong công tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh.
2.3.2. Hạn chế trong hoạt động thẩm định tín dụng
Có nhiều hạn chế và các nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau tác động tới chất lượng của hoạt động thẩm định tín dụng của hệ thống ngân hàng TMCP tại nước ta. Tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Thăng Long cũng không phải là ngoại lệ, ngoài các lý do khách quan xuất phát từ tình hình kinh tế, xã hội, tình hình pháp luật, chính trị biến động ngoài khả năng kiểm soát, dự báo của cán bộ thẩm định, các lý do chủ quan xuất phát ngay tại
LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long cũng như khách hàng cũng góp phần đáng kể tác động tiêu cực khiến cho hoạt động thẩm định tín dụng tại chi nhánh không đạt được những kết quả như mong muốn.
2.3.2.1. Hạn chế trong quy trình, quy định, nội dung thẩm định
Hoạt động thẩm định tín dụng tại Chi nhánh hiện nay chưa được chuyên môn hóa. Hoạt động thẩm định tín dụng tại Chi nhánh do CVKH trực tiếp thực hiện dẫn tới việc thẩm định, đánh giá khách hàng thiếu tính khách quan, do đội ngũ CVKH phải chịu các áp lực về chỉ tiêu kinh doanh, đồng thời là đối tượng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Bên cạnh đó, hoạt động thẩm định tại Chi nhánh cũng chưa được chuyên môn hóa, định hướng cụ thể theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, đòi hỏi cán bộ thực hiện công tác thẩm định phải có sự am hiểu trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau dẫn đến việc đội ngũ này thường xuyên gặp phải khó khăn khi phải thực hiện thẩm định một lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mang tính chất đặc thù.
Bên cạnh đó, hệ thống sản phẩm tín dụng còn sơ sài, khiến cho hoạt động thẩm định tín dụng dựa nhiều vào năng lực, kinh nghiệm của CVKH, cán bộ quản lý trực thực hiện và tham gia vào công tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh.
Nội dung thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng mới chỉ chú trọng trong công tác thẩm định, đánh giá tình hình, phương án kinh doanh của khách hàng tại thời điểm thẩm định mà thiếu hụt các đánh giá về những tác động của các yếu tố khách quan như tình hình kinh tế xã hội, các yếu tố tác động từ bên ngoài. Bên cạnh đó, là sự thiếu hụt các dự báo, đánh giá về tình hình, diễn biến của thị trường trong tương lai khiến cho công tác thẩm định tín dụng chưa đánh giá và đưa ra được đầy đủ các rủi ro từ việc cấp tín dụng cũng như các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Ngoài ra hồ sơ pháp lý cũng là một trong những hồ sơ hết sức quan trọng trong quá trình thẩm định tín dụng. Tuy nhiên, việc thẩm định hồ sơ pháp lý tại LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long chỉ được thực hiện hết sức sơ sài chưa được chú trọng dẫn tới những phát sinh, vướng mắc nẩy sinh trong quá trình phê
duyệt hồ sơ khung khiến cho hoạt động cấp tín dụng bị kéo dài thời gian, ảnh hưởng tới chất lượng của công tác thẩm định tín dụng.
2.3.2.2. Hạn chế về nguồn nhân lực thực hiện công tác thẩm định
Hoạt động thẩm định tín dụng tại Chi nhánh chưa được chuyên môn hóa. CVKH gần như trực tiếp thực hiện mọi khâu trong công tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh. Bên cạnh ưu thế là đơn giản, nhanh chóng và dễ quy trách nhiệm, cơ chế không phân tách bộ phận tín dụng tại Chi nhánh này cũng bộc lộ các nhược điểm lớn ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng như:
+ Dễ phát sinh tiêu cực do CVKH phải chịu các áp lực về chỉ tiêu kinh doanh, tìm kiếm khách hàng. Đồng thời là đối tượng trực tiếp tiếp xúc và thẩm định tín dụng đối với khách hàng dễ nẩy sinh tiêu cực.
+ Việc duy trì cơ chế trên cũng tạo ra một khối lượng công việc quá lớn và áp lực cho CVKH khiến cho công tác thẩm định tại chi nhánh diễn ra sơ sài, hời hợt, chủ quan vì không có nhiều thời gian, đặc biết trong trường hợp CVKH phải quản lý, theo dõi một số lượng khách hàng lớn bao gồm cả những khách hàng đã phát sinh nợ xấu.
Hiện tại, mặc dù toàn bộ CVKH tại LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long đều đã được đào tạo từ các trường đại học chuyên ngành ở cả trong và ngoài nước.Tuy nhiên, khả năng vận dụng kiến thức cũng như kinh nghiệm thẩm định tín dụng còn hạn chế, đặc biệt các CVKH trẻ. Tỷ lệ CVKH có kinh nghiệm làm việc dưới 1 năm cao do đó lực lượng này cũng bộc lộ những điểm yếu, những hạn chế lớn như: thiếu sự nhậy bén, tinh tế, thiếu kinh nghiệm, khả năng ứng phó với các tình huống phát sinh trong quá trình thẩm định tín dụng. Cùng với việc thiếu kinh nghiệm khiến cho lực lượng này dễ bị rơi vào các cám dỗ do đó sẽ dẫn tới rủi ro cao trong hoạt động thẩm định tín dụng tại chi nhánh. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm khiến cho cơ chế trung tâm hỗ trợ kinh doanh giúp chuyên môn hóa, kiểm soát chất lượng thẩm định tín dụng tại Chi nhánh đã được triển khai nhưng bị thiếu hụt về nhân sự khiến cho mô hình này chưa thực sự phát huy được hiệu quả.
Ngoài ra, cũng có một số CVKH đã có thâm niên nhưng lại bằng lòng với những kiến thực, kinh nghiệm trong quá trình công tác, làm việc mà không học hỏi nghiên cứu, cập nhập các thông tin kinh tế, thị trường cũng như các kiến thức mới. Vì vậy, quá trình thẩm định tín dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của đối tượng này mà thiếu đi sự đánh giá về tính hợp lý của thông tin, số liệu nêu ra trong phương án so với tình hình kinh tế chung mà đơn giản là lắp ráp các số liệu do khách hàng cung cấp, sử dụng các công thức, chương trình tính toán khiến cho hoạt động thẩm định không đạt được chất lượng cao mà mang nặng tính hình thức, dẫn tới các rủi ro khi thị trường kinh tế, xã hội có sự biến động.
2.3.2.3. Hạn chế về nguồn thông tin
Như đã phân tích ở trên, việc thiếu kinh nghiệm, tính thụ động của một số cán bộ CVKH tại Chi nhánh khiến công tác thu thập thông tin phục vụ hoạt động thẩm định đôi khi mang nặng tính hình thức mà không đem lại hiệu quả. Do thiếu kinh nghiệm, thụ động trong tìm kiếm thông tin khiến cho một số CVKH ngại thẩm định tín dụng đối với những trường hợp khách hàng có tính chất đặc thù, ít phát sinh tại chi nhánh.
Mặc dù, LienVietPostBank đã áp dụng hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng, tuy nhiên các chỉ tiêu xếp hạng còn mang nặng tính hình thức, dự báo khiến cho hoạt động chấm điểm xếp hạng tín dụng diễn ra thiếu tính chính xác, không đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn phát sinh từ khách hàng.
Cùng với đó, sự yếu kém, thiếu công khai, minh bạch của các cơ quan ban ngành cũng khiến cho nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định tín dụng bị hạn chế. Điển hình như Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), mặc dù so các năm trước, hiện nay CIC đã tổng hợp và cung cấp được nhiều thông tin hơn bao gồm: thông tin tình hình dư nợ, lịch sử vay vốn của khách hàng tại các TCTD, thông tin về TSBĐ nhưng vẫn còn hạn chế về số liệu chưa được cập nhập một cách nhanh chóng, kịp thời và đôi khi thiếu chính xác do hoạt động của CIC phụ thuộc nhiều vào số liệu, báo cáo mà các TCTD cung cấp nhưng vẫn thiếu các quy định chặt chẽ, chế tài xử phạt đủ tính răn đe để buộc các TCTD phải tuân thủ nghiêm túc
việc cung cấp số liệu, báo cáo cho CIC. Có những trường hợp khách hàng đã quá hạn nhiều tháng nhưng các TCTD không thực hiện báo cáo cho CIC. Mặt khác, hiện nay thông tin do CIC cung cấp vẫn còn nhiều hạn chế về chủng loại, đặc biệt là các thông tin liên quan đến những chỉ tiêu phi tài chính về thành tựu, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động bảo lãnh, thư tín dụng... Do đó, nguồn thông tin từ CIC cũng còn nhiều điểm hạn chế, chưa thể hiện đầy đủ và đáp ứng nhu cầu về thông tin của hoạt động thẩm định tín dụng. Với việc thu thập thông tin từ CIC, Chi nhánh phải trả cho CIC trung bình 60 nghìn đồng/ bản tin. Mặt khác, trong quá trình thẩm định CVKH sẽ phải tìm hiểu nhiều thông tin liên quan như tình hình dư nợ, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, thông tin về TSBĐ, thông tin về dư nợ của các đối tượng liên quan, điều này khiến cho chi nhánh phải bỏ ra một khoản tiền đáng kể cho hoạt động thẩm định tín dụng.
Đối với nguồn thông tin từ các bộ, ban ngành, các website của cơ quan nhà nước cũng có nhiều điểm hạn chế, thiếu các số liệu thống kê cũng như thiếu tính công khai, minh bạch cũng gây khó khăng trong quá trình thu thập thông tin để phục vụ cho hoạt động thẩm định tín dụng của CVKH tại Chi nhánh.
Bên cạnh đó, ngay tại LienVietPostBank nói chung, cũng như chi nhánh Thăng Long nói riêng, còn thiếu các báo cáo, tổng hợp, thống kê và phân tích về các ngành, nghề kinh tế, thiếu các số liệu trung bình ngành, quy mô định hướng phát triển của mỗi lĩnh vực kinh doanh. Đồng thời, các số liệu này rất khó để tìm thấy tại website của các cơ quan, ban ngành nhà nước, khiến cho hoạt động thẩm định tại chi nhánh gặp khó khăn trong việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng so với các đơn vị cùng ngành, thiếu cơ sở đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh dẫn tới các rủi ro trong việc đánh giá sai tình hình tài chính của khách hàng, nhận định sai về kết quả của phương án kinh doanh.
2.3.2.4. Hạn chế trong thời gian thực hiện công tác thẩm định tín dụng
Thời gian thực hiện công tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh đã được quy định cụ thể tại điều 10 quy trình nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh trong nước đối với
khách hàng số 4178A/2017/QT-LienVietPostBank ngày 10/04/2017. Tuy nhiên, thời gian thực hiện công tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh trong thực tế đôi khi vẫn còn dài hơn so với quy định này, một phần từ các yếu tố khách quan như:
+ Khách hàng chưa chú trọng trong công tác lưu trữ hồ sơ dẫn tới việc cung cấp hồ sơ tín dụng kéo dài, phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần.
+ Sự thiếu hụt về nhân sự khiến cho một CVKH phải phụ trách quá nhiều khách hàng, phải giải quyết nhiều công việc khiến cho thời gian thẩm định tín dụng bị