Việt - chi nhánh Thăng Long
2.2.2.1. Nhóm tiêu chí liên quan đến việc xây dựng quy trình, phương pháp và việc thực hiện nội dung quy trình
Ke từ khi được thành lập, dựa vào Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng do NHNN ban hành và học hỏi thông qua các ngân hàng đi trước, LienVietPostBank đã xây dựng, ban hành các Quy trình, Quy chế liên quan đến hoạt động tín dụng nhằm hướng dẫn cho toàn bộ hệ thống thực hiện hoạt động tín dụng một cách bài bản, thống nhất, trong đó nổi bật là Quy trình nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh trong nước đối với khách hàng, văn bản này cũng đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với tốc độ phát triển của ngân hàng, tình hình kinh tế xã hội và các văn bản pháp luật liên quan. Quy trình mới nhất số 4178A/2017/QT- LienVietPostBank, ban hành ngày 10/04/2017, kèm theo đó là các văn bản hướng dẫn liên quan và hệ thống mẫu biểu trước phê duyệt và sau phê duyệt cấp tín dụng, thống nhất trên toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Ngay khi các văn bản, quy trình, nghiệp vụ được ban hành, LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long đã thực hiện phổ biến tới toàn bộ nhân viên của chi nhánh. Đồng thời, tổ chức đào tạo nội bộ cho 100% cán bộ Phòng Khách hàng, đây là lực lượng trực tiếp tham gia vào hoạt động tín dụng, thẩm định tín dụng tại Chi nhánh.
Nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật, các quy trình, quy chế, chính sách và định hướng của LienVietPostBank nói chung và LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long nói riêng được tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ và đưa ra những cảnh báo sớm về việc áp dụng, tuân thủ quy trình nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo các khoản cấp tín dụng được sử dụng đúng mục đích, phát hiện kịp thời những tồn tại, vi phạm có khả năng ảnh hưởng tới việc thu hồi nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó, kiểm soát và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý, Phòng Giám sát hoạt động tại chi nhánh Thăng Long có nhiệm vụ:
+ Theo dõi tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ của toàn bộ hồ sơ tín dụng tại Chi nhánh.
Trình độ sau ĐH 675 9,34 16,6 7
+ Kiểm tra tính tuân thủ các quy định, điều kiện cấp tín dụng đối với từng khách hàng trước, và sau cấp tín dụng.
+ Phối hợp cùng CVKH kiểm tra sau cấp tín dụng, định kỳ kiểm tra thực tế khách hàng (nếu cần).
+ Lập báo cáo kết quả giám sát tín dụng tại Chi nhánh, chỉ ra những cán bộ không tuân thủ quy trình, những khách hàng không tuân thủ điều kiện cấp tín dụng và những rủi ro kèm theo, yêu cầu chấn chỉnh, sửa chữa và bổ sung.
Bộ phận hỗ trợ kinh doanh trực thuộc phòng khách hàng tại Chi nhánh có trách nhiệm:
+ Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, hợp pháp của TSBĐ và các hồ sơ liên quan tới TSBĐ.
+ Định kỳ theo dõi, kiểm tra những vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm theo đúng quy định của ngân hàng, chỉ ra những thiếu sót của những cá nhân liên quan, yêu cầu chấn chỉnh, sửa chữa, bổ sung các vấn đề liên quan đến TSBĐ như: biên bản kiểm tra, biên bản định giá định kỳ và các hồ sơ bảo hiểm (nếu có).
Ngoài ra, Chi nhánh còn xây dựng chỉ tiêu chấm điểm hoạt động nhằm đánh giá mức độ tuân thủ, thực hiện Quy trình của toàn bộ cán bộ nhân viên đặc biệt là đội ngũ CVKH là cơ sở để đánh giá kết quả thi đua.
2.2.2.2. Nhóm tiêu chí liên quan đến cán bộ phụ trách thẩm định
Tại LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long, CVKH thực hiện hầu hết các khâu trong quy trình cấp tín dụng nên ngoài việc tìm kiếm, thu thập hồ sơ của khách hàng, CVKH còn trực tiếp quản lý khách hàng và thực hiện công tác giám sát, kiểm tra sau khi cấp tín dụng, thu hồi nợ'... Hơn thế nữa, CVKH cũng là những người trực tiếp thực hiện công tác thẩm định khách hàng, trình phê duyệt cấp tín dụng tại Chi nhánh. Bộ phận hỗ trợ chỉ có chức năng nhiệm vụ soạn thảo hợp đồng thế chấp, hợp đồng cấp tín dụng, kiểm tra tính đầy đủ thống nhất của hồ sơ tín dụng. Chi nhánh cũng đã triển khai cơ chế trung tâm hỗ trợ kinh doanh tại chi nhánh là đơn vị trực tiếp kiểm soát hoạt động thẩm định, cấp tín dụng tại chi nhánh tuy nhiên do thiếu hụt về nhân sự khiến cho mô hình này chưa thực sự hiệu quả. Hoạt động thẩm
định tín dụng tại Chi nhánh hiện vẫn đang được CVKH trực tiếp thực hiện.
Do đó, có thể thấy CVKH đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng tại LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long, đây vừa là lực lượng trực tiếp mang lại doanh thu và cũng là lực lượng phòng ngừa rủi ro phát sinh từ hoạt động tín dụng cho Chi nhánh.
Hiện nay, tỷ lệ CVKH tại Chi nhánh là khoảng 40% so với tổng số cán bộ nhân viên đang công tác tại chi nhánh, con số này là khá hợp lý. Ve kinh nghiệm, hầu hết các CVKH tại chi nhánh Thăng Long tại thời điểm khảo sát đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng tại LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long hoặc tại các TCTD khác tối thiểu 6 tháng.
Bảng 2.5. Các tỷ lệ liên quan đến nhân sự tại LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long
CVKH có trình độ đại học và sau đại học tăng lên rõ rệt, đặc biệt trong năm 2016, 100% CKVH có trình độ đại học trở lên.
2.2.2.3. Nhóm tiêu chí về nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định
Về cơ bản, nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định tại LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long chủ yếu được khai thác từ việc trực tiếp phỏng vấn, các hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia - CIC. Ngoài ra, để bổ sung cũng như đánh giá chất lượng, độ tin
cậy của các thông tin do khách hàng cung cấp, CVKH còn có thể thu thập thông tin liên quan từ cơ quan thuế, cơ quan hải quan, cổng thông tin điện tử Quốc gia, thông tin thị trường, thông tin tại các website, đi thực tế...
Chi tiết danh mục hồ sơ đề nghị cấp tín dụng và các hồ sơ liên quan đối với từng đối tượng, loại hình khách hàng và mục đích cấp tín dụng khác nhau, đã được LienVietPostBank quy định rõ ràng tại Quy trình cấp tín dụng và tại từng loại sản phẩm tín dụng. Đồng thời, ngay khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ của khách hàng, trước khi tiến hành thẩm định tín dụng, CVKH phải đánh giá mức độ chính xác, tin cậy, đầy đủ của thông tin trong các hồ sơ do khách hàng cung cấp.
Chi nhánh đã và đang áp dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng với những cảnh báo rủi ro sớm giúp LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long có thể đưa ra các quyết định phù hợp.
Trong trường hợp khách hàng đã từng phát sinh quan hệ tín dụng tại LienVietPostBank thì thông tin về quá trình quan hệ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng sẽ được lưu trữ tại hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng. Đây là nơi tập hợp toàn bộ các thông tin liên quan đến quá trình cấp tín dụng đối với khách hàng được thu thập, xử lý, tổng hợp và khai thác, cung cấp trên phạm vi toàn bộ hệ thống LienVietPostBank với mục đích giúp ngân hàng có thể khai thác tối đa nhu cầu của khách hàng và bảo đảm an toàn cho hoạt động cấp tín dụng của LienVietPostBank, phòng ngừa và hạn chế các rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng chưa thể truy xuất dữ liệu của nhau. Hiện nay, hệ thống thông tin tín dụng tại LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long có hai thành phần chính là: hệ thống báo cáo tín dụng và hệ thống thông tin khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh Thăng Long.
+ Hệ thống báo cáo thông tin tín dụng: thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan thống kê và yêu cầu quản trị của LienVietPostBank nhằm quản trị thông tin tín dụng chi tiết tới từng khách hàng, lịch sử giao dịch và quan hệ với LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long, cung cấp các báo cáo quản trị trín dụng tại LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long như thông tin diễn biến huy động,
dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu, tài sản bảo đảm, lãi suất, bảo lãnh... Một mặt, nhằm giúp Chi nhánh có thể thực hiện quản lý khách hàng. Mặt khác, giúp thống kê, đưa ra các cảnh báo, bảo đảm duy trì các tỷ lệ, chính sách, định hướng tín dụng và làm tư liệu cho việc đánh giá tư cách uy tín của khách hàng trong quá trình quan hệ tín dụng với LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long và cung cấp số liệu cho những lần thẩm định tín dụng đối với khách hàng sau này.
+ Hệ thống thông tin khách hàng có quan hệ tín dụng, hay nói cách khác đây chính là hệ thống lưu trữ hồ sơ tín dụng của toàn bộ khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng tại LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long dưới hình thức số hóa song song cùng với hệ thống lưu trữ hồ sơ, văn bản của chi nhánh. Hệ thống thông tin này chủ yếu được CVKH nhập vào hệ thống trước và sau mỗi lần cấp tín dụng cho khách hàng. Hệ thống này giúp cung cấp toàn bộ thông tin về khách hàng, và các khoản tín dụng LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long đã cấp cho khách hàng một cách nhanh chóng, làm cơ sở để đánh giá lịch sử quan hệ tín dụng, tư cách, uy tín của khách hàng. Đồng thời giúp đánh giá tính thống nhất của các hồ sơ khách hàng đã cung cấp trước đây và hiện tại.
Bên cạnh đó, đối với các khoản cấp tín dụng cho khách hàng có phát sinh giao dịch quốc tế, LienVietPostBank nói chung đã xây dựng hệ thống quét lọc, phòng chống rửa tiền cùng với danh sách đen của Ngân hàng Nhà nước giúp đưa ra các cảnh báo sớm nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro cho hoạt động giao dịch quốc tế tại Chi nhánh và hoạt động cấp tín dụng cho những đối tượng khách hàng này.
Đồng thời, ngân hàng có hệ thống lưu trữ các văn bản nội bộ giúp CVKH có thể
tra cứu nhanh các Quy trình, Quy chế cần thiết trong quá trình thẩm định tín dụng.
2.2.2.4. Thời gian thẩm định tín dụng
Mặc dù chỉ đóng một vai trò rất nhỏ, tuy nhiên nếu không coi trọng tiêu chí thời gian thẩm định tín dụng thì chưa thể đánh giá một cách toàn diện về chất lượng của hoạt động thẩm định tín dụng tại LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long.
Thời gian thẩm định cấp tín dụng tại các chi nhánh của LienVietPostBankđã được quy định tại Điều 10 Quy trình nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh trong nước đối với khách hàng số 4178A/2017/QT-LienVietPostBank ngày 10/04/2017.
Thăng Long đối với các khoản cấp tín dụng ngắn hạn không quá 3 ngày làm việc và đối với khoản cấp tín dụng trung, dài hạn là không quá 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, Chi nhánh sẽ phải quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng và thông báo cho khách hàng trong trường hợp thuộc mức phân cấp phán quyết của Chi nhánh hoặc trình lên cấp có thẩm quyền nếu vượt mức phân cấp phán quyết.
Nếu so sánh quy định về thời gian thẩm định tín dụng giữa LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long và các TCTD khác thì chênh lệch về thời gian thẩm định tín dụng là không lớn. Như vậy, quy định về thời gian như trên vừa đảm bảo tính nhanh chóng và chặt chẽ khi thẩm định khoản cấp tín dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian thẩm định một khoản cấp tín dụng có thể ngắn hơn so với quy định nhưng cũng có những khoản cấp tín dụng có thời gian thẩm định bị kéo dài hơn bởi vì thời gian thẩm định tín dụng được tính từ ngày CVKH nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng hợp lệ và các thông tin cần thiết của khách hàng cho đến lúc đưa ra đề xuất cấp tín dụng. Nhưng không phải khách hàng nào cũng có sự chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và các thông tin cần thiết ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân khiến thời gian thẩm định tín
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ
Nhóm 1 3.645,9 5 %94,48 46.347,3 96,96% 2 6.743,9 % 95,08 Nhóm 2 108,2 6 2,81% 32,9 9 0,50% 80,37 1,13 % Nhóm 3 2,2 5 0,06% 2,5 9 0,04% 47,28 0,67 % Nhóm 4 01 6^ 0,00% 2 2,5 0,04% 556^ % 0,08 Nhóm 5 102,2 8 2,65% 160,6 0 2,45% 215,3 9 3,04 %
dụng kéo dài xuất phát từ nội bộ chi nhánh như CVKH hướng dẫn chung chung khiến khách hàng chưa hiểu đúng, chuẩn bị hồ sơ không đầy đủ.
2.2.2.5. Chiphí thẩm định tín dụng
Hoạt động thẩm định tín dụng tại LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long hiện tại được thực hiện bởi CVKH mà chưa được chuyên môn hóa, mặc dù có nhiều nhược điểm nhưng ưu điểm của nó chính là sự tinh giản về bộ máy nhân sự, tiết kiệm chi phí nhân công.
Ngoài ra, LienVietPostBank là một trong những ngân hàng TMCP có mạng lưới lớn nhất hiện nay, với quy định các chi nhánh không cấp tín dụng đối với các khách hàng ngoài địa bàn tỉnh, thành phố giúp cho các CVKH tại các chi nhánh trực thuộc LienVietPostBank cũng như CKVH tại chi nhánh Thăng Long tập trung nắm vững, khai thác tối đa khách hàng trên địa bàn, giúp tiết kiệm chi phí khi thực hiện công tác thẩm định thực tế khách hàng.
2.2.2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu
Hoạt động thẩm định tín dụng được hiệu quả không chỉ giúp cho LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long kiểm soát được rủi ro tín dụng ở mức thấp so với bình quân của ngân hàng LienVietPostBank cũng như hệ thống ngân hàng TMCP tại nước ta, mà còn giúp chi nhánh kiểm soát việc mở rộng danh mục các khoản cấp tín dụng và tăng trưởng tín dụng.
Cụ thể, tổng dư nợ tại ngày 31/12/2016 là 7.092,52 tỷ đồng tăng 8,35% so với chỉ tiêu này trong năm 2015. Cuối năm 2015 dư nợ của chi nhánh đạt 6.546,04 tỷ đồng tăng 69,63% so với cùng kỳ năm 2014, đây là một con số tương đối ấn tượng. Các số liệu chi tiết về nhóm nợ, nợ quá hạn và nợ xấu của LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long qua các năm 2014, 2015 và 2016 sẽ giúp đưa ra những đánh giá, nhận định về chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh Thăng Long.
Bảng 2.7. Tỷ lệ nợ theo nhóm nợ
Nhóm 1 317,1 9 6 3.328,7 686,86 5.660,48 966,78 5.777,14 Nhóm 2 61 7 9 102,0 9 21,4 11,50 56,95 23,42 Nhóm 3 2,2 5 0 2,5 9 Ô" 2,1 6 45,12 Nhóm 4 0J 6^ 0 6 2,0 0,46 1 4,3 1,25^ Nhóm 5 26,89 75,3 9 27,3 8 133,2 2 30,03 185,3 6 Tổng 352,6 6 3506,2 4 740,3 8 5805,66 1060,23 6032,2 9 Dư nợ quá hạn 35,47 177,4 8 2 53,5 8 145,1 93,45 5 255,1 Tỷ lệ nợ quá hạn 10,06 % 5,06 % 7,23% 2,50 % 8,81% 4,23 % Dư nợ xấu 29, 3 9 75,3 3 32,0 8 133,6 T 231,7 3 Tỷ lệ nợ xấu 8,31 % % 2,15 4,33% %2,30 3,44% % 3,84
Nguồn: Báo cáo chi tiết dư nợ của LPB Thăng Long các năm 2014, 2015, 2016
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long chiếm một tỷ lệ nhỏ, không đáng kể trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Tỷ lệ này giảm mạnh trong năm 2015 so với năm trước đó, tuy nhiên có xu hướng tăng trở lại trong năm 2016, tăng 75,44% đạt hơn 348,60 tỷ đồng so với con số