Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng Tín dụng chovay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú thọ II,Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27)

1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính

Việc đánh giá chất lượng Tín dụng hoạt động cho vay tiêu dùng của một ngân hàng cần được xem xét, đánh giá qua các chỉ tiêu định tính:

Sự tuân thủ, chấp hành nghiêm các chính sách, pháp luật của Nhà nước và của chính ngân hàng: Để đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả thì hoạt động cho vay của ngân hàng phải tuân thủ các quy định về nguyên tắc cho vay, quy trình cho vay và chính sách cho vay của ngân hàng.

Thời gian khách hàng phải chờ trước khi nhận quyết định cho vay của khách hàng: Nếu ngân hàng giải quyết nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho khách hàng, cũng như sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng thì chất lượng cho vay đạt hiệu quả cũng như thu hút được khách hàng đến với ngân hàng.

Chỉ tiêu về điều hành và quy chuẩn của quy trình cho vay: Trong điều hành

hoạt động cho vay phải đảm bảo sự phân công rõ ràng về trách nhiệm và quyền

hạn, có quy trình kiểm tra giám sát hiệu quả, có đầy đủ con người và tổ chức hợp

lý. Có cảnh báo rủi ro cho vay, độc lập đánh giá rủi ro cho vay. [16, tr.24] 1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng

- Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng Tín dụng càng cao bởi vì đằng sau những khoản Tín dụng đó còn những rủi ro Tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu.

Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô Tín dụng của ngân hàng, sự uy tín của Ngân hàng đối với doanh nghiệp. Tổng dư nợ của ngân hàng khi so sánh với thị phần Tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của ngân hàng là cao hay thấp.

Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ. Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được gân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng. Kết cấu dư nợ khi so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất. [17, tr.30]

- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng tuyệt đối:

Giá trị tăng trưởng tuyệt đối = Tổng dư nợ Tín dụng tiêu dùng năm (t) - Tổng dư nợ Tín dụng tiêu dùng năm (t-1).

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm t tăng, giảm so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Nếu chỉ số này mang dấu dương (+) tức là tổng dư nợ CVTD tăng mang lại dấu hiệu tốt cho hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM. Ngược lại, nếu chỉ số mang dấu âm (-) thì việc mở rộng CVTD của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, hoạt động cho vay tiêu dung của ngân hàng đang có xu hướng thu hẹp lại.

- Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng tương đối:

Giá trị tăng trưởng tương đối = (Giá trị tăng trưởng tuyệt đối x 100%)/Tổng dư nợ Tín dụng tiêu dùng năm (t-1)

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng (giảm) dư nợ cho vay tiêu dùng so với năm (t-1). Nếu giá trị này mang giá trị dương (+) cho thấy tốc độ tăng dư nợ cho vay tiêu dùng tốt và nó làm cho khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng đi theo chiều hướng tốt hơn và ngược lại.

Tỷ trọng = Tổng dư nợ Tín dụng tiêu dùng x 100% / Tổng dư nợ của hoạt động Tín dụng

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Qua đó có thể biết được xu hướng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng đó.

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ Tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệ nợ quá hạn = (Nợ quá hạn / Tổng dư nợ ) x 100 %

Xét về mặt bản chất, Tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng Tín dụng. Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng Tín dụng càng thấp.

- Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = (Số lượng khách hàng có nợ quá hạn / Tổng khách hàng vay vốn Ngân hàng) x 100%.

Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn Tín dụng và chất lượng Tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Vòng quay vốn Tín dụng = Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn Tín dụng. Vòng quay vốn Tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Với một số vốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn Tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác. Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn Tín dụng càng tốt, chất lượng Tín dụng càng cao.

- Thu nhập từ hoạt động Tín dụng

Không thể nói một khoản Tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại một khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động Tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do Tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốn cho vay.

Thu nhập từ hoạt động Tín dụng = Lãi từ hoạt động Tín dụng/Tổng thu nhập

Ta thấy rằng nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động Tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa. Chất lượng Tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. [17, tr.37]

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó, các

ngân hàng thương mại có thể biết được khả năng mở rộng Tín dụng của mình. Từ đó, có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể. Chỉ tiêu này có thể được biểu thị bằng công thức:

Hiệu suất sử dụng vốn = Tong dư nợ/ Tong vốn huy động 1.2.3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng Tín dụng cho vay tiêu dùng

1.2.3.1. Đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng

- Tín dụng là một trong những hoạt động truyền thống và đem lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng, tuy nhiên hoạt động này luôn có nguy cơ gặp phải những rủi ro Tín dụng ở mức độ cao (mà hậu quả của những rủi ro này có thể khiến ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản). Do đó, các ngân hàng luôn giành sự chú ý đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng Tín dụng.

- Nâng cao chất lượng Tín dụng là quá trình hoàn thiện sản phẩm Tín dụng, giúp ngân hàng giảm chi phí hoạt động, đảm bảo và làm gia tăng lợi nhuận, cải thiện tình hình tài chính.

- Nâng cao chất lượng Tín dụng làm giảm chi phí hoạt động, đảm bảo và làm gia tăng lợi nhuận, cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng Tín dụng giúp ngân hàng có điều kiện mở rộng khả năng cung cấp Tín dụng cũng như các dịch vụ ngân hàng khác.

Vì nâng cao chất lượng Tín dụng đồng nghĩa với việc ngân hàng thu nợ đầy đủ và đúng hạn. Nhờ thế ngân hàng sẽ nhanh chóng quay vòng vốn, tiếp tục cho vay và mở rộng hoạt động.

- Nâng cao chất lượng Tín dụng sẽ giúp ngân hàng tạo được hình ảnh uy tín tốt, thu hút thêm được nhiều khách hàng, huy động được nhiều hơn. Do đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Nâng cao chất lượng Tín dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng, bởi vì việc thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng giúp ngân hàng có được những khách hàng trung thành...

1.2.3.2. Đối với khách hàng:

Nâng cao chất lượng Tín dụng sẽ giúp cho chi phí vốn vay và thời gian vay giảm, thủ tục trở nên nhanh gọn và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng sẽ

cao hơn. Hơn thế, nâng cao chất lượng Tín dụng ở một ngân hàng đồng nghĩa với việc khách hàng đang được làm việc với một đối tác an toàn, đáng tin cậy. 1.2.3.3. Đối với nền kinh tế:

Một nền kinh tế không thể phát triển ổn định khi mà chất lượng Tín dụng trong hệ thống ngân hàng không tốt. Phải thấy được tầm quan trọng của nguồn Tín dụng vì nó đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Với vai trò quan trọng như vậy, nếu chất lượng Tín dụng không tốt thì lượng vốn cung ứng ra ngoài sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể hơn, khi chất lượng Tín dụng không tốt sẽ làm lượng vốn mà một ngân hàng cho vay với nền kinh tế giảm sút, người đi vay không thể vay được vốn phát triển sản xuất kinh doanh, hậu quả là làm giảm sự phát triển của nền kinh tế.

- Nâng cao chất lượng Tín dụng để đưa các hoạt động Tín dụng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đáp ứng nhu cầu vốn không ngừng gia tăng của nền kinh tế

- Nâng cao chất lượng Tín dụng sẽ giúp khách hàng sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích của mình. Từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư, tích cực chuyển tiết kiệm thành đầu tư, huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư.

- Nâng cao chất lượng Tín dụng sẽ tạo nên xu hướng cạnh tranh giữa các ngân hàng, chính xu hướng cạnh tranh sẽ thúc đẩy các ngân hàng áp dụng các công nghệ hiện đại, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng Tín dụng còn thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngân hàng trong nền kinh tế. Khi nhu cầu vốn trở nên quá lớn so với khả năng tài trợ của ngân hàng, thì nhiều ngân hàng có thể cùng cho vay, thị trường nhờ thế sẽ có sự liên kết gắn bó hơn.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Tín dụng cho vay tiêu dùng

1.3.1. Nhân tố chủ quan

- Nhân tố xuất phát từ phía khách hàng

Đạo đức của khách hàng: Đây là yếu tố tiên quyết vì nó thể hiện thiện chí trả nợ đối với ngân hàng của người đi vay. Vì rằng ngay cả khi người đi vay có nguồn thu nhập cao để trả nợ thậm chí đưa ra những tài sản đảm bảo tốt nhưng đạo đức không tốt (không có thiện chí trả nợ) thì cũng không hứa hẹn một thiện chí tốt khi người đó thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Chính vì vậy tư cách đạo đức của người vay là yêu tố quyết định đến khoản cho vay của ngân hàng.

Khả năng tài chính: sau khi xem xét tư cách đạo đức của người đi vay thì việc đánh giá khả năng tài chính cũng rất quan trọng vì rằng nó quyết định khả năng trả nợ. Khách hàng có thu nhập cao, việc thanh toán nợ ngân hàng ít ảnh hưởng đến các nhu cầu chi tiêu khác (đặc biệt là nhu cầu chi tiết thiết yếu), do đó khoản cho vay ít rủi ro hơn.

Tài sản đảm bảo: Cơ sở để phòng ngừa rủi ro Tín dụng chính là tài sản đảm bảo. Nếu khoản vay tiêu dùng nào mà khách hàng có tài sản đảm bảo thì càng an toàn cho Ngân hàng. Vì nếu khách hàng không có khả năng thanh toán thì Ngân hàng có thể phát mại tài sản để thu hồi một phần hay toàn bộ nợ của chính khách hàng đó. Vậy nên ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các Ngân

hàng khi tiến hành cấp Tín dụng tiêu dùng cho các khách hàng đều yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo.

- Nhân tố xuất phát từ phía Ngân hàng

Nguồn nhân lực: Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, cán bộ Tín dụng sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Do đó, họ không phải những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải hiểu biết về tâm lý, thói quen, sở thích của từng nhóm khách hàng, có hiểu biết về thị trường hàng hóa và dịch vụ. Sự thành công hay thất bại của một tổ chức kinh doanh, ngoài yếu tố cơ sở vật chất, yếu tố vốn thì nhân tố con người cũng đóng vai trò rất quan trọng. Để đẩy mạnh hoạt động của mình, các ngân hàng cần có một chiến lược đào tạo con người lâu dài, cập nhật cùng với chế độ đãi ngộ thích hợp để thu hút và giữ chân những người giỏi. Đây là nền tảng cho sự phát triển của bất cứ hoạt động nào không chỉ là hoạt động của bất cứ một ngân hàng nào.

Công tác thẩm định: Như đã trình bày ở đặc điểm của cho vay tiêu dùng, quá trình thẩm định khách hàng vay tiêu dùng diễn ra có rất nhiều khó khăn. Đây chính là nguyên nhân gây ra thời gian thẩm định khá dài. Vì vậy, khách hàng không mặn mà lắm với cho vay tiêu dùng. Cho nên, các Ngân hàng nếu tiến hành khâu này một cách nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo chính xác, không gây phiền hà cho khách hàng sẽ tạo ra một ấn tượng tốt với khách hàng. Đặc biệt, điều này sẽ giúp cho các Ngân hàng dễ dàng lôi kéo được đối tượng khách hàng cá nhân như trong cho vay tiêu dùng.

Công nghệ ngân hàng: Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng, đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng và đang là vấn đề mà các ngân hàng quan tâm. Các ngân hàng đã ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin vào hoạt động của mình nhằm hỗ trợ cho việc phát triển kinh doanh. Vì vậy, ngân hàng nào có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại

sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh nói chung và chất lượng Tín dụng cho vay tiêu dùng nói riêng.

Chính sách Tín dụng: Chính sách Tín dụng phản ánh cương lĩnh hoạt động của một ngân hàng, là định hướng chung cho cán bộ Tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích Tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động Tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng cạnh tranh. Định hướng phát triển tổng thể của ngân hàng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú thọ II,Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w