2.2.1.1. Những văn bản Luật do Nhà nước ban hành
Trước khi luật tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực thì việc xác định chủ thể có nhu cầu cấp tín dụng chủ yếu được đề cập dưới dạng chủ thể xin vay vốn tại ngân hàng thương mại. Từ sau năm 2010 pháp luật ghi nhận chi tiết các loại chủ thể tham gia cấp tín dụng cũng đi kèm với điều kiện mọi chủ thể. Việc ghi nhận này thể hiện ở việc cơ quan có thẩm quyền ban hành đầy đủ các văn bản quy định về chủ thể có nhu cầu nhận tín dụng dưới dạng bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu/tái chiết khấu tờ có giá, bao thanh toán và tài trợ tín dụng cho Thư tín dụng. Một điểm quan trọng khác cần khẳng định về sự chi tiết hóa chủ thể thể hiện ở chỗ pháp luật quy định điều kiện khác nhau trong cấp tín dụng cho từng nhóm khách hàng, cho dù thực hiện một hình thức cấp tín dụng như nhau. Ví dụ, cùng có nhu cầu cấp tín dụng dưới dạng vay theo hợp đồng tín dụng nhưng điều kiện áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư dự án sẽ khác rất nhiều so với cá nhân có nhu cầu vay vốn tiêu dùng được thực hiện theo Quy định của pháp luật về điều chỉnh hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo quy
định tại Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, Luật Đất đai số 45/2013/QH13. Luật Các tổ chức tín dụng (Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng (Điều 91)); Luật Thương mại (Phạt vi phạm (Điều 300); mức phạt vi phạm (Điều 301). Quy chế cho vay của tổ chức Tín dụng đối với khách hàng 1627/2001/2000/QĐ-NHNN do thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành đã giúp cho các Ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Từ đó, hoạt động cho vay tiêu dùng không ngừng phát triển và tạo một nguồn thu đáng kể cho các Ngân hàng.
2.2.1.2. Những văn bản luật do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Phú Thọ II
Cho vay tiêu dùng đã được Agribank triển khai vào năm 2001. Mặc dù triển khai muộn nhưng đây chính là một trong những lĩnh vực mà Ngân hàng hết sức quan tâm và chú trọng phát triển. Vậy nên tính tới thời điểm hiện nay đã có nhiều văn bản do Agribank ban hành nhằm chỉ dẫn cụ thể hơn nữa đối với hoạt động cho vay tiêu dùng được Ngân hàng thực hiện.
Cùng với việc sử dụng thường xuyên Quyết định do Ngân hàng Nhà nước ban hành... trong hoạt động cho vay tiêu dùng, hiện nay các cán bộ Tín dụng của Agribank đã có thêm các văn bản để điều chỉnh hoạt động của mình trong những trường hợp cụ thể. Đó chính là: Quyết định số 225/QĐ-HĐTV- TD ngày 09/04/2019 của Hội đồng thành viên Agribank về Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank, Quyết định số 1225/QĐ- NHNo-TD ngày 18/06/2019 của Tổng giám đốc Agribank về Hướng dẫn Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank, Quyết định số 1168/QĐ-NHNo-HSX ngày 11/11/2014 của Tổng giám đốc về Quy chế cho vay du học với khách hàng trong hệ thống Agribank, Quyết định số 318/QĐ- NHNo-HSX ngày 17/03/2015 của Tổng giám đốc Agribank về Hướng dẫn cho vay cầm cố giấy tờ có giá/ thẻ tiết kiệm trong hệ thống Agribank; Quyết
định số 1919/QĐ-NHNo-TTT ngày 18/10/2017 Quy định về phát hành, quản lý, sử dụng và thanh toán thẻ trong hệ thống Agribank và QĐ số 676/QĐ/NHNo-TTT ngày 17/4/2018 về sửa đổi, bổ sung QĐ 1919; Quyết định số 2384/NHNo-TĐN ngày 21/04/2011 về Hướng dẫn cho vay theo hạn mức thấu chi. Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 về Quy định giao dịch bảo đảm cấp TD trong hệ thống Agribank và mới đây nhất các quyết định và hướng dẫn triển khai quyết định số 287/NHNo-HSX ngày 11/01/2019, 1560/NHNo-HSX ngày 06/03/2019, 1999/NHNo-HSX ngày 21/03/2019 nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng cấp bách, hợp pháp của người dân và đẩy lùi, hạn chế tín dụng đen... Các văn bản này đã tạo ra được sự thuận tiện trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng ở Ngân hàng, các cán bộ Tín dụng sẽ gặp ít trở ngại hơn do được hướng dẫn hết sức cụ thể. Từ đó thúc đẩy hoạt động này phát triển hơn nữa.