Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Phú Thọ II
Cho vay ở khu vực nông thôn đòi hỏi phải có cam kết thực sự về phía ngân hàng thương mại do cho vay ở nông thôn đắt hơn và rủi ro hơn so với
cho vay ở thành thị, do chi phí đi lại cao hơn và rủi ro tiềm ẩn về thiên tai như hạn hán và lũ lụt.
Chi nhánh cần tăng cường hợp tác với các tổ chức địa phương, chẳng hạn như chính quyền, hiệp hội nông dân ..., hợp tác với họ từ khi thành lập đến khi hoàn thành chương trình như kinh nghiệm từ các NHTM.
Chi nhánh cần lựa chọn các hình thức quảng cáo gần gũi và dễ tiếp cận với các hộ gia đình tại vùng nông thôn như kinh nghiệm từ các NHTM. Bên cạnh việc thực hiện quảng cáo, các chương trình khuyến mại đi kèm khoản vay như: tặng quà, phiếu giảm giá (vouchers), chiết khấu khi mua sản phẩm khác cũng là một cách khuyến khích khách hàng tham gia sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Một kế hoạch phát triển sản phẩm cụ thể, chi tiết, tính toán đến các yếu tố riêng biệt ở khu vực nông thôn là yếu tố không thể thiếu nhằm đem lại thành công cho sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại như kinh nghiệm từ Uganda. Ngân hàng thương mại cần đảm bảo tuân thủ cẩn thận quy trình phát triển sản phẩm nhằm giảm thiểu khả năng mất kiểm soát trong thử nghiệm và giúp cung cấp thông tin có giá trị mà nhà quản lý có thể sử dụng để cải thiện sản phẩm, giúp nhà quản lý dễ dàng đưa ra quyết định về việc tung ra sản phẩm cuối cùng.
Trong quá trình thử nghiệm sản phẩm, nên bắt đầu thử nghiệm với các khu vực nông thôn gần trụ sở và chi nhánh ngân hàng, để giảm thiểu chi phí cho đến khi tổ chức có đủ kinh nghiệm để quản lý các chi phí bổ sung phục vụ các khu vực xa hơn.
Sản phẩm Tín dụng tiêu dùng dành cho các hộ gia đình ở nông thôn cần đảm bảo tính đơn giản trong việc đăng ký vay vốn, và có mức lãi suất hợp lý. Ngoài ra, việc nâng cao uy tín và hình ảnh của ngân hàng, chuyên nghiệp
trong chăm sóc khách hàng cũng giúp thuyết phục hộ gia đình lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng như kinh nghiệm từ các NHTM.
Thẩm định và chấm điểm xếp hạng Tín dụng đối với khách hàng hộ gia đình tại khu vực nông thôn cũng là một thử thách đối với chi nhánh. Chi nhánh cần đẩy mạnh phát triển công nghệ cũng như cân nhắc các hình thức nhằm đánh giá chính xác mức độ tín nhiệm của khách hàng tại khu vực nông thôn như kinh nghiệm của các NHTM khác.
Ngân hàng nên tuyển dụng nhân viên Tín dụng là những người quen thuộc với văn hóa địa phương và nói tiếng địa phương, vì điều này đóng vai trò then chốt trong việc tạo niềm tin lẫn nhau, là điều cần thiết để cho vay nông thôn thành công như kinh nghiệm từ các ngân hàng khác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền gửi đó để cho vay đầu tư, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán. Ngày nay, hoạt động của các tổ chức môi giới trên thị trường tài chính ngày càng phát triển về số lượng, quy mô, hoạt động đa dạng phong phú và đan xen lẫn nhau. Điểm khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tài chính khác là NHTM là Ngân hàng kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, cung ứng các dịch vụ thanh toán còn các tổ chức tài chính khác không thực hiện chức năng đó.
Như vậy qua chương 1 tôi đã trình bày được những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng Tín dụng trong cho vay tiêu dùng, bao gồm các vấn đề về khái niệm, vai trò của NHTM, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng, và các yếu tố tác động đến chất lượng Tín dụng cho vay tiêu dùng của ngân hàng để từ đó sử dụng các biện pháp để phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp kiến nghị kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK)
CHI NHÁNH PHÚ THỌ II
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Phú Thọ II