Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Phú Thọ II
2.1.4.1. Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng.
Cơ cấ u hu y độ ng vố n th ời gia n tháng trở xuống 68 9 17 24 92 79 5 5 Kỳ hạn trên 12 tháng 243.67 18,1 538.535 33,76 827.537 2132, 294.864 121,01 289.002 53,66 Th eo loạ i hìn h Tiền gửi, thanh toán/ TG chuyên dùng 143.210 100 185.458 100 439.624 100 4.225 29,5 254.16 6 137, 05 Huy động có kỳ hạn 1.203.2 28 100 1.409.493 100 2.129.404 100 206.265 17,14 719.911 51,08 TG dân cư 864.782 71, 87 1.076.6 88 76, 39 1.518.8 62 71, 33 211.90 6 24,0 5 442.17 4 41,0 7 TG tổ chức kinh tế 338.445 28, 12 310.804 22, 05 323.441 15, 19 -27.641 - 8,17 12.637 4,07 TG định chế tài chính 88.000 7,3 1 22.000 1,5 6 287.100 13, 48 -66.000 -75 265.10 0 1205
Khi xem xét tình hình huy động vốn theo từng loại hình, nguồn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán, không kỳ hạn tăng liên tục qua 3 năm, đặc biệt tăng mạnh vào 2018, tăng đến 137,05% so với năm 2017. Với những giải pháp quyết liệt trong việc tiếp cận các đơn vị có tiền gửi không kỳ hạn, Chi nhánh đã lôi kéo được nhiều doanh nghiệp, tổ chức từ các Ngân hàng khác như Đại học hùng Vương, Trung tâm sản nhi, Bệnh viện tỉnh Phú Thọ, Công ty Điện lực Phú Thọ II, Công ty TMCP Nam Cường, Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô... Đối với huy động vốn có kỳ hạn cũng tăng đều qua 3 năm, ở năm 2017 tăng 17,14% so với năm 2016, đến năm 2018 thì tăng mạnh với mức tăng 51,08% so với năm 2017. Trong hoạt động huy động vốn có kỳ hạn thì huy động tiền gửi từ dân cư luôn tăng trưởng đều và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, nối tiếp đà tăng trưởng ấn tượng năm 2017 với 24,05% so với năm 2016, thì đến năm 2018 tiếp tục tăng mạnh với 41,07% so với năm 2017.
Đây là kết quả của hàng loạt giải pháp quyết liệt từ đổi mới phong cách giao dịch, mở rộng mạng lưới cho đến tăng cường nhận diện thương hiệu trên địa bàn. Cụ thể về phong cách giao dịch, Chi nhánh thường xuyên tổ chức quán triệt nguyên tắc giao dịch cũng như không gian giao dịch đến đội ngũ trực tiếp giao dịch với khách hàng, tổ chức đào tạo cũng như bố trí cho cán bộ tham gia các lớp đào tạo về kỹ năng bán hàng do Trường đào tạo cán bộ tổ chức.
Chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình huy động vốn hấp dẫn cho khách hàng như Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm rút trước hạn được hưởng lãi tròn tháng, Tiết kiệm tích lũy Bảo An, Tiết kiệm lớn lên cùng yêu thường. Đặc biệt là từ năm 2017 Chi nhánh đã chú trọng đến chính sách chăm sóc khách hàng tiền gửi theo đó đối tượng khách hàng quan trọng (khách hàng có số dư bình quân 3 tháng >= 1 tỷ đồng), khách hàng thân thiết (khách hàng có số dư bình quân 3 tháng >= 0,3 tỷ đồng) được phân giao cho từng cán bộ
khách hàng cá nhân chăm sóc, theo dõi biến động dư của từng khách hàng đế có ứng xử phù hợp, thường xuyên gặp gỡ khách hàng thông qua các dịp tặng quà cào các ngày lễ trong năm để từ đó gắn kết bền chặt giữa khách hàng và ngân hàng. Tiếp đến là khách hàng Định chế tài chính sau đó là khách hàng tổ chức kinh tế.
Năm 2017, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế giảm 8,17% so với năm 2016, nguyên nhân giảm sút ở năm 2017 là do xuất phát từ khoản tiền gửi tạm thời của ngân sách tỉnh nhưng đến năm 2018 thì tăng trở lại với mức tăng 4,07%. Đối với đối tượng khách hàng Định chế tài chính tăng mạnh trong năm 2018 (tăng 1205%), do trong năm 2018 Chi nhánh đã huy động từ bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm xã hội tỉnh và kho bạc Nhà nước tỉnh. Đây là những định chế tài chính lớn mà Chi nhánh đã hướng đến từ những năm trước nhưng chưa triển khai huy động được cho đến 9 tháng đầu năm 2018 mới thật sự huy động được từ những khách hàng này.
2.1.4.2. Cho vay
Hiện nay ngân hàng có các hình thức cho vay như sau : - Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Tài trợ xuất, nhập khẩu.
- Cho vay tiêu dùng.
Với mục tiêu là Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Ngân hàng bán lẻ vào năm 2022, thì khách hàng mục tiêu của Agribank Chi Nhánh Phú Thọ II là các cá nhân có thu nhập ổn định và thường xuyên và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phương châm hoạt động của Chi nhánh trong những năm gần đây là mở rộng quy mô hoạt động tín dụng nhưng đồng thời đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra nhằm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng. Hiện nay, khách hàng cá nhân chủ yếu vẫn là vay để phục vụ sản xuất kinh doanh, sinh hoạt tiêu dùng
và mua bán, sửa chữa nhà cửa, khách hàng doanh nghiệp chủ yếu sử dụng các khoản vay để bổ sung vốn lưu động và mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
1 cuối kỳ 7 9 4 05 81,85 2 Cơ cấu tín dụng ~Ĩ Ã Theo kỳ hạn Ngắn hạn 634.5 51 854.688 1.460.533 69 34, 70,88 Trung và dài hạn 505.5 38 666.125 1.274.823 77 31, 91,38 Cho vay khác 165.1 26 6.965 42.916 -95,8 516,2 ~2 2 Theo nhóm Nhóm 1 905.8 50 1.366.93 8 2.563.14 0 50,9 87,51 Nhóm 2 343.4 21 97.902 202.635 -715 107" Nợ xấu 55.9 45 62.939 12.498 125 -80,1
2016 thì sang năm 2018 tăng 81,85% so với năm 2017. Việc tăng trưởng dư nợ tốt, đây là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh, nó thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tốt và Chi nhánh đang chú trọng phát triển hoạt động tín dụng.
Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt mà Chi nhánh vẫn đạt được mức tăng trưởng dư nợ cao và
tăng đều qua các năm, cho thấy Chi nhánh đang có những đổi mới về chính sách và hướng đi hợp lý, hoạt động có hiệu quả.
Xét về cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn thì ta thấy dư nợ cho vay trong 3 năm qua tăng chủ yếu tập trung ở nợ ngắn hạn trong khi đó thì nợ trung và dài hạn cũng tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Năm 2017, nợ ngắn hạn tăng 34,69% so với năm 2016, đến năm 2018 thì nợ ngắn hạn tăng 70,88% so với năm 2017.
Trong khi đó, nợ trung và dài hạn ở năm 2017 tăng 31,77% so với năm 2016, và năm 2018 tăng 91,38% so với năm 2017. Việc dư nợ ngắn hạn tăng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ so với dư nợ trung và dài hạn là do Agribank Chi Nhánh Phú Thọ II đang thực hiện cơ cấu lại dư nợ cho vay theo hướng giảm dần tỷ trọng nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ theo chỉ đạo của Agribank. Cho vay kỳ hạn ngắn nhằm tăng vòng quay sử dụng vốn, tạo ra doanh thu cao hơn so với cho vay trung và dài hạn
Xét về dư nợ phân theo nhóm thì dư nợ nhóm 1 tăng ổn định qua 3 năm ở mức cao, năm 2017 tăng 50,9% so với năm 2016, đến năm 2018 tăng 87,51% so với năm 2017. Còn về tình hình nợ nhóm 2 và nợ xấu có xu hướng tăng giảm bất thường, nhưng tính đến năm 2018 thì nợ xấu giảm 80,14% so với năm 2017. Nhóm nợ quá hạn (nhóm 2) là những món nợ đến hạn trả nợ gốc hoặc lãi nếu Khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi thì tổ chức tín dụng sẽ chuyển toàn bộ số dư nợ gốc sang nợ quá hạn, tuy nhiên có khả năng thu hồi. Nhìn vào số liệu nợ nhóm 2 trên bảng số liệu, ta có thể nhận thấy nợ quá hạn năm 2018 tăng (tăng 106,89% so với năm 2017) tuy nhiên nợ xấu giảm có thể cho thấy công tác thu nợ đang đạt hiệu quả đáng khích lệ. Đây là một dấu hiệu đáng mừng khi mà đồng thời với sự tăng của quy mô tín dụng thì chất lượng tín dụng cũng được tăng lên.
(%) (%) (%) (Tr.đồng) (Tr.đồng) (Tr.đồng) 2017 / 2016 2018 / 2017 2.1.4.3. Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ Tín dụng nội địa, thẻ thanh toán quốc tế, thẻ ATM.
- E-Mobile Banking. - Internet banking
Và một số hoạt động khác .
Là một trong các ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng, Agribank Chi Nhánh Phú Thọ II luôn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của một Ngân hàng thương mại Nhà nước trong việc dẫn dắt hệ thống các tổ chức Tín dụng thực thi nghiêm túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, nhất là chính sách Tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Agribank Chi Nhánh Phú Thọ II đang triển khai hiệu quả 07 chương trình Tín dụng chính sách (Cho vay theo chính sách Tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/tổ liên kết; Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Cho vay gia súc, gia cầm; Cho vay tái canh cây trồng; Cho vay chính sách phát triển thủy sản; Tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch”) và 02 Chương trình mục tiêu Quốc gia (Xây dựng Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững).
Agribank Chi Nhánh Phú Thọ II hiện cung ứng trên 20 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, qua đó có đóng góp tích cực vào quá trình phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam và thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện.
2.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi Nhánh Phú Thọ II
Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Agribank Chi Nhánh Phú Thọ II đã đạt được những kết quả đáng mừng. Đó là kết quả của việc đề ra hàng loạt các đổi mới về chính sách, mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa các danh mục sản phẩm...
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh Phú Thọ II giai
Tông chi 422.64 1
100,00 300.618 100,00 362.076 100,00 -28,87 20,44 Trong đó chi trả lãi tiền
gửi, tiền vay 209.07
2 49,47 121.185 40,31 138.706 38,31 -42,04 14,46
Lợi nhuận thuần 10.738 37.477 60.183 249,0
1
thu nhập giảm 21,99% và tổng chi phí giảm 28,87% so với năm 2017. Tuy nhiên tốc độ giảm của thu nhập chậm hơn so với chi phí đã làm cho lợi nhuận tăng 249,01%. Đến năm 2018, thu nhập tăng 24,89% và chi phí tăng 20,44%, thu nhập có tốc độ tăng nhanh hơn giúp cho lợi nhuận tăng 60,59%.
Trong 3 năm qua, chi nhánh luôn đảm bảo tăng trưởng đều lợi nhuận trước thuế. Năm 2017 tăng 249,01% so với năm 2016, đến năm 2018 tăng chậm hơn với mức tăng 60,59% so với năm 2017. Việc tăng trưởng lợi nhuận tốt trong 3 năm qua là kết quả của hàng loạt giải pháp từ tăng trưởng về quy
mô tín dụng và huy động vốn như đã phân tích ở trên cho đến cải thiện chất lượng tín dụng, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng kiểm định rủi ro, tài sản đảm bảo và chú trọng công tác thu nợ để giảm chi phí giải quyết nợ quá hạn và nợ xấu nên đã làm cho kết quả kinh doanh của Chi nhánh được khởi sắc.
Trong điều kiện ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng nhưng Agribank Chi Nhánh Phú Thọ II vẫn luôn duy trì tăng trưởng lợi nhuận là một biểu hiện tốt trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, Chi nhánh cần cố gắng giữ vững và phát huy hơn nữa.