Kiến nghị với Agribank

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú thọ II,Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 110)

- Xây dựng chính sách sản phẩm theo khách hàng: Xây dựng chính sách lấy khách hàng là trung tâm là việc nên làm đầu tiên trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các NH như hiện nay. Xây dựng chính sách khách hàng, phân nhóm khách hàng hợp lý để có những ưu đãi phù hợp nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới theo hướng đa dạng hóa khách hàng, phân tán rủi ro. Những biện pháp cụ thể là :

Phân loại khách hàng dựa vào các tiêu chí cả về quá khứ, hiện tại lẫn dự phòng trong tương lai như tiền gửi thanh toán, chất lượng Tín dụng, thu nhập mang lại cho NH... để áp dụng giá vốn phù hợp cho khoản vay và huy động, ưu tiên khi giao dịch và các chính sách khác phù hợp với các nhóm khách hàng đã được phân loại.

Yếu tố tâm lý của khách hàng, phong tục tập quán cũng nên được quan tâm một cách đặc biệt và có hệ thống theo dõi tập trung trên toàn hệ thống, có thể nghiên cứu bổ sung trên hệ thống IPCAS. Thu thập thông tin từ những nhân viên/ bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để có chính sách chăm sóc phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng. Thường xuyên trao đổi, tham khảo và thăm dò ý kiến khách hàng để tạo mối quan hệ tốt đẹp và có những góp ý hữu ích từ khách hàng.

Xây dựng chính sách giá khép kín, đồng bộ các sản phẩm, dịch vụ của Agribank. Một mặt để bán chéo sản phẩm, mặt khác để giữ chân khách hàng, hạn chế tình trạng khách hàng sử dụng dịch vụ của NH khác và có sự so sánh.

Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ NH. Đây là biện pháp hiệu quả trong việc thu hút và sử dụng vốn của NH, qua đó cũng nâng cao năng lực của ngân hàng. Chất lượng phục vụ bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến KH chẳng hạn như: thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý

nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn cho KH hiệu quả, phong cách, thái độ giao tiếp tốt để làm vừa lòng KH, nơi giao dịch sạch sẽ, thuận tiện...

Nghiên cứu và hoàn thiện danh mục sản phẩm Tín dụng bán lẻ: Danh mục sản phẩm Tín dụng là cơ sở để thực hiện việc cho vay. Muốn hoạt động Tín dụng bán lẻ được phát triển cùng với nhu cầu của xã hội, hiệu quả và an toàn thì Agribank nên nghiên cứu và hình thành một danh mục sản phẩm Tín dụng bán lẻ có thể phục vụ đầy đủ các nhu cầu của khách hàng đảm bảo hiệu quả và kiểm soát được rủi ro.

- Tổ chức các lớp đào tạo ngắn ngày về kỹ năng tiếp thị khách hàng, giới thiệu sản phẩm để nâng cao khả năng tiếp thị của cán bộ quan hệ khách hàng; tổ chức các lớp thẩm định giá, phân tích tài chính để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ .

Cải tiến quy trình cho vay nhằm giảm thiểu các thủ tục cho khách hàng, giảm thời gian trình và phê duyệt mỗi khoản vay tiêu dùng. Có thể xem xét việc ủy quyền xét duyệt khoản vay đến tận cán bộ quan hệ khách hàng đối với một số sản phẩm cho vay tiêu dùng.

- Hoàn thiện và chính thức đưa hệ thống định hạng khách hàng cá nhân vào hoạt động, trở thành công cụ phân tích đánh giá khách hàng cá nhân đắc lực cho cán bộ quan hệ khách hàng, nâng cao chất lượng Tín dụng, giảm thiểu rủi ro của hoạt động Tín dụng bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.

- Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin: Nhận biết được vị trí, vai trò của hạ tầng công nghệ thông tin đối với sự phát triển của ngân hàng nhưng nếu chỉ dừng ở cấp độ Phòng giao dịch thì không thể làm thay đổi được. Agribank nên xây dựng một chiến lược phát triển hạ tầng công nghệ dài hạn, tranh thủ và theo kịp được sự phát triển công nghệ trên thế giới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi tìm hiểu lý thuyết và phân tích tình hình hoạt động của Agribank Chi nhánh Phú Thọ II, căn cứ vào thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng cũng như định hướng của ngân hàng trong thời gian tới, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của Agribank Chi nhánh Phú Thọ II .

Để chất lượng cho vay tiêu dùng luôn luôn tốt đòi hỏi ngân hàng cần nghiên cứu, triển khai và thực hiện linh hoạt, kết hợp nhiều giải pháp. Do kiến thức có hạn nên các giải pháp đưa ra vẫn còn nhiều hạn chế, tuy nhiên các giải pháp này dựa trên thực tế chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu lên một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước cũng như Agribank Chi nhánh Phú Thọ II để có những chính sách hữu hiệu hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của Agribank Chi nhánh Phú Thọ II ngày một tốt hơn.

KẾT LUẬN •

Cho vay tiêu dùng là hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang và sẽ thu hút được sự quan tâm đông đảo của các tầng lớp dân cư. Nó không chỉ giúp người dân cải thiện cuộc sống mà nó dường như đang làm thay đổi quan niệm về tiêu dùng của các cá nhân. Tuy nhiên đối với các ngân hàng, để mở rộng hoạt động kinh doanh của loại hình cho vay này thì là điều không hề dễ dàng, đặc biệt là trong giai đoạn có nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay. Do đó các ngân hàng phải tự tìm các phương thức khác nhau để thu hút khác hàng đến với ngân hàng của mình.

Hoạt động huy động vốn và Tín dụng của hệ thống ngân hàng tiếp tục tăng trưởng tích cực. Cùng với sự thành công của toàn ngành ngân hàng, Ngân hàng Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh Phú Thọ II nói riêng cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Trong đó, hoạt động cho vay tiêu dùng, một trong những hoạt động Tín dụng tại chi nhánh, phát triển vững mạnh sẽ là một nhân tố vô cùng quan trọng để có thể giúp Agribank Chi nhánh Phú Thọ II tồn tại và phát triển trên thị trường đầy cạnh tranh.

Do đó nâng cao được chất lượng Tín dụng, chất lượng cho vay tiêu dùng có ý nghĩa quyết sự tồn tại của chi nhánh. Nâng cao chất lượng Tín dụng là quá trình lâu dài và rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn bộ trong hoạt động và quản lý của hệ thống tài chính, tiền tệ và các ngành kinh tế, luật pháp... Do đó, Agribank Chi nhánh Phú Thọ II trong những năm gần đây đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Nhìn chung, hoạt động Tín dụng tiêu dùng đạt được kết quả khả quan. Để đạt được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo cùng tinh thần đoàn kết nội bộ, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, phong cách phục vụ chu đáo tận tình, vui vẻ của chi nhánh.

Qua phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng của CVTD của Agribank Chi nhánh Phú Thọ II, em đã đưa ra một số nhận xét và đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác nâng cao chất lượng hoạt động CVTD của Chi nhánh. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do khả năng nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề cần đi sâu phân tích và xem xét lại cũng như những vấn đề mới chưa được đề cập đến trong bài nên bài luận văn này vẫn không tránh khỏi một số thiếu sót. Em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô và các cán bộ Agribank Chi nhánh Phú Thọ II để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo thương niên Agribank 2016-2018

2. Đoàn Ngọc Phúc (2006), “Những hạn chế và thách thức của hệ thống NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (337).

3. Frederic S. Mishkin (2006), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Giáo trình marketing ngân hàng, NSUT-TS.Nguyễn Thị Minh Hiền, NXB Thống kê , 2018

5. Hồ Diệu (2009), Giáo trình “Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Hồ Diệu (2009), Giáo trình “Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Huỳnh Thế Du (2004), Xử lý nợ xấu ở Việt Nam nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, TP Hồ Chí Minh.

8. Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro Tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.

9. Luật các tổ chức Tín dụng 2010, Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

10.Mai Văn Bạn (2009), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Tài Chính, Hà Nội.

11.Mai Văn Bạn (2017), Giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Đại học Thăng Long, Hà Nội.

12.Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, PGS TS Lê Văn Tề, NXB Thống kê, 2010.

13.Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, PGS.TS Phan Thị Thu Hà, NXB ĐH Kinh tế quốc dân , 2017.

14.Nguyễn Văn Tề (2007), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê, Hà Nội

15.Nguyễn Văn Tiến (2017), “Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống Kê, Hà Nội.

16.Peter S. Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

17.Peter S. Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

18.PGS. TS Phan Thị Thu Hà, giáo trình ”Ngân hàng thương mại” - NXB Đại học kinh tế quốc dân năm 2006

19.PGS. TS. Lê Hoàng Nga (2016), “Nợ xấu của NHTMNN Việt Nam: Cách nhìn trực diện”, Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ, tháng 10/2016.

20.PGS.TS Lê Văn Tề, giáo trình ”Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” - NXB Thống kê năm 2004

21.PGS.TS Phan Thị Cúc (2010), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

22.PGS.TS Phan Thị Cúc (2010), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

23.Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình “Ngân hàng thương mại”, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

24.Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình “Ngân hàng thương mại”, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

25.Quốc Khánh, “Ngân hàng và nỗi lo nợ xấu”, Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam.

26.TS Tô Ánh Dương (2007), Những giải pháp để hệ thống NHTMVN tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực và đánh giá an toàn ngân hàng theo hiệp ước Basel, Mã đề tài KHN2004-11.

27.TS. Đặng Ngọc Đức (2011), Tăng cường khả năng phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

28.TS. Hoàng Xuân Quế (2007), “Nợ xấu của NHTM Việt Nam chưa được phản ánh đúng thực chất”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hang.

29.TS. Hoàng Xuân Quế (2007), “Nợ xấu của NHTM Việt Nam chưa được phản ánh đúng thực chất”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng.

30.TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), “Ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê, Hà Nội

31.TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), “Ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê, Hà Nội.

32.Thảo Nguyên (2005), “Bàn về xử lý nợ tồn đọng tại Việt Nam”, Tạp chí tài chính, tháng 8/2005.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú thọ II,Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w