Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Phú Thọ II
2.3.2.1. Chỉ tiêu định tính
a. Đối với ngân hàng
- Thứ nhất, thực hiện tốt vai trò của hoạt động Tín dụng
Agribank Chi nhánh Phú Thọ II luôn chú trọng đến công tác thẩm định khi cho vay, đồng thời coi đó là yếu tố quan trọng để phân loại khách hàng nhằm có những chính sách phù hợp đáp ứng hiệu quả kinh doanh, từng bước nâng cao chất lượng cho vay. Trong những năm qua, tuy tình hình kinh tế khó khăn nhưng ngân hầng vẫn nỗ lực để đạt được mục tiêu đề ra cũng như mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Cụ thể, qua các năm lợi nhuận của ngân hàng đều tăng lên đáng kể. Mặt khác, ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của khách hàng nhằm làm hài lòng khách hàng và phục vụ lợi ích cho xã hội.
- Thứ hai, khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng
Nhìn chung, trong giai đoạn năm 2016 - 2018, Agribank Chi nhánh Phú Thọ II đã giải quyết tốt phần lớn nhu cầu cho vay tiêu dùng của người dân trong và ngoài khu vực, góp phần cải thiện nâng cao cuộc sống của họ. Với nguồn huy động vốn lớn và ngày càng gia tăng, chi nhánh có đủ khả năng để đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của đông đảo khách hàng, giúp họ có được chất lượng cuộc sống tốt nhất.
Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho chi nhánh mà còn có ích cho người tiêu dùng và cho xã hội.
- Thứ ba, tinh thần thái độ phục vụ tốt:
Agribank Chi nhánh Phú Thọ II với đội ngũ cán bộ trẻ, đầy nhiệt huyết, tận tâm với công việc, với phong cách phục vụ khách hàng niềm nở, thái độ
nhiệt tình, chu đáo đã để lại cho khách hàng nhiều ấn tượng, đồng thời tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái khi đến giao dịch tại chi nhánh.
Bên cạnh đó, công tác kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên cũng được chi nhánh đặc biệt chú trọng quan tâm. Vì vậy, đội ngũ cán bộ của công nhân viên chi nhánh ngày càng được nâng cao về phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu đa năng, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng phát triển, an toàn, hiệu quả. Đồng thời, trong quá trình hoạt động, chi nhánh cũng luôn nâng cao tinh thần tự giác của mỗi cán bộ nhân viên để nâng cao năng suất trong từng công việc như giao khoán cụ thể chỉ tiêu đến từng cán bộ. Nhờ vậy, chất lượng cho vay nói chung, trong đó có cho vay tiêu dùng ngày càng cao, t ừ đó tạo điều kiện đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng sinh ra nhiều lợi nhuận.
- Thứ tư, khả năng thu hút khách hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng
Do chi nhánh chưa có chiến lược Maketing và quảng cáo cộng thêm với việc chưa thực sự đáp ứng tốt, đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng nên chưa thu hút được nhiều khách hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ của mình. Điều này cho thấy chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng không tốt. Trong tương lai Chi nhánh cần có những biện pháp khắc phục để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
b. Đối với khách hàng
- Thứ nhất, mức độ hài lòng khi đến vay vốn ngân hàng
Khách hàng phần nào chưa cảm thấy hài lòng về sự phức tạp trong thủ tục cho vay. Mặc dù thái độ phục vị của nhân viên ngân hàng là tốt nhưng nó vẫn chưa thể làm khách hàng cảm thấy hài lòng và tin cậy tuyệt đối được. Chất lượng cho vay tiêu dùng cũng vì thế mà kém đi.
- Thứ hai, mức độ cải thiện cuộc sống sau khi sử dụng vốn vay của ngân hàng
Nhiều khách hàng đã cải thiện được cuộc sống hiện tại của họ sau khi được chi nhánh duyệt cho vay. Sau khi đã được cấp Tín dụng, khách hàng vay vốn với mục đích mua sắm đồ dùng gia đình, mua ô tô, nhà cửa đã đáp ứng được nhu cầu của mình. Khách hàng vay vốn du học đã có thể đáp ứng nhu cầu học tập của mình. Đã có một số lượng khách hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ của ngân hàng vì họ cảm thấy hài lòng khi nâng cao được cuộc sống của mình. Điều này sẽ phần nào giúp ngân hàng nâng cao vị thế cạnh tranh và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của mình.
2.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng
- Nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ CVTD
Bảng 2.10. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng
(%) Tổng Dư nợ 4.590.0 87 5.486.4 79 3.870.6 54 896.3 92 19,53 - 1.615.82 -29,45 Dư nợ CVTD 150.876 205.932 430.548 55.05 6 36,49 224.616 109,07 Nợ quá hạn 5.340 5.785 8.798 445 8,33 3.013 52,08 Nợ xấu 556 640 790 84 15,11 150 23,44 Dư nợ CVTD/ Tổng Dư nợ 3,29 3,75 11,12 Nợ quá hạn/ Tổng Dư nợ (%) 0,12 0,11 0,23 Nợ xấu/ Tổng Dư nợ (%) 037 031 0J8 Nợ quá hạn/ Dư nợ CVTD 354 2,81 2,04
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
(Nguồn: Phòng Tín dụng Agribank Chi nhánh Phú Thọ II năm 2016-2018)
Để đánh giá bất kỳ một khoản vay nào là chất lượng hay không, các ngân hàng thường dựa vào tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trên dư nợ Tín dụng, hoạt động CVTD cũng không phải là ngoại lệ. Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng cho vay thì có bao nhiêu đồng có khả năng không thu hồi được. Các ngân hàng ở mỗi thời kỳ đều tìm kiếm những biện pháp, chính sách để duy trì tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn ở mức thấp nhất để đảm bảo chất lượng của khoản vay đem lại lợi nhuận cũng như khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đảm bảo. Qua đó hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng được phát triển một cách toàn diện. Nếu tỷ lệ này ở mức cao thì cho dù doanh số CVTD và dư nợ CVTD có cao nhưng không thu hồi được nợ cũng sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng kém hiệu quả.
Tình hình kinh tế trong một vài năm gần đây có nhiều biến động, chính vì thế đã làm hoạt động CVTD của ngân hàng phát triển nhưng tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trên tổng dư nợ lại giảm dần qua các năm. Năm 2016, nợ quá hạn CVTD là 5.340 triệu chiếm 3,54% dư nợ CVTD. Năm 2017 là 5.785 triệu chiếm 2,81% tăng 445 triệu tương ứng với 8,33% so với năm 2016. Năm 2018, nợ quá hạn là 8798 triệu chiếm 2,04% và tăng 3013 triệu với tốc độ tăng 52,08% so với năm 2017. Giá trị nợ quá hạn tăng theo quy mô CVTD nhưng tỷ trọng lại giảm theo quy mô cho vay chứng tỏ khả năng quản lý, kiểm soát nợ quá hạn của ngân hàng tương đối tốt. Đặc biệt trong 2 năm 2017, 2018, với chiến lược thận trọng nên chi nhánh đã giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức >3%. Cũng tương tự đối với nợ xấu, nợ xấu qua các năm đều tăng nhưng tỷ lệ của nó so với tổng dư nợ CVTD lại giảm qua các năm. Ngân hàng đã cho thấy được sự cố gắng và nỗ lực của mình trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn xuống mức tối thiểu.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn ở mức cao đối với một chi nhánh ngân hàng, ảnh hưởng đến sự phát triển CVTD của ngân hàng. Cụ thể, năm 2016 là 3,91%, năm 2017 là 3,12%, năm 2018 là 2,23%. Tuy các tỷ lệ này chưa vượt qua mức quy định là 5% nhưng đã ở mức khá cao và đáng cảnh báo. Nói đến nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu, xét trên góc độ bản thân chi nhánh có thể được giải thích là do một số ít cán bộ Tín dụng chỉ chú tâm vào gia tăng số lượng, trong khi chất lượng của chúng thì chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ Tín dụng thiếu kiểm soát trong việc giảm sát dẫn đến các khoản nợ này. Thêm vào đó, khi xảy ra các khoản nợ quá hạn, nợ tồn đọng, các cán bộ thiếu cương quyết đôn đốc thu hồi nên dẫn đến nợ xấu. Vì vậy, ngân hàng cần phải đưa ra nhiều chính sách và biện pháp tích cực để hoạt động CVTD được phát triển một cách toàn diện.
- Thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng
Bảng 2.11. Thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Chi
nhánh Phú Thọ II
Thu lãi từ cho
vay tiêu dùng 7.485 9.980 10.338 2.495 33,33 358 3,59 Tỷ trọng/Tổng
nhuận(%)
(Nguồn: Phòng Tín dụng Agribank Chi nhánh Phú Thọ II năm 2016-2018)
Để đánh giá chất lượng Tín dụng, không thể không nhắc đến chỉ tiêu thu lãi. Thu lãi là nguồn thu được cuối cùng sau khi đã trừ đi thuế và các chi phí phát sinh, nó là chỉ tiêu thể hiện rõ nhất mức độ hoạt động hiệu quả hay không của ngân hàng, cũng từ đó mà ngân hàng có những chính sách, kế hoạch phát triển hoạt động trong năm kế tiếp. Nhìn từ bảng trên ta thấy lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của ngân hàng.
Năm 2016, thu lãi là 7.485 triệu đồng chiếm 7,77% tổng lợi nhuận. Năm 2017 là 9.980 triệu chiếm 8,29% và tăng 2.495 triệu tương ứng 33,33% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 10.338 triệu chiếm 11,3% và tăng 358 triệu tương ứng 3,59% so với năm 2017. Ta thấy tỷ trọng thu lãi từ CVTD tăng đều qua các năm, nó thể hiện hoạt động CVTD đang dần chiếm một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nguyên nhân là do dư nợ CVTD tăng mạnh qua các năm cộng với doanh số thu nợ CVTD cũng tăng đều qua các năm, ngân hàng có thể giảm bớt chi phí trong việc tìm kiếm phương pháp để giải quyết nợ quá hạn, nợ xấu. Với xu thế của nền kinh tế như hiện nay, khi mà lợi nhuận từ các hoạt động cho vay khác ngày một giảm thì ngân hàng cần phải chú trọng và quan tâm nhiều hơn đến CVTD để hoạt động này ngày càng phát triển và có thể thay thế những phần lợi nhuận mất đi từ các nguồn cho vay khác. Tỷ trọng thu lãi cho vay tiêu dùng không ngừng tăng cao thì hiệu quả cho vay tiêu dùng cũng ngày càng được cải thiện và ngược lại.
2.4. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Chi nhánh Phú Thọ II
2.4.1. Kết quả đạt được
Agribank Chi nhánh Phú Thọ II đã thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định, những văn bản do NHNN ban hành về chất lượng khoản vay cũng như quy định về phát triển hoạt động CVTD đối với các cá nhân và hộ gia đình. Chi nhánh luôn thực hiện kiểm tra, rà soát theo định kỳ các hoạt động cho vay diễn ra đối với từng khách hàng, tiến hành đánh giá và có biện pháp phòng chống rủi ro về mất vốn đối với các khoản vay đó. Cụ thể, định kỳ ngân hàng thường cử cán bộ của phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ xuống kiểm tra các nghiệp vụ cho vay diễn ra tại ngân hàng, tra cứu thông tin về khách hàng để biết được khả năng trả nợ cũng như tinh thần trách nhiệm đối với khoản nợ của khách hàng. Hơn nữa, ngân hàng cũng áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ để có thể xếp chúng vào nhóm thích hợp. Trong quá trình cho vay, chi nhánh luôn tiến hành sàng lọc khách hàng để cho vay với những khách hàng có tình hình tài chính mạnh (thu nhập cao và ổn định), có phương án vay vốn khả thi luôn được ưu tiên hàng đầu và cân nhắc hoặc từ chối cho vay với những khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính (thu nhập thấp và không ổn định), xuất hiện các khoản nợ xấu tại các tổ chức khác.
+ Về chất lượng khoản vay
Công tác thẩm định cho vay và thu hồi vốn luôn được ngân hàng chú trọng và triển khai một cách hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn ở mức có thể kiểm soát và chưa gây ra rủi ro lớn đe dọa đến sự an toàn của ngân hàng. Hơn thế nữa, hoạt động này được đánh giá là có mức độ an toàn nhất trong các hoạt động cho vay do món vay nhỏ lẻ, chủ yếu là cho vay cầm cố GTCG/Sổ tiết kiệm, cho vay có TSĐB là quyền sử dụng đất, tài sản hình
thành từ các khoản vay đối với các khoản vay mua nhà, bất động sản. Nợ xấu đều có khả năng thu hồi. Tại chi nhánh chưa có một khoản vay nào phải dùng đến TSĐB để thu hồi vốn cho vay.
+ Về quản lý rủi ro trong cho vay
Những khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, khi vay có sự đảm bảo của thủ trưởng đơn vị, cơ quan nơi người vay công tác và nguồn trả nợ chính là tiền lương hàng tháng của họ. Vì vậy rủi ro đối với khách hàng này không cao và an toàn cho ngân hàng gần như là tuyệt đối.
Đối tượng người lao động vay tiêu dùng chiếm một phần không nhỏ trong dư nợ cho vay, chủ yếu là vay phục vụ đời sống sinh hoạt và thường có tài sản thế chấp hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ 3. Đối tượng này có nguồn thu nhập ổn định, có khả năng trả nợ cho ngân hàng và hầu hết các khoản vay đều được trả nợ đúng hạn nên rủi ro của các khoản vay này cũng không cao.
Rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay tiêu dùng là thiếu thông tin về thị trường bất động sản đối với các khoản vay mua hoặc sửa chữa nhà, do đó rất khó đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng với nguồn trả nợ là bất động sản vào cuối kỳ. Tuy nhiên, các khoản vay về bất động sản thì thường có tài sản đảm bảo tiền vay là quyền sử dụng đất và thế chấp bằng tài sản hình thành từ khoản vay trong tương lai hoặc cho vay không có tài sản đảm bảo nhưng có bản cam kết về thu nhập hàng tháng của người vay. Do đó, chi nhánh rất chú trọng vào kiểm soát khoản vay này để hạn chế rủi ro có thể xảy ra với mình.
Rủi ro lãi suất: Do chi nhánh áp dụng hình thức lãi suất thả nổi nên rủi ro này được hạn chế ở mức thấp nhất.
Rủi ro về tỷ giá: Các khoản vay của ngân hàng chủ yếu bằng đồng Việt Nam, chỉ có một khoản cho vay đi du học rất nhỏ bằng ngoại tệ nhưng ngân hàng thường xuyên cập nhật tình hình tỷ giá trên thị trường và dùng các biện
pháp cũng như chính sách của mình để kiểm soát tỷ giá sao cho hạn chế tối đa rủi ro do tỷ giá gây ra.
+ về cơ cấu của khoản vay
Bên cạnh những khoản vay đối với các tổ chức, các doanh nghiệp thì những khoản vay tiêu dùng ngày càng phát triển. Điều này thể hiện qua dư nợ CVTD tăng rõ rệt qua các năm từ 150,876 triệu năm 2011 lên đến 430,548 triệu năm 2017. Những khoản cho vay này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phân tán rủi ro, đa dạng hóa đối tượng cho vay nên mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng khi mà lợi nhuận từ các khoản vay khác giảm xuống. Bên cạnh đó giúp ngân hàng thu hút được một số lượng lớn khách hàng đến giao dịch và sử dụng các dịch vụ khác như giao dịch tài khoản tiền gửi cá nhân, gửi tiết kiệm, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ,... từ đó tạo ra những tác động tích cực góp phần phát triển các dịch vụ ngân hàng, thực hiện tốt mục tiêu bán kèm, bán chéo sản phẩm trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Ngân hàng đã xây dựng một vài sản phẩm tiêu dùng có tính cạnh tranh cao như là cho vay mua hoặc sửa chữa nhà, cho vay thấu chi và cho vay qua thẻ Tín dụng được khách hàng rất ưa chuộng và lựa chọn. Chính lực lượng khách hàng này là kênh quảng cáo tốt nhất cho ngân hàng, giúp hình ảnh và uy tín của ngân hàng được nâng cao trên thị trường.