Tăng cường năng lực quản lý rủi ro đối với CVTD

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú thọ II,Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 95)

Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ Tín dụng phải theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Việc này hết sức cần thiết vì nó giúp cho cán bộ Tín dụng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra các biện pháp xử lý phù hợp với tình hình. Để quản lý nợ cho vay tiêu dùng hiệu quả, chi nhánh cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây :

- Thứ nhất liên tục đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay tiêu dùng để phân loại nợ, đặc biệt không chủ quan lơ là với nợ nhóm 2.

Với ý nghĩa là nợ cần chú ý, thời gian quá hạn từ 90 ngày trở xuống hoặc đánh giá theo tỷ lệ tổn thất giá trị nợ gốc, mức độ suy giảm khả năng trả nợ, nợ nhóm 2 được coi như chiếc nhiệt kế đo lường và cảnh báo sớm mức độ rủi ro Tín dụng tại chi nhánh.

Cho dù là món vay lớn hay món vay nhỏ, cho vay có hay không có tài sản bảo đảm thì khả năng phát sinh nợ nhóm 2, nguy cơ chuyển từ nợ nhóm 2 sang nợ xấu là hết sức tiềm ẩn nếu cán bộ Tín dụng còn tư tưởng chủ quan, kiểm tra hời hợt rồi đánh giá là quá hạn tạm thời. Do vậy, với nợ nhóm 2, chi nhánh phải sớm phân tích nguyên nhân và có biện pháp Tín dụng ngay từ đầu, không để kéo dài thời gian quá hạn, dễ dẫn đến nguy cơ nợ xấu. Thực tế đó đòi hỏi cán bộ Tín dụng phải kiểm tra trực tiếp và thu thập thông tin về khách hàng để tìm hiểu xem nguồn trả nợ của khách hàng ngay cả khi khách hàng có khả năng trả nợ nhóm 2. Nếu khoản nợ nhóm 2

quá hạn được khắc phục không quá 30 ngày, nguồn trả nợ thực chất từ thu nhập ổn định của khách hàng thì có thể yên tâm về tình hình tài chính người vay.

Ngược lại nếu việc chậm lãi/gốc được xác định là có dấu hiệu, nguyên nhân bất ổn thì rõ ràng không còn là tình huống chậm trả lãi tạm thời mà cán bộ Tín dụng phải báo cáo lãnh đạo Tín dụng và đề xuất xử lý. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần xây dựng sẵn một ma trận xử lý Tín dụng hợp lý tùy vào chuyển biến thực tế tình hình.

- Thứ hai phải có biện pháp đủ mạnh và hợp lý, cương quyết sắp xếp lại cán bộ Tín dụng.

Những cán bộ Tín dụng nào chưa đáp ứng được yêu cầu trình độ thì cho đi đào tạo lại. Còn cán bộ Tín dụng nào không đáp ứng được yêu cầu thì cương quyết chuyển sang làm công việc khác. Đồng thời, với những cán bộ Tín dụng để nợ quá hạn, nợ tồn đọng phát sinh nhiều, thời gian kéo dài, nếu do nguyên nhân khách quan, lãnh đạo chi nhánh giao chỉ tiêu cụ thể và chỉ cho hưởng lương kinh doanh theo kết quả công việc, theo số nợ tồn đọng thu được. Còn đối với số cán bộ Tín dụng để xảy ra nợ quá hạn, nợ tồn đọng nhưng do yếu tố chủ quan, tùy theo mức độ mà xử lý như bồi thường bằng vật chất hay chỉ giao công việc chuyên đi đòi nợ.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú thọ II,Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w