Đánh giá các nhân tố làm giảm chất lượng tín dụng khách hàngdoanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67 - 73)

II. NỘI DUNG

2.4. Đánh giá các nhân tố làm giảm chất lượng tín dụng khách hàngdoanh nghiệp

doanh

nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh

Bắc Ninh

Sở dĩ Vietcombank còn nhiều hạn chế trong nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, chính sách giá của Vietcombank đã được phân tách theo đối tượng

khách hàng nhưng chỉ căn cứ chủ yếu trên quy mô khách hàng, đặc điểm khách hàng và điểm xếp hạng tín dụng nội bộ mà chưa căn cứ trên quy mô vay vốn và tổng thể lợi ích mà khách hàng mang lại cho Vietcombank. Do đó chưa đưa ra được chính sách giá và lãi suất phù hợp với khách hàng.

Căn cứ theo quy mơ khách hàng và điểm xếp hạng tín dụng, Vietcombank đưa ra các gói lãi suất áp dụng riêng cho đối tượng KHDN FDI. Mức lãi suất cho vay của các gói thấp hơn so với mức lãi suất cho vay thông thường nhằm thu hút các doanh nghiệp FDI. Do tại Việt Nam tỷ lệ lạm phát cao nên lãi suất vay ngân hàng thường cao hơn lãi suất tại các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia có lượng vốn đầu tư lớn vào Việt Nam hiện nay như Hàn Quốc, Trung Quốc ... Vì vậy các doanh nghiệp nước ngồi khi mới đầu tư vào Việt Nam sẽ khó chấp nhận mức lãi suất cho vay phổ biến trên thị trường, và họ thường đòi hỏi một mức lãi suất thấp hơn.

Thứ hai, chính sách chăm sóc khách hàng đã được chú ý thực hiện nhưng

cịn mang tính chất hình thức chứ chưa chú ý đến hiệu quả. Chi nhánh chủ yếu áp dụng chính sách chăm sóc đại trà giống nhau cho hầu hết các khách hàng. Chi nhánh đã có chính sách chăm sóc và đưa ra kế hoạch kinh doanh cụ thể đối với từng khách hàng mục tiêu nhưng số lượng khách hàng mục tiêu này rất ít (thường là những doanh nghiệp rất lớn), bên cạnh đó kế hoạch kinh doanh cịn mang tính lý thuyết, chưa được áp dụng thực tế.

Thứ ba, sản phẩm ngân hàng chưa thực sự đa dạng và gặp khó khăn trong

54

Vietcombank đã tích cực hơn trong việc nghiên cứu các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thường là công ty tại Việt Nam của các tập đồn đa quốc gia, do đó nhu cầu về các sản phẩm ngân hàng rất đa dạng. Vì vậy việc đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng là một yếu tố quan trọng để thành công trong việc tiếp cận khách hàng.

Thứ tư, quy trình phê duyệt tín dụng cịn phức tạp, tác phong, thái độ làm

việc của bộ phận các Phịng/ban tại Trụ sở chính chưa thực sự tích cực gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc trình các chính sách cấp tín dụng, chính sách giá và chưa hỗ trợ nhiều cho các Chi nhánh trong cơng tác khách hàng.

Vietcombank có phân chia khách hàng doanh nghiệp thành doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi để quản lý. Tại Trụ sở chính, ban khách hàng doanh nghiệp FDI là đầu mối đưa ra các chính sách sản phẩm chung và phê duyệt áp dụng lãi suất cho KHDN FDI với những trường hợp vượt thẩm quyền của chi nhánh. Phòng Phê duyệt tín dụng tại Trụ sở chính phụ trách việc thẩm định lại tất các các khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh, bộ phận này phê duyệt khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền của tất cả các đối tượng khách hàng mà không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngồi. Tại chi nhánh, phịng KHDN có cán bộ chuyên trách KHDN FDI, các cán bộ này chủ yếu quản lý phần lớn KHDN FDI của chi nhánh. Như vậy, đối với một khoản tín dụng có giá trị cấp tín dụng vượt thẩm quyền của Chi nhánh và áp dụng lãi suất ưu đãi, sau khi được phê duyệt tại cấp Chi nhánh, sẽ phải tiếp tục trình qua hai phịng ban nữa của Trụ sở chính. Vì vậy thời gian phê duyệt đối với các khoản cấp tín dụng lớn và có lãi suất ưu đãi tương đối lâu.

Thứ năm, hệ thống công nghệ thông tin không đáp ứng yêu cầu xử lý thông

tin, tổng hợp báo cáo, ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu Vietcombank, ảnh hưởng đến công tác điều hành của Ban lãnh đạo Vietcombank, chưa hỗ trợ được cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc quản lý và đánh giá khách hàng. Các phần mềm xử lý thông tin liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Nhiều báo cáo, thống kê liên quan đến các khách hàng các cán bộ tín dụng

ST

T Tiêu chí Số lượngLĐ 2015 Số lượngLĐ 2016 Số lượngLĐ 2017

Định biên lao động 118 126 135

1 Sau Đại học 13 17 22

2 Đại học 91 96 100

3 Trung cấp, cao đẳng ... 14 13 13

4 Trên 3 năm kinh nghiệm ngân hàng 97 109 115 55

phải tự tổng hợp thông qua chiết xuất số liệu của từng khách hàng một gây khó khăn trong cơng tác kiểm tra, thống kê các khách hàng mình đang quản lý của cán bộ nhân viên. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho Vietcombank chưa tính tốn và đánh giá được chính xác lợi ích mà từng đối tượng khách hàng đem lại để có chính sách chăm sóc phù hợp.

Thứ sáu, chất lượng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ tại Chi nhánh cịn

thấp. Chưa có bộ phận chuyên trách về kiểm tra, kiểm sốt, dự báo chất lượng tín dụng. Hiện nay, phịng kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các khoản vay nhằm kiểm sốt các rủi ro có thể phát sinh, đưa ra các cảnh báo, đề ra các giải pháp giúp chi nhánh ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. Một mặt do số lượng nhân lực mỏng trong khi phải xử lý số lượng công việc lớn với nhiều mảng khác nhau mà khơng có cán bộ chuyên trách riêng về hoạt động tín dụng nên chất lượng, hiệu quả cơng việc chưa cao. Mặt khác là do hoạt động này chưa thực sự khách quan do các cán bộ thuộc phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ của chi nhánh vẫn thuộc biên chế của Chi nhánh, chịu sự quản lý trực tiếp của Chi nhánh nên những kết luận của việc kiểm tra hồ sơ tín dụng đơi khi cịn xuất hiện tình trạng “né tránh”.

Thứ bảy, số lượng nhân viên của Vietcombank Bắc Ninh và điểm giao dịch

cịn ít so với các ngân hàng trên cùng địa bàn (chi tiết theo Mạng lưới Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh), chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cịn để xảy ra tình trạng khách hàng phải chờ đợi. Đặc biệt một số lượng rất lớn công nhân của Samsung và các vendor mở tài khoản tại Vietcombank nhưng số cán bộ giao dịch tại quầy ít nên số lượng cơng nhân đến giao dịch những ngày đổ lương rất đơng, gây nên tình trạng ùn tắc và cản trở hoạt động.

56

5 Dưới 3 năm kinh nghiệm ngân hàng 21 17 20

6 Giới tính nam/nữ 47/71 48/78 51/84

7 Số lượng cán bộ tín dụng 15 23 28

8 Số lượng cán bộ giao dịch viên 35 40 42

Tên bank Tổn g điể m giao dịch Số lượng chi nhánh cấp 1 Số lượng chi nhánh cấp 2, PGD TP Bắc Ninh Các huyện, thị xã TP Bắc Ninh Quế Võ Từ Sơn Thuận Thành Yên Phong VSIP khác VCB 7 1 1 1 1 2 1 BIDV 20 2 1 6 1 5 1 2 2 Vietinbank 30 1 3 10 1 7 2 2 1 3 Agribank 29 1 1 6 3 4 3 2 9 Shinhanbank 1 1 Techcomban k 5 1 1 1 1 1 Sacomban k 5 1 1 1 1 1

(Nguồn: Báo cáo tình hình lao động của Vietcombank Bắc Ninh)

57

Thứ tám, các cán bộ tín dụng đa số cịn có tuổi đời trẻ và ít năm kinh nghiệm

trong cơng tác thẩm định. Số lượng cán bộ tín dụng chun trách KHDN FDI cịn ít so với quy mô dư nợ và số lượng KHDN FDI tại Chi nhánh. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ tín dụng cịn thấp, đa số chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng được một số câu giao tiếp cơ bản thơng dụng. Do đó cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong việc theo dõi và bám sát hoạt động của khách hàng, đồng thời khó tiếp cận được các khách hàng tiềm năng mới.

Như đã nêu trên, trong hoạt động của ngân hàng thương mại, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà ơng chủ ngân hàng hướng tới. Do đó, đứng trên quan điểm của Ngân hàng, chất lượng tín dụng của đối tượng khách hàng doanh nghiệp FDI tại Vietcombank Chi nhánh Bắc Ninh cịn thấp do Chi nhánh chưa hồn thành được kế hoạch lợi nhuận đã đặt ra, bên cạnh đó lợi nhuận mà đối tượng khách hàng này đem lại chưa tương xứng với số lượng và quy mô dư nợ của KHDN FDI tại Chi nhánh.

58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP FDI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH

3.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w