2.2.2.1 Thực trạng tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank - chi nhánh Hùng Vương
❖Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân
Bảng 2.3. Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân/tổng dư nợ của HDBank Hùng Vương
Kỳ hạn Năm 2015 Năm 2016 2017 So sánh 16/15 17/16 Ngắn hạn 8 3 10 2 ∏ 9^ 1 9 17^ Trung và dài hạn 13 7 15 9 18 8 2 2 2 9 Dư nợ cá nhân 22 0 26 1 307 41 46
(Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của HDBank Hùng Vương)
Năm 2015, dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân là 220 tỷ đồng, chiếm tỷ 38
trọng 59% tổng dư nợ. Sang năm 2016 tuy tỷ trọng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân so với tổng dư nợ có giảm 1% nhưng gia tăng số tuyệt đối thêm 41 tỷ đồng và đạt 261 tỷ đồng. Bước sang năm 2017 đã có sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân tăng ròng 45 tỷ đồng tức tăng 2% so với năm 2016. Qua số liệu trên cho thấy, Chi nhánh đang rất tập trung trong công tác bán lẻ, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân qua các năm tại HDBank - chi nhánh Hùng Vương khá ổn định và mức tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tăng trưởng đồng đều theo mức tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh.
❖ Tình hình dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo thời hạn vay
Bảng 2.4. Tình hình hoạt động tín dụng của HDBank Hùng Vương
Chỉ tiêu\Năm 2015 2016 2017 Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ BĐS 11 9 54 % 13 6 52 % 15 8 51 % SXKD 8 3 38 % 10 2 39 % 11 9 39 % Mua ô tô 2 1 % 2 1 % 3 1 % Vay tín chấp 3 1 % 6 2 % 6 2 % Tiêu dùng 1 3 6 % 15 6 % 21 7 % Dư nợ cá nhân 22 0 100 % 26 1 100% 30 7 100%
(Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của HDBank Hùng Vương)
Năm 2017, dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân trung dài hạn đã tăng ròng 29 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2016. Trong khi đó, mức tăng ròng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân kỳ hạn ngắn hạn lại giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên ngân là do trong năm 2017, HDBank hội sở đưa ra các điều kiện cấp tín dụng, điều kiện về tài sản bảo đảm thắt chặt hơn, nên các khoản cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay phát triển kinh tế hộ gia đình phát triển chậm hơn so với năm trước. Nhưng cho vay bất động sản dự án, nhà ở hình thành trong tương lai lại có các chính sách ưu đãi riêng và không bị ràng buộc bởi các chính sách thắt chặt trên. Do đó, HDBank - Chi nhánh
39
Hùng Vương đã tập trung, đẩy mạnh công tác bán sản phẩm cho vay mua bất động sản dự án này.
Biểu đồ 2.1. Dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn qua các năm
Đvt: Tỷ đồng
■Ngắn hạn ■Trung dài hạn
(Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của HDBank Hùng Vương)
❖ Tính hình dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm vay
Bảng 2.5. Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm
40
Biểu đồ 2.2. Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm năm 2017
Đvt: Tỷ đồng
Cơ cấu dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân phân theo nhu cầu vay vốn trong những năm qua cho thấy HDBank - chi nhánh Hùng Vương tập trung phần lớn vào cho vay bất động sản với tỷ lệ dư nợ chiếm 51% dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân. Tiếp đến là cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ gần 40% tổng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân.
Trong khi đó, sản phẩm cho vay mua xe ô tô đạt tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 1% tổng dư nợ cá nhân, và hầu như không tăng trưởng. Ngoài ra các nhu cầu vốn khác như cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp mặc dù tỷ lệ không cao nhưng cũng có tăng trưởng. Hai sản phẩm này có tỷ lệ rất thấp trong tổng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân.
- Cho vay bất động sản
Trong giai đoạn 2015 - 2017, cơ cấu dư nợ cho vay bất động sản luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân. Tuy nhiên có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm. Do tác động của nền kinh tế, đồng thời cũng tuân thủ chỉ đạo của ban lãnh đạo hội sở về
ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh, hạn chế tăng trưởng tín dụng phi sản xuất nên HDBank dần hạn chế vốn vào lĩnh vực này.
Quan niệm của người dân Việt Nam là “An cư, lạc nghiệp”, tuy nhiên không
phải ai cũng có đủ nguồn lực tài chính để có thể tự mình “An cư”. Do đó HDBank
phát triển các sản phẩm cho vay bất động sản bao gồm mua nhà / đất, xây dựng/sửa chữa nhà và cho vay mua nhà dự án để đáp ứng các nhu cầu vốn của khách hàng.
“Cho vay mua nhà dự án” là gói sản phẩm đặc thù được triển khai từ giai đoạn trước 2015, được xây dựng bởi những tiêu chí riêng, với điều kiện tiên quyết là liên kết với các chủ đầu tư dự án bất động sản để phối hợp trong việc ngân hàng cho vay khách hàng mua bất động sản, và chủ đầu tư quản lý bất động sản hình thành trong tương lai để làm tài sản đảm bảo cho chính khoản vay của khách hàng.
Phân khúc khách hàng mà HDBank hướng đến là khách hàng trung lưu trở lên, vì vậy trước đây HDBank chọn lọc ký kết hợp tác với các chủ đầu tư có tiềm lực xếp vào hàng cao cấp như SunShine Group, FLC Group, VinGroup,... với các dự án như SunShine Garden, SunShine Palace, SunShine Riverside, SunShine City, FLC Quy Nhơn, FLC Quảng Bình, FLC Sầm Sơn, FLC Hạ Long, Aryana Resort Đà Nang... Nay với tác động của nền kinh tế khiến bất động sản cao cấp có tính thanh khoản kém, ngân hàng đang dần rút chân ra khỏi phân khúc bất động sản cao cấp mà chuyển sang thực hiện các dự án bất động sản trung cấp trở xuống để đáp ứng nhu cầu thực sự về nhà ở. Vì vậy HDBank cũng có chuyển hướng tích cực sang cho vay phân khúc này để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của HDBank trên thị trường.
42
đã đưa ra gói sản phẩm “Cho vay kinh doanh phát lộc”, khách hàng có thể vay theo hình thức hạn mức - vay và trả nợ linh hoạt trong hạn mức đã được ngân hàng phê duyệt. Phương thức này vừa đáp ứng nhu cầu vốn mang tính thời vụ của người sản xuất kinh doanh vừa giảm áp lực trả nợ vay cho khách hàng.
Trong giai đoạn 2015 - 2017, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh có sự tăng trưởng tốt, tuy nhiên cơ cấu dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh trên tổng dư nợ cá nhân gần như không thay đổi. Điều này cho thấy mảng cho vay này chưa được Chi nhánh triệt để khai thác phát triển.
- Cho vay mua ô tô
Đây là một sản phẩm cho vay khá nhạy cảm, tuy ít rủi ro hơn cho vay tín chấp do đã có tài sản đảm bảo là chính chiếc xe mua nhưng tài sản này lại giao cho người vay khai thác sử dụng. Cho dù HDBank có xây dựng một số sản phẩm ưu đãi dành cho sản phẩm cho vay mua ô tô, nhưng Ban lãnh đạo Chi nhánh Hùng Vương không khuyến khích chuyên viên tín dụng cá nhân tập trung bán sản phẩm cho vay này, và càng hạn chế những mục đích vay có tài sản thế chấp là động sản. Chính vì nguyên nhân trên mà dư nợ cho vay mua ô tô tại HDBank - chi nhánh Hùng Vương không phát triển.
- Cho vay tín chấp
Chính sách phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của HDBank là phát triển chiều rộng đi đôi với chiều sâu tức tích cực tăng trưởng dư nợ nhưng đó phải là dư nợ có chất lượng, càng giảm thiểu nợ xấu càng tốt. Vì vậy sản phẩm cho vay tín chấp gần như không được HDBank triển khai.
Để hạn chế rủi ro trong cho vay tín chấp, HDBank đưa ra các rào cản kỹ thuật như: chỉ áp dụng cho vay đối với cán bộ công nhân viên của HDBank, các cán bộ nhân viên đang công tác trong tập đoàn Sovico Holding, hoặc các doanh nghiệp, đơn vị có trả lương cho nhân viên qua tài khoản tại HDBank với điều kiện các doanh nghiệp, đơn vị đó đã ký hợp đồng liên kết với
Chỉ tiêu 201 5 201 6 2017 Chênh lệch (16/15) Chênh lệch (16/15) Số tiền % Số tiền %
HDBank và đồng ý bảo lãnh cho nhân viên. HDBank đã bỏ lỡ một lượng lớn khách hàng tiềm năng vì rất nhiều khách hàng có nhân thân tốt và năng lực tài chính mạnh (thể hiện qua thu nhập, vị trí công tác) muốn vay tín chấp tại HDBank nhưng không thỏa mãn các điều kiện của sản phẩm. Mặc dù đánh mất khách hàng, mất đi một nguồn thu nhập, nhưng đây cũng là chính sách đảm bảo chất lượng tín dụng, phòng ngừa rủi ro.
Hơn nữa, đặc tính của sản phẩm này là dư nợ nhỏ, khả năng phát triển dư nợ chậm, do đó ban lãnh đạo Chi nhánh cũng không khuyến khích chuyên viên tín dụng quá tập trung bán sản phẩm này.
- Cho vay tiêu dùng
Nhu cầu vay vốn này có dư nợ và tỷ trọng dư nợ không nhiều so với tổng dư
nợ tín dụng khách hàng cá nhân, cho thấy chưa được Chi nhánh chú trọng phát triển. Mặc dù nhu cầu thị trường ngày càng tăng do kinh tế ngày càng phát
triển, xu
hướng toàn cầu hóa tăng nhanh thì nhu cầu mở rộng kiến thức ngày càng cao. Do
đó để tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tiếp cận nền văn minh hiện đại
của thế
giới, nhiều gia đình có xu hướng cho con em đi du học ở nước ngoài buộc phải trang trải chi phí khá lớn (học phí và sinh hoạt phí) trong suốt quá trình học tập.
- Bảo lãnh cá nhân
HDBank đã ban hành quy định về sản phẩm bảo lãnh trong giao dịch nhà đất áp dụng cho các khách hàng cá nhân có nhu cầu giao dịch chuyển nhượng nhà đất. Các mục đích bảo lãnh bao gồm: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh hoàn tiền đặt cọc; Bảo lãnh thanh toán: bao gồm bảo lãnh thanh toán tiền cọc và bảo lãnh thanh toán tiền mua; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Do số lượng hồ sơ phát sinh rất ít, đồng thời thời gian thực hiện bảo lãnh ngắn vì vậy đến thời điểm 31/12/2017, số dư bảo lãnh cá nhân trong giao dịch nhà đất là bằng 0.
- Phát hành thẻ tín dụng khách hàng cá nhân
Phát hành thẻ tín dụng là một sản phẩm phụ, đi kèm các sản phẩm cho vay cá nhân. HDBank đã phát triển một số sản phẩm dịch vụ thẻ, phát huy được hiệu quả thiết thực, góp phần gia tăng tiện ích cho khách hàng, nâng cao uy tín HDBank trên thương trường.
Sử dụng thẻ tín dụng của HDBank, khách hàng sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi như: được giảm giá ngay khi mua vé máy bay của hãng máy bay VietjetAir bằng thẻ tín dụng HDBank, được chiết khấu khi mua hàng tại siêu thị điện máy Nguyễn Kim,...
Nhờ có những chương trình khuyến mãi trên, khi bán các sản phẩm cho vay cá nhân, quan hệ khach hàng của HDBank - chi nhánh Hùng Vương luôn tư vấn cho khách hàng mở thẻ tín dụng để được hưởng các chương trình khuyến mãi. Tính đến ngày 31/12/2017, số lượng thẻ tín dụng được phát hành là 142 thẻ tín dụng trên tổng số 236 khách hàng.
2.2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank - chi nhánh Hùng Vương
Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ xấu
Dư nợ cá nhân 22 0 26T 307" 1 4 186 46 176 Nợ xấu 9^ 6^ 7 - 3^ - 33,3 T 16, 6 Tỷ lệ nợ xấu 4, 1 2, 3 2, 2 -1,8 -0,1
45
Năm 2015, dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank - Chi nhánh Hùng Vương là 220 tỷ đồng, nợ xấu là 9 tỷ đồng, chiếm 4,1%, vượt ngưỡng an toàn mà HDBank đặt ra là 3%. Tuy nhiên kết thúc năm 2016, dư nợ tín dụng cá nhân tại Chi nhánh tăng lên 261 tỷ đồng, tăng ròng 41 tỷ đồng so với năm 2015, nhưng nợ xấu đã giảm xuống còn 6 tỷ đồng, chiếm 2,3%. Điều này cho thấy được Chi nhánh đã chú trọng chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro trong các khoản vay phát sinh mới, giám sát chặt chẽ các khoản vay hiện hữu, đồng thời tích cực giải quyêt, xử lý và thu hồi nợ xấu tồn đọng.
Năm 2017, dư nợ tín dụng khác hàng cá nhân tại Chi nhánh tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân tại Chi nhánh tính đên ngày 31/12/2017 đạt 307 tỷ đồng, tăng ròng 46 tỷ đồng so với năm 2016. Nợ xấu là 7 tỷ đồng, chiếm 2,2%. Tuy tỷ trọng nợ xấu trong năm 2017 giảm so với năm 2016, nhưng lại phát sinh thêm các khoản nợ xấu mới.
Việc quản lý, giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng vốn của các chuyên viên tín dụng đã có nhiều lơ là, sao nhãng, đôi khi mang tính chất hình thức, đối phó nên đã có những trường hợp dẫn đến nợ xấu do việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không có đủ nguồn thu như dự kiến, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH - CHI