Chí Minh
- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng của HDBank. Tăng cuờng công tác tổng hợp các số liệu của khách hàng trong hệ thống HDBank, các thông tin về ngành nghề trong nền kinh tế từ đó có thể cung cấp các thông tin có chất luợng có cơ sở so sánh giữa nhiều doanh nghiệp trong cùng ngành nghề, cung cấp các bản tin ngành nghề có chất luợng có tính dự báo. Trung tâm thông tin tín dụng cần tăng cuờng hợp tác với các trung tâm thông tin khác để có thể mở rộng tìm kiếm thông tin đa dạng, chính xác, nhanh chóng khi có nhu cầu thông tin từ các chi nhánh để giúp các chi nhánh có đủ thông tin hữu ích khi thẩm định tín dụng.
- Cải thiện hệ thống xếp hạng tín dụng: Hoàn thiện phần mềm chấm điểm khách hàng tự động thông qua các thông số đuợc cập nhật trên hệ thống.
65
Kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng là cơ sở để xác định giới hạn tín dụng hàng năm, cấp tín dụng từng lần cho từng khách hàng, đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay, quản lý danh mục tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
- Xây dựng hệ thống phân loại nợ có tính chất cảnh báo cao hơn gắn với hệ thống xếp hạng tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro.
- HDBank cần xây dựng chính sách, chương trình đào tạo nghiệp vụ đối với các nhân viên mới, cập nhật kiến thức và đào tạo nâng cao thường xuyên đối với các nhân viên cũ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng hợp lý.
- Cần xây dựng quy trình kiểm tra trong toàn hệ thống để nâng cao tính chuyên nghiệp của công tác kiểm tra. HDBank nên có một phần mềm về công tác kiểm tra áp dụng thống nhất từ Hội sở nhằm phục vụ yêu cầu kiểm tra, quản trị rủi ro, đánh giá chất lượng hoạt động trên cơ sở dữ liệu của các phần mềm nghiệp vụ thì kết quả kiểm tra sẽ tốt hơn.
- Nâng cấp hệ thống tài sản đảm bảo toàn hệ thống của HDBank nhằm phục vụ tốt công tác định giá tài sản đảm bảo của cán bộ tín dụng cũng như hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh từ tài sản đảm bảo.
- Chú trọng và đẩy nhanh hơn nữa công tác xử lý, thu hồi nợ trực tiếp, thường xuyên rà soát lại các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để triển khai các biện pháp thu hồi nợ.
- Cần phải ban hành thêm, chỉnh sửa và thống nhất nhiều biểu mẫu như ban hành hoàn chỉnh các mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, bảo lãnh, chiết khấu... đang áp dụng; các hợp đồng bằng tiếng Anh; các mẫu hợp đồng về bảo lãnh, chiết khấu, mở L/C, mẫu ủy quyền; hoàn chỉnh các mẫu biểu về kiểm tra sử dụng vốn.. .nhằm hạn chế rủi ro về mặt pháp lý, tăng cường kiểm soát và thống nhất việc áp dụng.
và các loại rủi ro mới của ngân hàng để có các biện pháp xử lý kịp thời.
- Đề xuất và tham gia xây dựng các chính sách, quy trình, quy chế, thủ tục, xây dựng; đề xuất hạn mức cấp tín dụng và cơ chế kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay.
- Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý, hệ thống đo luờng, đánh giá rủi ro tín dụng, các biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
- Giám sát đảm bảo việc tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro tín dụng.
- Đào tạo nhân viên, cập nhật về cơ sở dữ liệu, các chính sách về quản lý rủi ro và thực hiện tự đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng theo định kỳ, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời những thiếu sót còn hạn chế đảm bảo hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng ngày càng nâng cao.
- Báo cáo kết quả giám sát rủi ro tín dụng định kỳ lên Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban ALCO.
67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank - chi nhánh Hùng Vương trình bày trong chương 2 với những mặt đạt được và hạn chế, chương 3 đi vào đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank - chi nhánh Hùng Vương trong thời gian tới.
Tất cả các đề xuất trên đều hướng đến một mục tiêu chung là nâng cao Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank - chi nhánh Hùng Vương, từ đó góp phần vào chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của HDBank trước các đối thủ cạnh tranh trong nước và cả nước ngoài trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đua ra các giải pháp để nâng cao chất lượng mảng tín dụng khách hàng cá nhân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của HDBank trong tiến trình hội nhập, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:
Một là, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về tín dụng khách hàng cá nhân. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm; vai trò của tín dụng khách hàng cá nhân đối với các chủ thể trong nền kinh tế; các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân; những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM.
Hai là, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân ở HDBank - chi nhánh Hùng Vương cùng những vấn đề đặt ra trong phát triển tín dụng khách hàng cá nhân ở HDBank như: sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân; những kết quả đạt được trong triển khai tín dụng khách hàng cá nhân giai đoạn 2015 - 2017. Đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục như: chưa tạo được sản phẩm dịch vụ mang tính đột phá, tổ chức bộ máy bán lẻ chưa chuyên nghiệp, khâu quảng bá, tiếp thị còn yếu... và những nguyên nhân của những hạn chế đối với việc phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank như: chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề hoàn thiện và phát triển tín dụng khách hàng cá nhân một cách toàn diện.
Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát triển của HDBank, luận văn đưa ra các giải pháp để phát triển tín dụng khách hàng cá nhân đối với bản thân HDBank - chi nhánh Hùng Vương.
Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ và vững chắc nhằm thực hiện được chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ song hành với bán buôn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế
69
của HDBank trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập.
Đây là đề tài không mới nhưng là nội dung quan tâm của HDBank nói riêng và của những ngân hàng trước đây chỉ tập trung hoạt động kinh doanh bán buôn nói chung. Vì trong tình hình hội nhập, có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ ở các ngân hàng trong nước mà còn ở các ngân hàng nước ngoài khiến cho mảng hoạt động kinh doanh bán buôn trước đây không còn là lợi thế so sánh nữa. Để tồn tại và phát triển các ngân hàng này buộc phải chuyển hướng tích cực sang phát triển song hành hoạt động ngân hàng bán lẻ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn và bị chi phối bởi nhiều yếu tố cho nên luận văn chắc chắn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong được sự đóng góp quý báu của thầy cô, các anh chị để những khiếm khuyết và hạn chế của luận văn được bổ sung hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng cảm ơn!
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tô Ngọc Hưng (2014). Tín dụng Ngân hàng, NXB Lao động - Xã hội 2. Nguyễn Văn Tiến (2013). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống
kê, Hà Nội.
3. Peters. Rose (1998). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
4. Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương (2015-2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HDBank - chi nhánh Hùng Vương
5. Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương (2014-2016), Báo cáo thường niên HDBank - chi nhánh Hùng Vương
6. Luật các Tổ chức tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
7. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010 8. Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài với khách hàng, thông tư số 39/2016/TT-NHNN
http://www.economy. com.vn
http: //www.hdbank.com.vn/
http: //www.gso.com. vn