Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hùng vương,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 67)

2.3.2.1. Những hạn chế

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tại HDBank Hùng Vuơng đã giảm đáng kể trong giai đoạn 2015 - 2017, nhung giá trị ròng lại tăng thêm hơn 1 tỷ đồng trong năm 2017.

Hiệu suất sử dụng vốn tại Chi nhánh có xu huớng tăng, năm 2015 tỷ lệ đạt

38,9%, năm 2016 là 42,1%, năm 2017 là 44,1%. Trên lý thuyết, đây là mức tỷ lệ

chấp nhận đuợc, tuy nhiên mức tỷ lệ này chua đạt so với chỉ tiêu tối thiểu là 50%

của hội sở đề ra.

Nhân sự tại Chi nhánh biến động, thuờng xuyên diễn ra vấn đề thay đổi nhân sự. Các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm xin thôi việc, luân chuyển công tác; các chuyên viên mới về làm việc thiếu kinh nghiệm, chua đủ năng lực

47

việc gặp rủi ro về nợ xấu cũng như gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ. Một vấn đề đáng lưu tâm đang diễn ra là hình ảnh của HDBank chưa thực sự được phổ biến. Có rất nhiều khách hàng, khi cán bộ tín dụng tiếp xúc, các khách hàng nói “HDBank là ngân hàng nào, có ngân hàng HDBank hả”... Điều này đã đặt ra một dấu hỏi lớn: vị thế của HDBank nói chung và của Chi nhánh Hùng Vương nói riêng trên địa bàn đang ở ngưỡng nào?

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

❖ Nhóm nguyên nhân chủ quan:

- Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng: (i) Công tác thẩm định không kỹ lưỡng, nghiêm ngặt: trong quá trình thẩm định trước khi cho vay, có trường hợp chuyên viên tín dụng cá nhân có ảnh hưởng nhất định, vì vậy có hiện tượng buông lỏng công tác thẩm định, không đánh giá một cách toàn diện, chính xác những rủi ro của khoản vay, thiếu hiểu biết đầy đủ về thông tin khách hàng trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai, đánh giá quá lạc quan, thiếu phân tích ảnh hưởng tiềm ẩn của môi trường xung quanh, biến động bất thường của kinh tế trong và ngoài nước. (ii) Quá trình xét duyệt hồ sơ: có trường hợp ngân hàng bỏ qua một thực tế thủ tục và hồ sơ vay vốn của khách hàng không đầy đủ, hay hồ sơ vay vốn của khách hàng là hồ sơ ảo. (iii) Rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng: là mối quan tâm lớn trong công tác quản trị ngân hàng. Những vấn đề thường gây ra rủi ro trong nghiệp vụ như: năng lực phân tích, thẩm định khách hàng yếu kém dẫn đến việc ngân hàng bị lừa đảo, mất vốn do phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong khi bên được bảo lãnh mất khả năng thanh toán. Hạn chế trong vận dụng quy định của pháp luật trong nước, quốc tế liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng làm phát sinh những tranh chấp kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Năng lực của cán bộ tín dụng về thẩm định còn hạn chế cũng là yếu tố dẫn đến rủi ro khi thực hiện bảo lãnh ngân hàng. Thông tin tín dụng đầy đủ và chính xác

là yếu tố quyết định để đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của nguời vay, đồng thời là cơ sở để mở rộng tín dụng. Trong hồ sơ tín dụng của khách hàng, tổ chức tín dụng cần có thông tin rõ ràng, các thông tin tín dụng cũng cần minh chứng cụ thể mục đích, yêu cầu vay, kế hoạch dự định và nguồn chi trả, báo cáo tiến độ và giám sát. Trong quá trình cấp tín dụng, rủi ro phát sinh phần lớn là do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay; từ đó dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Cụ thể là:

Cán bộ tín dụng thiếu năng lực thẩm định, không thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng và đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin và thiếu sự phân tích tính hợp lý của thông tin nên báo cáo thẩm định khách hàng đuợc trình bày rất suôn sẻ theo các khuôn mẫu có sẵn và chứa đựng thông tin có lợi cho khách hàng.

Về phía nguời xét duyệt cho vay, do khối luợng hồ sơ vay cần đuợc xét duyệt nhiều, nên không có nhiều thời gian đọc kỹ báo cáo thẩm định. Đồng thời, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, do hoạt động kiểm toán chua phát triển và tính minh bạch về tài chính còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó do công tác kế toán và báo cáo tài chính chua thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật nên các tổ chức tín dụng nói chung và HDBank - Chi nhánh Hùng Vuơng nói riêng thuờng gặp nhiều khó khăn về tính chính xác của thông tin do khách hàng cung cấp.

Lạm dụng tài sản thế chấp: Do thiếu thông tin hoặc thông tin chua chính xác về khách hàng nên ngân hàng luôn xem nặng về phần tài sản thế chấp nhu là chỗ dựa cuối cùng để hạn chế rủi ro tín dụng. Do ngân hàng dựa quá nhiều vào tài sản thế chấp thay vì đánh giá tính khả thi của phuơng án kinh doanh nên dễ mắc sai lầm chủ quan. Nhiều cán bộ tín dụng, ngay cả những nguời xét duyệt khoản vay quan niệm rằng có tài sản đảm bảo là an toàn cho khoản vay. Điều này là rất nguy hiểm vì khoản vay cần đuợc trả nợ từ dòng tiền tạo ra

49

bởi phương án vay vốn chứ không phải bằng tiền bán các tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp chỉ được coi là cứu cánh cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến. Hơn nữa, nếu rủi ro xảy ra thì ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình xử lý tài sản thế chấp để thu nợ ví dụ như: nếu không thỏa thuận được việc xử lý tài sản thế chấp với khách hàng thì ngân hàng cũng không thể tự xử lý được, bên cạnh đó việc phát mại các tài sản đảm bảo đòi hỏi ngân hàng thực hiện hàng loạt thủ tục rườm rà, thực hiện chậm, thậm chí giá trị tài sản thanh lý sau cùng thu về thấp hơn giá trị nợ phải thu hồi.

Quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay chưa được coi trọng và chủ động, chất lượng còn nhiều yếu kém: Việc thực hiện kiểm tra giám sát khoản vay để có thể nắm dược những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích không? Tài sản đảm bảo có được bảo quản tốt hay không? Vì vậy đây là trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Tuy nhiên trong thời gian qua, HDBank - Chi nhánh Hùng Vương chưa thực hiện tốt công tác này. Cụ thể:

Cán bộ tín dụng có xu hướng ưu tiên giải quyết những hồ sơ mới, tâm lý ngại gây phiền hà đến khách hàng nên cán bộ tín dụng chưa quan tâm đến công tác giám sát các khoản vay.

Chế độ đãi ngộ nhân viên còn eo hẹp, gây tâm lý “đứng núi này trông núi nọ” cho nhân viên, gây chán nản, không tập trung trong công việc, bỏ việc. Điều này làm cho nhân sự của Ngân hàng luôn biến động, các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm rời đi, trong khi nhân viên mới chưa đủ năng lực.

- Hệ thống xếp loại khách hàng đã phản ánh được mức độ lành mạnh của tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên hệ thống xếp hạng còn nhiều điểm chưa phù hợp, như cách phân chia loại khách hàng, các chỉ

tiêu đánh giá có yếu tố trên thực tế cho thấy hết sức quan trọng nhung chua đuợc đua vào đánh giá nhu: hồ sơ pháp lý của khách hàng, nguồn tài chính của khách hàng... Những thông tin sử dụng trong phân tích tín dụng còn khá nghèo nàn, phần lớn là do khách hàng cung cấp. Các kênh thông tin khác có đuợc sử dụng nhung phần lớn là thông tin thô chua đuợc xử lý và chỉ mang tính chất tham khảo.

- Kết quả công tác kiểm tra trong và sau cho vay và việc kiểm soát nội bộ tuy đã có nhiều nỗ lực và đã hỗ trợ đuợc nhiều cho công tác đảm bảo chất luợng tín dụng, hạn chế rủi ro nhung vẫn còn gặp một số mặt bất cập.

- Hạn chế về chính sách và quy trình tín dụng: Chính sách tín dụng còn nhiều điểm chua rõ ràng, HDBank Hội sở mới chỉ giao cho đơn vị chỉ tiêu tăng truởng tín dụng hàng năm mà chua quan tâm đến cơ cấu cho vay; lĩnh vực, ngành nghề cho vay; những lĩnh vực, ngành nghề nào cần hạn chế đầu tu... chua xây dựng đuợc chính sách phí, lãi đối với mỗi loại khách hàng theo mức độ rủi ro mang lại. Đối với quy trình tín dụng: do phòng QLRR chỉ đuợc tổ chức tại hội sở nên đối với những hồ sơ do chi nhánh phê duyệt, bộ phận tín dụng hầu nhu thực hiện ở tất cả các khâu, bộ phận Dịch vụ khách hàng tiền vay chỉ giải ngân căn cứ trên thông báo tác nghiệp của phòng tín dụng. Điều đó

có thể tiềm ẩn những rủi ro về mặt tác nghiệp, rủi ro đạo đức của cán bộ.

- Hạn chế về hệ thống XHTD nội bộ: Hệ thống chấm điểm và XHTD nội bộ theo phuơng pháp định tính đuợc áp dụng nhu một kho tín dụng dữ liệu toàn diện nhất với mục đích cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động tín dụng HDBank cho các nhà quản trị rủi ro tín dụng, tuy nhiên hiện nay vẫn chua đuợc hoàn thiện, các truờng hợp dữ liệu nhu: khai thác hệ thống số liệu cam kết ngoại bảng, tỷ lệ nợ xấu, các khoản nợ quá hạn < 10 ngày, < 30 ngày hay nhu thông tin về tình trạng khoản nợ của một khách hàng quan hệ tín dụng tại Chi nhánh trong cùng một thời điểm. Ngoài ra trong quá trình chấm điểm

51

XHTD đối với phần đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính. Do đó trong quá trình chấm điểm, việc lựa chọn chấm điểm các chỉ tiêu định tính mang nặng tính chủ quan của cá nhân cán bộ thực hiện.

- Hình ảnh của Ngân hàng chua đuợc quảng bá rộng rãi, chưa tạo được niềm tin cho khách hàng dẫn đến việc nhiều khách hàng chưa biết tới tên tuổi của Ngân hàng, chưa có niềm tin đối với Ngân hàng. Bên cạnh đó, tâm lý của khách hàng là: Ngân hàng lớn, ngân hàng nhà nước mới đáng tin tưởng, không có khả năng đổ vỡ, lừa đảo.

❖ Nhóm nguyên nhân khách quan

Nhiều hộ kinh doanh đã phán đoán không chính xác xu hướng phát triển của thị trường, dẫn đến mở rộng quy mô sản xuất trong các ngành đang phát triển quá nóng mà không có sự đánh giá kỹ lưỡng. Hậu quả là sự mất cân bằng trong cung và cầu. Bên cạnh đó, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn; đầu tư dài hạn trong khi chưa thu xếp đầy đủ nguồn lực dẫn đến đầu tư dở dang, thiệt hại xảy ra, làm phát sinh nợ quá hạn.

Dùng vốn vay sản xuất kinh doanh để đầu tư bất động sản, tiêu dùng, kinh doanh chứng khoán trong giai đoạn 2015 - 2017 khi thị trường đang biến động mạnh dẫn đến thua lỗ dây chuyền.

Năng lực quản lý của khách hàng yếu kém, không đủ năng lực để triển khai kinh doanh, không quản lý chi phí tốt. Các trường hợp cá nhân quá hạn khác chủ yếu là do làm ăn thua lỗ, gặp tai nạn, lừa đảo... dẫn đến quá hạn.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như tình trạng tăng trưởng tín dụng quá mức và tập trung vào một số ngành, sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài quốc gia, hiệu quả của hoạt động giám sát hệ thống, ảnh hưởng từ những cú sốc bên ngoài cũng khiến nợ xấu ngân hàng tăng cao, giảm thu nhập của ngân hàng làm giảm kết quả quản trị rủi ro tín dụng. Ngày

nay, việc mở cửa hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho thị truờng phát triển, tuy nhiên điều này cũng ảnh huởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều rủi ro cho ngân hàng.

53

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu lên bức tranh toàn cảnh về hoạt động tín dụng tại HDBank nói chung và thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank - chi nhánh Hùng Vương nói riêng. Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank - chi nhánh Hùng Vương, chương 2 đã ghi nhận những kết quả mà Chi nhánh đã đạt được giai đoạn 2015 - 2017. Đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục.

Hạn chế cơ bản của hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank là chưa tạo được sản phẩm dịch vụ mang tính đột phá, tổ chức bộ máy bán lẻ chưa chuyên nghiệp, khâu quảng bá, tiếp thị còn yếu... Ngoài những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan là do HDBank chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề hoàn thiện và phát triển tín dụng khách hàng cá nhân một cách toàn diện, hạn chế do trình độ quản lý, hoạt động hiệu quả chưa cao.

Những nguyên nhân này là cơ sở cho những định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể ở chương 3 để phát triển mảng tín dụng khách hàng cá nhân, góp phần thực hiện chiến lược phát triển bán lẻ song hành với bán buôn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của HDBank trong giai đoạn hội nhập.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN

TP HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hùng vương,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w