PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng
Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 142/2016/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Trong đó:
Các mục tiêu tổng quát:
Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển văn hoá, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế. Giữ gìn hòa bình, ổn định, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Các chỉ tiêu về kinh tế:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm 6,5 - 7%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2020 khoảng 3.200 - 3.500 USD.
triển nền kinh tế mà Quốc hội đã thông qua cũng nhu thực tế phát triển của nền kinh
tế, VietinBank - Hai Bà Trung đã xây dựng nhiệm vụ thực hiện trong thời gian 2016-2020 nhu sau:
Hoạt động an toàn, hiệu quả đảm bảo các chỉ số cơ cấu, chất luợng hoạt động cân đối và phù hợp.
Giữ vững và phát triển quy mô hoạt động và thị phần trên địa bàn cũng nhu trong hệ thống, xứng tầm với doanh nghiệp hạng 1 và nhóm Chi nhánh chủ lực dẫn đầu hệ thống.
Lợi nhuận bình quân/nguời đạt nhóm 1 của hệ thống Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam, đảm bảo thu nhập cho cán bộ, nhân viên.
Chi nhánh đề ra trọng tâm nhiệm vụ tăng truởng một số chỉ tiêu chính cho giai đoạn 2017-2020: [15]
Chỉ tiêu Quy mô
Du nợ tín dụng cuối kỳ: Tăng truởng bình quân 11%/năm Huy động vốn cuối kỳ: Tăng truởng bình quân 10%/năm
Chỉ tiêu Cơ cấu, chất lượng
Tỷ lệ nợ xấu: ≤ 2.0%
Tỷ trọng du nợ TDH/Tổng du nợ: ≤ 80%
Chỉ tiêu hiệu quả
Thu dịch vụ ròng: Tăng truởng bình quân 20%/năm
Chênh lệch thu chi: Tăng truởng bình quân tối thiểu 5%/năm
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng
Kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi luợng vốn lớn và đồng nghĩa với chất luợng tín dụng cũng phải đuợc nâng cao để hạn chế rủi ro. V a đảm bảo mục tiêu kinh doanh vừa phải an toàn và hiệu quả, gắn tăng truởng tín dụng với kiểm soát chất luợng tín dụng; tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ, cho vay ngắn hạn, tài trợ thuơng mại kinh doanh xuất nhập khẩu, nâng tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản, đảm bảo giải ngân đúng tiến độ các dự án đồng tài trợ đã ký với các chi nhánh thành
viên VietinBank; chấp hành nghiêm các quy định, quy trình của VietinBank về tín dụng và bảo đảm tiền vay;
Thực hiện phân loại nợ xấu, phân loại khách hàng, ngành nghề tín dụng, định hạng xếp loại khách hàng - doanh nghiệp để lựa chọn khách hàng, cơ cấu và cấu trúc lại khách hàng; kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng làm ăn kém hiệu quả - chây ỳ trả nợ, năng lực tài chính yếu kém, hoạt động thiếu minh bạch, không tuân thủ pháp luật v.v...;
ưu tiên quan hệ tín dụng với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cá nhân có đủ điều kiện vay vốn để góp phần thúc đẩy hơn nữa kinh tế tu nhân theo định huớng của thủ tuớng chính phủ. Trên cơ sở đó giúp bán chéo các sản phẩm dịch vụ, bảo lãnh, LC, chiết khấu cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh;
Phổ biến và gắn trách nhiệm đến từng cán bộ để họ thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy chế ủy quyền phán quyết và các giới hạn, cơ cấu tín dụng đã đề ra. Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn điều kiện tín dụng khi cho vay;
Tăng cuờng công tác kiểm tra tín dụng ở tất cả các khâu truớc, trong và sau khi cho vay nhằm nâng cao chất luợng tín dụng, hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất. Thuờng xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn, các khoản vay có tiềm ẩn rui ro;
Phân loại nợ, phân loại khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo và xác định chính xác nợ quá hạn để có cơ sở trích dự phòng rủi ro đúng quy định, đảm bảo hiệu quả kinh doanh; đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu nhằm góp phần lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính;
Chủ động tiếp cận với các ngành, các tổng công ty, tập đoàn, chính quyền địa phuơng cấp quận huyện và thành phố để nắm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phuơng, nắm đuợc các dự án đầu tu phát triển cũng nhu các chủ đầu tu để lựa chọn các dự án đầu tu có đủ điều kiện, có hiệu quả để đầu tu;
Nâng cao chất luợng công tác thẩm định các dự án, các khoản vay;
Tăng cuờng các sản phẩm cho vay bán lẻ nhu mua nhà, mua ô tô, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên,.và bằng các biện pháp linh hoạt kết hợp với
các mối quan hệ để tiếp cận các khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng những sản phẩm tín dụng trên để khai thác nhu cầu tín dụng của họ;
Tăng cuờng kiểm tra, giám sát hoạt động đảm bảo tính tuân thủ và cẩn trọng đặc biệt đối với hoạt động tín dụng;
Kiên quyết hạn chế tỷ lệ nợ xấu, xử lý triệt để nợ xấu ở ở mức duới 2%;
Phân tích đánh giá lại từng khoản nợ gắn với các hình thức tài sản đảm bảo, phân tích đánh giá lại các rủi ro tín dụng, quản lý tốt các rủi ro để tiếp tục quan hệ tín dụng trong các giới hạn an toàn cho phép để nâng cao chất luợng tín dụng;
Tận thu nợ xấu, nợ quá hạn để tăng thu nhập nhằm nâng cao năng lực tài chính tín dụng, kiểm soát chặt các cơ cấu tín dụng, các giới hạn tỷ lệ an toàn theo các khách hàng với các điều kiện tín dụng đuợc bảo đảm;
Tập trung đánh giá và phân tích khách hàng hoạt động tại chi nhánh, kể cả các khách hàng không hoạt động tiền gửi để có chính sách thu hút khách hàng về hoạt động tại chi nhánh.
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
3.2.1. Tiếp cận, tìm kiếm khách hàng tốt để mở rộng quy mô cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng
Cũng nhu các NHTM khác, cho vay là hoạt động chính mang lại thu nhập chủ yếu, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của VietinBank - Hai Bà Trung. Do đó, mở rộng tín dụng là biện pháp làm tăng thu nhập cho ngân hàng, qua đó khai thác tiềm năng và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn. Nhu ta thấy, doanh số cho vay và du nợ tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua có chiều huớng gia tăng nhung nguồn vốn huy động chua đuợc khai thác hiệu quả, hiệu suất sử dụng vốn còn ở mức thấp vì vậy nó làm giảm thu nhập của ngân hàng. Trong khi đó nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp còn rất lớn nhằm cải tiến, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng khả năng cạnh tranh, nắm bắt kịp thời cơ, chiếm lĩnh thị phần trong nền kinh tế thị truờng ngày nay. Nguyên nhân không phải do ngân hàng không có
khả năng đáp ứng nhu cầu đó mà do thủ tục vay vốn của ngân hàng còn ruờm rà, gây mất nhiều thời gian, ảnh huởng đến tiến độ thực hiện hay cơ hội kinh doanh của khách hàng; yêu cầu quy định về bảo đảm tiền vay còn chặt chẽ, có điểm chua phù hợp với tình hình hiện nay ở nuớc ta; Ngoài ra lãi suất cho vay cũng là một vấn đề quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới để có thể mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng cần phải:
Thứ nhất: Hoàn thiện chính sách cho vay theo hướng.
*Ảp dụng tốt hơn nữa chính sách lãi suất linh hoạt
Lãi suất vay vốn đuợc coi là một công cụ cạnh tranh giữa các ngân hàng. Để thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả tín dụng, VietinBank - Hai Bà Trung cần áp dụng một chính sách lãi suất linh hoạt theo từng đối tuợng khách hàng, từng lĩnh vực kinh doanh, từng thời kỳ cụ thể. Mức lãi suất hợp lý, hình thành trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp, hài hòa lợi ích giữa ngân hàng và doanh nghiệp, v a đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, v a đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Cụ thể, VietinBank - Hai Bà Trung nên xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt theo những giải pháp sau:
- Những doanh nghiệp có quan hệ lâu năm, có uy tín thì có thể đuợc huởng một mức lãi suất uu đãi thấp hơn. Có thể duy trì một luợng tiền trong tài khoản thanh toán để miễn phí chuyển tiền, duy trì tài khoản hay dịch vụ biến động số du. Điều này một mặt củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, mặt khác khuyến khích cho các khách hàng tích cực làm ăn có hiệu quả, trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.
- Có những cơ chế lãi suất dựa theo đặc thù lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, v a thực hiện đúng theo chủ truơng của Đảng và Nhà nuớc, v a kích thích doanh nghiệp trong khu vực, ngành nghề đó phát triển.
- Đối với các doanh nghiệp, cá nhân mới quan hệ tín dụng với Chi nhánh có thể áp dụng lãi suất uu đãi và bán chéo các sản phẩm bảo hiểm, dịch vụ thanh toán khác để giữ chân khách hàng.
- Riêng đối với những khoản vay, những khách hàng được đánh giá là có mức độ rủi ro cao, Chi nhánh nên đưa ra mức lãi suất cao để phòng ngừa rủi ro, bù đắp chi phí giám sát tín dụng.
- Ngoài ra, để mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn, Chi nhánh cần có chính sách lãi suất theo hướng lấy tăng dư nợ để bù cho lãi suất thấp.
❖ Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay
Căn cứ các quy định và quy trình về hoạt động tín dụng chung, VietinBank - Hai Bà Trưng cần đơn giản hoá thủ tục vay vốn vừa gọn nhẹ, có lợi cho khách hàng nhất mà vẫn bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng. Ngân hàng cần phải nghiên cứu, xem xét rút ngắn thời gian có thể trong xét duyệt hồ sơ xin vay. Qua đó ngân hàng có thể tạo thiện cảm đối với những khách hàng mới. Đồng thời tạo ra sự đơn giản, dễ hiểu trong hồ sơ tín dụng nhưng vẫn đảm bảo những điều kiện cần thiết cơ bản để an toàn vốn cho ngân hàng. Hoạt động quản lý tín dụng phải bảo đảm các tỷ lệ an toàn, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.
Các sản phẩm tín dụng phải đảm bảo thực hiện tốt cơ chế tín dụng và đảm bảo cho khách hàng sử dụng vốn nhanh, hiệu quả. Ngoài phương thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng hiện tại, VietinBank - Hai Bà Trưng nên mở rộng thêm các sản phẩm tín dụng khác đối với khách hàng để tiện lợi cho hoạt động kinh doanh, thu hút được nhiều khách hàng mà vấn đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Ví dụ như cho vay bao thanh toán, cho vay thấu chi, cho vay thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai... trong đó ngân hàng nên chú trọng đến hình thức cho vay tiêu dùng bởi đời sống của người dân ngày được nâng cao với nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại. Loại tín dụng này có ưu thế là rủi ro thấp do các khoản cho vay nhỏ, phân tán và quan trọng hơn là nguồn trả nợ vay thường ổn định, gắn liền với mức thu nhập hàng tháng của khách hàng vay vốn.
Thứ hai: về chính sách bảo đảm tiền vay.
hàng nhưng cũng phải thuận lợi cho khách hàng để có thể nhanh chóng vay được vốn
vì trên thực tế thì tài sản bảo đảm chỉ là nguồn thứ hai để thu nợ, nguồn thu chính vẫn
là từ lợi nhuận mà các dự án, phương án kinh doanh mang lại. Do đó, để xem xét khách
hàng có được vay vốn không ngân hàng cần phải xét trước tiên đến tính khả thi của phương án. Việc bảo đảm tiền vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp
lý để ngân hàng thu nợ khi cho khách hàng vay nhưng đây cũng là một cản trở đối với
các doanh nghiệp khi tiếp cận vốn vay ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc
doanh. Do đó, ngân hàng cần tiến hành phân loại khách hàng cho vay, khách hàng nào
được phép vay tín chấp và khách hàng nào cần có tài sản bảo đảm. Trong một số trường hợp nhất định, nếu ngân hàng đánh giá phương án được xem là khả thi nhưng
hồ sơ vay vốn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tài sản bảo đảm thì ngân hàng vẫn có
thể chấp nhận rủi ro ở mức có thể để giữ khách hàng, việc cho vay này áp dụng đối với
những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, kết quả kinh doanh ổn định, chấp
hành tốt kỷ cương pháp luật, có vị thế nhất định trên thị trường và có quan hệ tốt với
ngân hàng, làm được như vậy giúp ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng đồng thời nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.
Khi ngân hàng quyết định cho một khách hàng nào đó vay vốn thì cũng đồng nghĩa là ngân hàng có thể gặp phải rủi ro về khả năng mất vốn. Do đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay thì ngân hàng thường yêu cầu khách hàng vay vốn phải bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tiền vay có thể bằng tài sản của khách hàng vay vốn hoặc của bên thứ ba, cũng có thể là cho vay không có tài sản bảo đảm nhưng thông thường ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải có tài sản bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn giá trị của khoản vay. Khi xem xét hồ sơ xin vay, điều ngân hàng quan tâm hàng đầu là các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và giá trị tài sản đó. Để nâng cao chất lượng tài sản thế chấp, ngân hàng cần chú ý về giấy tờ sở hữu liên quan đến quyền sở hữu hợp lệ, hợp pháp của khách hàng. Kiên quyết không cho khách hàng vay mà không chứng minh được nguồn gốc rõ ràng của tài sản thế chấp; Ngân hàng cần có bộ phận đánh giá giá trị tài sản thế chấp đồng thời theo dõi sự biến động của giá để hạn chế rủi ro khi giá trị tài sản thế chấp giảm.