- Tích cực tham gia thị truờng liên ngân hàng, tìm kiếm các nguồn vốn rẻ, đặc biệt là vốn ngoại tệ để hỗ trợ và điều hoà vốn cho các chi nhánh.
- Thiết kế thủ tục hồ sơ gọn nhẹ nhung phải đảm bảo đầy đủ, có tính pháp lý; Giảm thiểu quy trình và thời gian thẩm định dự án, phuơng án đầu tu để tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn ngân hàng.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng trong toàn hệ thống; Phân tích thực trạng tín dụng, định kỳ rà soát phân loại tín dụng để kịp thời có biện pháp xử lý, hạn chế nợ xấu; Thực hiện quản lý danh mục nợ xấu để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế nợ xấu mới phát sinh tại từng chi nhánh trong hệ thống.
- Cần phối hợp với các đơn vị liên quan thuờng xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi duỡng kiến thức thực tế để nâng cao năng lực đánh giá, đo luờng, phân tích RRTD cho cán bộ. Không có phuơng pháp phân tích phức tạp nào có thể thay thế đuợc kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn trong quản lý rủi ro.
- Cần trang bị thêm cho chi nhánh cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là hệ thống máy tính phục vụ giao dịch hàng ngày, công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công việc, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, trong đó có RRTD để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, thu thập và xử lý thông tin; triển khai chương trình World Bank.
- về công tác đào tạo cán bộ: đề nghị mở nhiều lớp tập huấn đào tạo nghiệp vụ và ưu tiên phân nhiều chỉ tiêu cho chi nhánh, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên trong ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Bằng kiến thức và số liệu thực tế tại chi nhánh, sau khi nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng, luận văn tốt nghiệp đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Kinh doanh tiền tệ của các NHTM là hoạt động kinh doanh mang tính tổng hợp với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, nhung hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao, do vậy vấn đề chất luợng tín dụng luôn phải đuợc các NHTM đề cao.
Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phuơng pháp nghiên cứu, với luận cứ về lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:
1. Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về tín dụng và chất luợng tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị truờng. Một hệ thống các tiêu chí định tính và định luợng đã đuợc luận văn đề cập nhằm giúp đánh giá chính xác hơn về chất luợng tín dụng của mỗi NHTM. Luận văn cũng đã đề cập, nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất luợng tín dụng từ các NHTM quốc tế, trên cơ sở đó rút ra một số bài học có giá trị cho các NHTM Việt Nam có thể nghiên cứu và vận dụng.
2. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tín dụng tại VietinBank- Hai Bà Trung qua 3 năm gần đây, luận văn đã phân tích và làm rõ những kết quả đạt đuợc, một số hạn chế còn tồn tại cũng nhu những nguyên nhân của những hạn chế cũng đã đuợc chỉ ra. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp và khả thi.
3. Trên cơ sở đề cập những định huớng hoạt động tín dụng và chất luợng tín dụng tại VietinBank - Hai Bà Trung từ năm 2015 đến năm 2017, luận văn đã đua ra một số quan điểm về nâng cao chất luợng tín dụng cũng nhu đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất luợng tín dụng tại ngân hàng này.
Nâng cao chất luợng tín dụng luôn là một yêu cầu khách quan và mang tính quan trọng trong kinh doanh ngân hàng. Nhung chất luợng tín dụng lại chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan lẫn chủ quan và đây là vấn đề rất phức tạp. Trong phạm vi hiểu biết của mình cũng nhu giới hạn trong dung luợng của một luận văn thạc s nên bản luận văn này không thể tránh đuợc những sai sót, bất cập. Tác giả rất mong đón nhận đuợc những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn đuợc hoàn thiện hơn cũng nhu hoàn thiện nhận thức của bản thân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 hướng dẫn một số vấn đề xử lý TSBĐ.
2. TS Lê Thị Xuân: “Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp”, Học viện Ngân Hàng, NXB Đại Học Kinh tế quốc dân, 2010.
3. NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hưng “Giáo trình tín dụng ngân hàng”, Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản lao động- xã hội, 2014.
4. NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng “Ngân hàng thương mại ”, NXB Thống kê, 2009.
5. Chính phủ (2006), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;
6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013.
7. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng - số 47/2010/QH12
8. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng,
Báo cáo tổng kết các năm 2015, 2016 và 2017.
9. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, ThS Trần Cảnh Toàn: “Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại", Học viện Tài chính, NXB Tài chính, 2011.
10. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, “Định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020”, 2010.
11. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, ‘ Giáo trình tín dụng ngân hàng”, Học Viện Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, 2014.
12. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày 20 tháng 11 năm 2014.
13. Ngân hàng Nhà nước (2014), thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày 27 tháng 05 năm 2016.