a. Hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế- xã hội
Trong những năm vừa qua, nhà nước đã có những chính sách đúng đắn để khuyến khích phát triển kinh tế trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện cho ngành ngân hàng phát triển. Song để có thể đồng bộ và thống nhất từ các cấp lãnh đạo cao nhất đến các cấp lãnh đạo địa phương, lãnh đạo các ngành, nhà nước cần hoàn thiện, ổn định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở tạo môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đây là yếu tố tạo nên sự yên tâm bỏ vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Có được sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, các thành phần kinh tế mạnh dạn hơn trong việc đầu tư chiều sâu, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ như thế sẽ thu hút được một bộ phận khá lớn nguồn vốn tham gia vào quá trình đầu tư của các thành phần kinh tế.
Đưa ra các chính sách đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát huy tối đa các tiềm năng của các thành phần kinh tế. Đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, tổ chức kinh tế mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh như cho thuê đất xây dựng cơ sở, hỗ trợ về mặt đào tạo, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
b. Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ, nhất quán cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Trong thời gian vừa qua, môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay đã được hoàn thiện, đầy đủ rõ ràng chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn như:
+ Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013 của NHNN ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt độngcủa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và quyết định 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của NHNN sửa đổi thông tư 02;
+ Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của chính phủ về giao dịch bảo đảm; Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
+ Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày 20 tháng 11 năm 2014 và thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27 tháng 05 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN.
+ Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn một số vấn đề xử lý TSBĐ.
Những văn bản trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động và nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa thì các cơ quan quản lý nhà nước cần phải ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật như luật về thế chấp tài sản, luật về quyền sở hữu tài sản,
luật đầu tu kinh doanh, về cơ chế vay vốn ngân hàng sao cho cụ thể, đơn giản mà hiệu quả cao. Việc xây dựng các văn bản này theo huớng áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu huớng phát triển của ngành ngân hàng trong bối cảnh hội nhập sẽ là tiền đề quan trọng để hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, hiệu quả, an toàn, ổn định trong dài hạn.
về mặt pháp lý, vuớng mắc lớn nhất khi khách hàng vay vốn là thủ tục chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của tài sản thế chấp cũng nhu việc xử lý tài sản thế chấp khi có rủi ro xảy ra. Đây là vấn đề nan giải đối với cả ngân hàng cũng nhu phía khách hàng, trong khi đó những quy định của pháp luật thiếu tính nhất quán, đồng bộ, không rõ ràng, thiếu sự hợp tác của cơ quan có trách nhiệm khiến cho việc phát mại tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn, ảnh huởng đến vốn của ngân hàng. Trong thời gian tới để khắc phục những hạn chế này đòi hỏi chính phủ phải:
+ Sớm ban hành luật sở hữu và các văn bản huớng dẫn thi hành nhằm xác định rõ về chủ sở hữu tài sản khi liên quan đến thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và chuyển quyền sở hữu khi phát mại tài sản trên. Nghiêm cấm việc cấp phát và sử dụng nhiều giấy đăng ký quyền sử dụng để cầm cố, thế chấp tại nhiều ngân hàng.
+ Quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến phát mại tài sản nhu: quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, ban ngành có liên quan...
+ Thực hiện nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức sử dụng hợp pháp các tài sản đó để các ngân hàng có thể thực hiện đầy đủ việc thế chấp và đăng ký thế chấp.
+ Đồng thời chỉ đạo các cơ quan liên quan nỗ lực hơn nữa trong việc giúp đỡ ngân hàng giải quyết, xử lý tài sản thế chấp, xử lý khách hàng cố tình chây ỳ không trả nợ, chiếm đoạt l a đảo ngân hàng
+ Mặt khác, cần tạo điều kiện hơn nữa cho các tổ chức chuyên trách mua bán nợ, xử lý tài sản thế chấp. Hiện nay, số luợng các công ty mua bán, khai thác tài sản thế chấp còn rất ít và hoạt động chua thực sự hiệu quả do đó ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi xử lý tài sản thế chấp. Vì vậy, nhà nuớc cần tạo điều kiện để có thêm nhiều công ty này ra đời giúp khai thông bế tắc, giảm chi phí thanh
lý, tăng tính lỏng cho tài sản thế chấp nhằm giúp ngân hàng thu hồi vốn cho vay nhanh chóng và hiệu quả hơn.
c. Tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng cho hoạt động ngân hàng:
Để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh thì trước hết nhà nước cần phải tạo ra môi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ khi đến vay vốn ngân hàng:
+ Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và tăng vốn tự có cho các doanh nghiệp này: với tình hình thực tế hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp quốc phòng làm kinh tế nói riêng đều kinh doanh trên mức vốn tự có rất thấp do nhà nước cấp. Do đó nguồn vốn hoạt động kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp là vay vốn từ ngân hàng, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và rất dễ mất cân đối tài chính, gây ra rủi ro cho ngân hàng. Để khắc phục điều này, nhà nước cần nhanh chóng sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và có kế hoạch tăng vốn để giữ vững vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp
còn lại sẽ tiến hành cổ phần hoá để thu hút nguồn vốn tự có từ các hình thức sở hữu khác. Ngoài ra, nhà nước cần cho phép các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả được huy động vốn t các hình thức việc phát hành trái phiếu, v a tăng vốn cho doanh nghiệp v a tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán.
+ Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có chất lượng sản phẩm tốt, công nghệ sản xuất hiện đại, nhà nước tạo điều kiện về mặt thủ tục cho các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu, đồng thời nhà nước cần có biện pháp mạnh ngăn chặn hàng nhập lậu không có nguồn gốc, xuất xứ nhằm bảo vệ hàng hoá trong nước cũng như tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
+ Tăng cường công tác giám sát công tác thông tin báo cáo, chế độ hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt pháp lệnh kế toán thống kê.
+ Tách bạch chức năng quản lý, giám sát của một số cơ quan nhà nuớc với chức năng kinh doanh, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nuớc...
d. Nhà nuớc cần thành lập cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm khách hàng nhằm tăng cuờng sự quản lý của nhà nuớc đối với nền kinh tế.
Cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm có trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có đăng ký để tiến hành đánh giá, xếp hạng tín nhiệm đối với những doanh nghiệp đó. Trên cơ sở bảng tín nhiệm đã đuợc xếp hạng, ngân hàng sẽ căn cứ vào đó để tham khảo, đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn nhằm hạn chế rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng đua ra quyết định của mình. Nhà nuớc cần khuyến khích và tạo điều kiện cho khách hàng đăng ký xếp hạng, thúc đẩy doanh nghiệp tự giác nâng cao năng lực của mình, nâng cao chất luợng báo cáo tài chính. Việc làm này cũng tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nuớc ngoài đầu tu vào Việt Nam.