TMCP Kỹ
thương Việt Nam
2.2.1.1. Kiểm soát các báo cáo tài chính và báo cáo xác minh số dư
Quy định của Ngân hàng về việc kiểm soát BCTC ban hành trong Bộ chỉ tiêu hoạt động (KRA) bao gồm: kiểm soát thông tin tổng quan trên BCTC theo tháng, năm, đảm bảo BCTC của CTC được lập theo đúng quy định hiện hành của Việt Nam. Thứ hai, đảm bảo các thông tin trên BCTC cuối năm không có khoản mục sai sót, điều chỉnh trọng yếu nào chưa được phát hiện.
Các công viêc kiểm soát BCTC bao gồm:
Hàng tháng vào ngày làm việc thứ 5, không kể ngày nghỉ lễ tết, kế toán CTC gửi SFC các BCTC bao gồm: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQKD). Đối với BCTC cuối năm, giữa niên độ, kế toán CTC cần nộp thêm các thuyết minh chi tiết trên BCTC, báo cáo về biến động vốn chủ sở hữu.
Theo quy định tại Cam kết mức độ dịch vụ (SLA), SFC sẽ phải rà soát, phân tích sơ bộ sự đúng đắn của các chỉ tiêu trên BCTC, các công việc chi tiết bao gồm:
Một là, rà soát sự tăng giảm tổng tài sản, tổng nguồn vốn, đảm bảo sự cân đối và đúng đắn trong việc lập BCTC. Đối với sự sụt giảm về tổng tài sản hoặc tổng
1 2 4 5 (+/-) (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 10 0 17,074,409,8 73 31,871,099,80 3 (14,796,689,93 0) -46%
Hai là, phân tích biến động theo chiều ngang, kỳ này so với kỳ trước đối với BCĐKT và BCKQKD. Đối với những biến động bất thường, cần thiết phải xem xét thêm thì SFC sẽ phải trao đổi với CTC.
Ba là, đối với BCTC quý/năm: rà soát các quy định, thông tư mới ban hành đã được các CTC áp dụng đầy đủ chưa.
Bốn là, rà soát các thuyết minh xem đã trình bày đầy đủ thông tin theo quy định ban hành chưa, phần này thường được thực hiện đối với BCTC theo quý/năm. Với các thuyết minh đặc thù cho từng loại tài sản như tài sản cố định, tài sản tài chính, các khoản cho vay, SFC sẽ rà soát chi tiết hơn việc trình bày số liệu trên BCTC.
Đối với từng CTC, hoạt động kinh doanh có đặc thù riêng, vì vậy kiểm soát viên cần phân tích BCTC theo nhiều khía cạnh có liên quan tới CTC đó, cũng như các quy định áp dụng. Cụ thể:
Với Techcom Securities, đặc trưng hoạt động liên quan tới bảo lãnh, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, mua bán các sản phẩm đầu tư trên thị trường thứ cấp, tư vấn tài chính...Vì thế, SFC sẽ đi sâu vào phân tích việc ghi nhận lãi đầu tư trái phiếu, lãi khi mua đi bán lại trái phiếu, giá trị cuối kỳ của các khoản đầu tư đã được đánh giá hợp lý chưa.
Với Techcom AMC, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thu hồi nợ, xử lý nợ xấu nên vấn đề soát xét sẽ xoay quanh mức độ hiệu quả của hoạt động xử lý nợ, chi phí và doanh thu phát sinh ra sao, việc xử l đạt bao nhiêu phần trăm kế hoạch.
Với Techcom Finance và Techcom Capital, hoạt động vẫn chưa phức tạp như hai công ty trên, chưa có sự đa dạng trong kinh doanh nên việc rà soát SFC chủ yếu tập trung vào các đầu mục chi phí.
Vào ngày làm việc thứ bảy, tức là sau khi nhận được báo cáo tối đa hai ngày, SFC sẽ phản hồi các thắc mắc, phân tích của mình đối với BCTC của CTC. Việc trao đổi này thường được ghi chú lại vào exel hoặc trực tiếp trên email.
Ví dụ về việc kiểm soát BCTC tại Techcom AMC được thể hiện trong bảng sau:
1 44 7 3) - Tiền mặt tại quỹ (gồm
cả ngân phiếu) 111A 254,504, 115 1,890,559,2 81 (1,636,055,1 66) -87%
- Tiền gửi Ngân hàng 111B 2,466,661,3 29
12,957,251,77 6
(10,490,590,44
7) -81%
- Tiền đang chuyển 111C 2. Các khoản tương đương
tiền 11 2 5,000,000,0 00 5,000,000,0 00
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 13 0 8,384,427,9 74 11,331,572,90 8 (2,947,144,9 34) -26%
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 13 1 7,107,348,4 87 10,678,864,23 5 (3,571,515,7 48) -33%
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 13 2 47,491,700 154,635,700 (107,144,000) -69% 6. Phải thu ngắn hạn khác 13 6 1,229,587,7 87 498,072,973 731,514,8 14 147% IV. Hàng tồn kho 14 0 327,222, 844 370,145,449 (42,922,6 05) -12% 1. Hàng tồn kho 14 1 327,222, 844 370,145,449 (42,922,6 05) -12% 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 14 9
tổng tài sản cuối tháng 1 năm 2017 so với cuối tháng 12 năm 2016 của Techcom AMC, SFC nhận thấy r ang tổng tài sản có sự biến động rõ rệt, cụ thể
MÃ Đối tượnglà giảm từ 31 tỷ VND xuống còn 17 tỷ VND. Điều này có thể tới từ nguyênSố tiền Nội dung Hợp đồng
nhân khác nhau như trả các khoản nợ tới hạn, trả lương thưởng cuối năm cho CBNV...SFC sẽ ghi chú lại và tìm nguyên nhân khi rà soát s ự biến động của các khoản mục thành phần.
Tiếp đến, SFC phân tích sự biến động theo chiều ngang của toàn bộ BCĐKT b ang việc tính toán theo số lượng và % thay đổi như Bảng 2.1. Kiểm soát viên sẽ rà soát những khoản mục biến động lớn để nắm sơ qua tình hình biến động tài sản của CTC, có thể thấy r ang Tiền gửi ngân hàng có sự sụt giảm mạnh mẽ nhất cả về số tương đối và tuyệt đối, gần b ang mức biến động của tổng tài sản, như vậy SFC có thể xác định nguyên nhân việc thay đổi tổng tài sản là từ việc sử dụng tiền mặt cho các mục đích trả nợ, trả trước cho nhà cung cấp.
Tới đây, SFC cần phải phân tích kết hợp với các khoản nợ phải trả để tìm ra nguyên nhân cuối cùng. Khi đã có những xét đoán của mình rồi, SFC cần xác nhận lại với CTC về sự biến động này.
Quy định của Ngân hàng về việc kiểm soát báo cáo XMSD ban hành trong Bộ chỉ tiêu hoạt động (KRA) bao gồm: kiểm soát các số dư thể hiện trên bảng cân đối kế toán được trình bày, thông tin có căn cứ và được xác thực đúng đắn. Thứ hai, đảm bảo các thông tin các thuyết minh cuối năm không có khoản mục sai sót, điều chỉnh trọng yếu nào chưa được phát hiện.
Các công viêc kiểm soát báo cáo xác minh số dư bao gồm:
Hàng tháng vào ngày làm việc thứ 15, không kể ngày nghỉ lễ tết, kế toán CTC gửi SFC các báo cáo xác minh số dư bao gồm: chi tiết các khoản mục trên BCĐKT, các xác nhận cho từng khoản mục. Báo cáo được trình bày dưới dạng biểu mẫu do SFC cung cấp.
Theo quy định tại Cam kết mức độ dịch vụ (SLA), SFC sẽ phải rà soát sự đúng đắn của các bảng xác minh số dư, các công việc chi tiết bao gồm:
Một là, đối chiếu số dư từng khoản mục với BCĐKT, kiểm tra số tổng đã khớp với số dư cuối kỳ chưa.
Hai là, kiểm tra chi tiết các số dư xem đã được xác minh chưa, hoặc nếu chưa thu thập được chứng cứ thì có hợp lý hay không. Điều này có thể kể tới việc tính toán lại các chi phí phân bổ trong kỳ, hay khấu hao tài sản cố định.
Vào ngày làm việc thứ 17, tức là sau khi nhận được báo cáo tối đa hai ngày, SFC sẽ phản hồi các thắc mắc, phân tích của mình đối với báo cáo xác minh số dư của CTC. Việc trao đổi này thường được ghi chú lại vào một sheet riêng trong xác minh số dư hoặc trực tiếp trên email.
Ví dụ về việc kiểm soát việc xác minh số dư tài sản dài hạn khác của Techcom Capital được thể hiện trong bảng sau:
000001 Nợ & KTTS NH TMCP Kỹ Thương VN 92.610.00 0 Đặt cọc tại AMC HĐ 02/2014/HĐTVP 000006 Ngân hàng TMCP Kỹ
Thương Việt Nam 2.000.000.000
Ký quỹ theo quy định vốn Pháp định của Công ty
~HĐ
2908/HĐKQ/TCB- KA/2014<110.1> 01-6474 Nguyễn Thanh Xuân 0 105.000.00
Thanh toán tiền đặt
cọc thuê nhà CN MN Hợp đồng thuê nhà
TỔNG 2.207.610.000
BCTC 2.207.610.000
tổng trên từng khoản mục được xác minh đã khớp với BCĐKT mà Techcom Capital cung cấp vào ngày mùng 5 hay chưa. Cụ thể, SFC sẽ đối chiếu số 2.207.610.000 VND trên báo cáo XMSD và trên BCĐKT.Mặc dù việc so sánh này đã được kế
toán CTC thực hiện ngay trên XMSD, tuy nhiên SFC vẫn cần thiết kiểm tra lại để đảm bảo tính khách quan.
Sau đó, SFC xem xét từng khoản nhỏ trong tài sản dài hạn khác đã được xác minh chưa, cụ thể sẽ xem cột Tham chiếu để biết chứng từ xác minh là gì.Trong bảng trên, Techcom Capital mới lấy được Sao kê tài khoản ngân hàng từ Techcombank (chính là ngân hàng mẹ), số tham chiếu là <110.1>. Tiếp đến, kiểm soát viên xem chi tiết Sao kê tài khoản ngân hàng, đối chiếu số dư trên sổ sách kế toán và sao kê, nếu có chênh lệch SFC cần ghi chú lại, tập hợp gửi CTC giải trình.
Đối với các khoản mục chưa có số trên cột tham chiếu, nghĩa là CTC chưa có xác nhận của bên thứ ba, SFC có thể yêu cầu CTC gửi các giấy tờ thay thế khác để kiểm tra như hợp đồng, chứng từ chuyển tiền.. .chứ không nhất thiết tháng nào cũng yêu cầu xác nhận, điều này sẽ gây ra khó khăn trong hoạt động của CTC.
2.2.1.2. Kiểm soát các báo cáo thuế
Đối với tờ khai thuế GTGT: hàng tháng hoặc hàng quý, trước ngày nộp tờ khai thuế 5 ngày, CTC cần nộp cho SFC các công việc rà soát vấn đề liên quan tới tờ khai thuế VAT, gọi là Taxchecklist.
Sau hai ngày làm việc, SFC rà soát lại các công việc mà CTC đã làm, đảm bảo thông tin trên tờ khai là đúng đắn và đầy đủ, tránh tình trạng kê khai thiếu hoặc thừa thuế dẫn tới những thiệt hại sau này.
Các công việc kiểm soát tờ khai thuế GTGT bao gồm:
Một là, SFC rà soát doanh thu kê khai thuế GTGT, doanh thu kê khai thuế TNDN đã được ghi nhận đúng chưa, có khác biệt như thế nào và giải thích kèm theo. Kiểm soát xuất hóa đơn cho các khoản dự thu còn tồn đọng tại thời điểm cuối tháng, đối chiếu chênh lệch giữa doanh thu kê khai thuế TNDN và GTGT, nếu có khác biệt giải thích nguyên nhân. Các nguyên nhân chủ yếu là: hóa đơn xuất trước cho nhiều kỳ nhưng ghi nhận doanh thu chịu thuế TNDN theo từng kỳ; thu nhập khác (ví dụ: thu nhập từ phạt hợp đồng) không chịu thuế GTGT; hóa đơn xuất chậm nhưng đã ghi nhận dự thu.
Tháng 01 7.600.317.286 0 7.600.317.28 6
7,600,317,286 0
Hai là, SFC rà soát tính hợp pháp, hợp lệ của hóa đơn; kiểm tra điều kiện để khấu trừ hóa đơn đầu vào, đối với các hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên, phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Neu thanh toán b ang tiền mặt, điều chỉnh giảm chi phí đầu vào được khấu trừ trên tờ khai của tháng tương ứng; kiểm tra tính liên tục của hóa đơn GTGT đầu ra.
Ba là, SFC kiểm tra đối chiếu việc ghi nhận nghĩa vụ thuế trên tờ khai và trên sổ chi tiết thuế phải nộp xem đã khớp với nhau chưa. Kiểm tra bảo đảm số dư tài khoản 3331 khớp với số thuế GTGT phải nộp trên tờ khai của tháng. Nếu có chênh lệch, xác định nguyên nhân và điều chỉnh cho phù hợp.
Ví dụ về việc kiểm soát tờ khai thuế GTGT của CTC được thể hiện như sau: Sau khi nhận được Taxchecklist từ CTC, SFC đi vào rà soát theo các bước công việc đã đề ra.
SFC rà soát các khoản dự thu như bảng 2.4, so sánh doanh thu trên tờ khai thuế GTGT và thuế TNDN xem có sự chênh lệch không. Kiểm soát viên đối chiếu doanh thu trên tờ khai, và doanh thu trên BCTC để biết được tất cả doanh thu đã được kê khai. Như bảng rà soát bên dưới, CTC không có sự chênh lệch giữa doanh thu kế khai thuế GTGT và TNDN, tới đây SFC cần rà soát xem sổ chi tiết tài khoản 3387 xem công ty có khoản doanh thu nào ghi nhận trước cho kỳ này và phân bổ cho các kỳ tiếp theo, vì nếu có doanh thu phân bổ thì sự chênh lệch sẽ phát sinh.
Tiếp đến, SFC sẽ rà soát tính hợp lệ của hóa đơn đầu vào được khấu trừ, cụ thể ở đây là kiểm tra hoạt động liên tục của các doanh nghiệp xuất hóa đơn đầu vào. Việc kiểm tra mã số thuế và hoạt động của từng công ty trong bảng kê đầu vào mất rất nhiều thời gian, vì vậy tại Ngân hàng đã có bộ phận chuyên cung cấp dịch vụ kiểm tra hoạt động của các công ty này, giúp kế toán CTC giảm bớt gánh nặng trong việc lập Taxchecklist. Như bảng bên dưới, tất cả các công ty xuất hóa đơn cho CTC đều có mã số thuế và đang hoạt động bình thường, điều này được thể hiện ở cột “checked”.
Bảng 2.3: Minh hoạ kiểm tra doanh thu kê khai thuế GTGT
Tên Công ty _____ Date:
Pre by: PDH
17/02/2017 Kỳ checklist Tháng 01/2017 Rev:
MỤC TIÊU
Đảm bảo các khoản dự thu còn tồn đọng đã được xuất hóa đơn, kê khai và ghi nhận VAT kịp thời và chính xác
CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC
1.1.1 Xuất hóa đơn cho các khoản dự thu c òn tồn đọng tại thời điểm cuối tháng Lập bảng đối chiếu chênh lệch giữa doanh thu kê khai thuế TNDN và GTGT 1.1.2
vào Mục tiêu:
Đảm bảo hóa đơn GTGT đầu vào của Công ty được cung cấp bởi các Công ty không có dấu hiệu ngừng hoạt động
CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC STT Số hóa đơn Ngày
tháng Tên công ty Mã số thuế
VAT đâu
vào Checked
Kết luân Không có chênh lệch doanh thu trên tờ khai CIT và VAT.
(Nguồn: Bộ phận kiếm soát tài chính CTC của Techcombank)
2 10615 13/01/2017 Công ty TNHH TM TH Phú Thành_______ 2901865073 415.18 2 v 3 1490 5/1/2017 Công ty CP TM Du lịch và Vận tải bắc Nam 10237479 8 575.00 0 v 4 10463 4/1/2017 CTy TNHH MTV QL Nợ & KTTS NH TMCP Kỹ Thương VN 10278625 5 2.778.300 v 5 203 6/1/2017 Công ty CP DV BV Đại Bình 20061284 2 1.045.45 5 v 6 204 7/1/2017 Công ty CP DV BV Đại Bình 20061284 2 9 775.65 v 7 206 23/01/2017 Công ty CP DV BV Đại Bình 20061284 2 3.300.00 0 v 8 207 27/01/2017 Công ty CP DV BV Đại Bình 20061284 2 1.045.455 v
Đối với tờ khai thuế TNDN: sau thời điểm khóa sổ, CTC cần nộp cho SFC các công việc rà soát vấn đề liên quan tới tờ khai thuế TNDN. Thường là vào đầu tháng 3 của năm tài chính kế tiếp, SFC sẽ gửi tới CTC email nhắc nhở việc kê khai thuế TNDN vào gửi SFC rà soát trước.
Sau khi nhận được tờ khai thuế TNDN từ CTC, SFC rà soát lại các công việc mà CTC đã làm, đảm bảo thông tin trên tờ khai là đúng đắn và đầy đủ, tránh tình trạng kê khai thiếu hoặc thừa thuế dẫn tới những thiệt hại sau này.
Các công viêc kiểm soát tờ khai thuế TNDN bao gồm:
Một là, SFC rà soát việc ghi nhận đầy đủ với doanh thu kế khai thuế bao gồm: các khoản dự thu, điều chỉnh doanh thu, thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường, các khoản điều chỉnh tăng giảm thu nhập chịu thuế. Đảm bảo thu nhập chịu thuế ghi nhận đầy đủ trên tờ khai.
Hai là, đối với chi phí, việc kiểm soát tập trung vào xem xét chi phí hợp lý hợp lệ được khấu trừ khi tính thuế. Kiểm soát chi phí khấu trừ bao gồm: các khoản dự chi tại cuối năm tài chính tới trước ngày 31 tháng 3 năm sau đã có hóa đơn chứng từ chưa; chi phí dự phòng công nợ, tài sản tài chính cần có căn cứ rõ ràng, bảng tính cũng như xác nhận nợ từ bên thứ ba; các chi phí dịch vụ mua ngoài có đầy đủ hóa đơn chứng từ chi...
Ba là, loại bỏ những chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN bao gồm