Báo cáo tổng hợp kế quả kiểm soát có giúp nhà quản lý có thể bao quát được mức độ thực hiện công việc của SFC, phạm vi rà soát tới đâu, sự am hiểu hoạt động kinh doanh CTC ra sao và các vấn đề tồn đọng cần giải quyết.
Đối với nhà quản lý hay chủ sở hữu CTC là Ngân hàng, chủ yếu họ sẽ nhìn dưới phạm vi bao quát vấn đề, qua đó đưa ra những tồn tại chính. Vì vậy, SFC nên chuẩn bị trước cho mình những báo cáo rà soát theo tháng để tập hợp vấn đề chung của từng CTC, vấn đề tồn đọng riêng biệt để báo cáo khi cần. Tuy Ngân hàng mẹ chưa có yêu cầu cụ thể về vấn đề này, nhưng SFC nên chủ động lập báo cáo rà soát, như vậy SFC sẽ tránh được sự bị động khi có yêu cầu cần báo cáo.
Báo cáo kiểm soát có thể trình bày dưới dạng Powerpoint hoặc word, trình bày xúc tích và ngắn gọn có thể theo mẫu sau:
Vốn chủ sở hữu 1,861,060 1,266,085 594,975 47%
Tổng thu nhập 77,399 33,934 43,465 128%
Tổng chi phí 17,423 13,682 3,741 27%
PBT 59,976 20,252 39,724 196%
■ Những hoạt động lớn trong tháng:
■ Nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
■ Những vấn đề còn tồn đọng
3.2.4. Giải phápkiểm soát các vấn đề phát sinh khác thông qua hệ
thống tư vấn
một cửa - weblog
Để nâng cao chất lượng cũng như kiểm soát được số lượng tư vấn, SFC cần thực hiện truyền thông tới các đơn vị nội bộ, tới CTC về việc gửi yêu cầu thông qua weblog. SFC có thể nhắc nhở qua email có đính kèm địa chỉ hòm mail nhận tư vấn. Hàng ngày khi nhận tư vấn trực tiếp qua email cá nhân, SFC nên chủ động nhắc nhở CTC gửi mail vào weblog, như vậy sẽ tạo nên thói quen cho người gửi yêu cầu.
3.3. Các kiến nghị tới Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam nhằm hoàn
thiện công tác kiểm soát tài chính công ty con
Một là, đa dạng các hình thức đào tạo kiến thức về pháp luật, về hoạt động kinh doanh, kế toán cho CBNV tại Techcombank nói chung và bộ phận kiểm soát tài chính CTC nói riêng. Bên cạnh hình thức đào tạo ngay trong công việc, tức là bố trí xen kẽ những người có kinh nghiệm làm việc cùng và kèm cặp những người mới còn ít kinh nghiệm, thì Ngân hàng cũng nên tổ chức đào tạo cập nhật những văn bản mới ban hành. Đối với nhân viên quản lý, Ngân hàng cần chú trọng hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho công việc hiện tại, khắc phục sự thiếu hụt về trình độ quản lý. Đối với nhân viên cấp dưới, Ngân hàng nên tổ chức các lớp đào tạo cập nhật quy định, văn bản mới để giúp phổ biến rộng rãi những thay đổi trong kế toán và hoạt động kinh doanh.
Hai là, cần đưa ra chính sách phối hợp giữa SFC và CTC rõ ràng hơn. Hiện tại, Ngân hàng mẹ quy định CTC có nghĩa vụ nộp các báo cáo rà soát hàng tháng, hàng năm. Ngoài ra, các vấn đề tư vấn khác phát sinh là do đơn vị tự yêu cầu với SFC. Vì vậy, khuyến nghị với Ngân hàng là nên quy định rõ phạm vi rà soát cũng như trách nhiệm của CTC về việc cập nhật thông tin với SFC. Điều này giúp cả hai bên đều kiểm soát được đâu là giới hạn báo cáo và soát xét của mình, tránh trường hợp SFC biết muộn hoặc không qua kiểm soát tài chính mà trình lên thẳng chủ sở hữu là Ngân hàng.
thủ tục rất cần thiết nhằm tăng cường tính hiệu lực của kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch. Thông qua đánh giá, các bài học kinh nghiệm sẽ được rút ra, tạo cơ hội cho doanh nghiệp hoàn thành tốt các mục tiêu và kế hoạch trong tương lai. Để có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch các CTC cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch của đơn vị. Bên cạnh đó, các CTC cần rà soát lại các quy chế khen thưởng hoặc phạt đối với các cá nhân, bộ phận hoàn thành hoặc không hoàn thành kế hoạch để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, tạo động lực cho các cá nhân, bộ phận nỗ lực đạt được các chỉ tiêu đơn vị đã đề ra.
Bốn là, Ngân hàng nên hạn chế việc kiêm nhiệm trong bộ phận quản lý tại SFC. Việc kiêm nhiệm này chỉ nên áp dụng với một vai trò chính và một vai trò không chiếm quá nhiều thời gian hoặc có thể bổ trợ cho nhiệm vụ chính. Vì nếu một cán bộ quản lý giữ cả hai chức vụ với cùng khối lượng công việc nhưng lại hai mảng khác nhau sẽ không tương trợ được cho nhau, điều này đôi khi sẽ làm giảm sút hiệu quả quản l đối với một bộ phận trong một số trường hợp nhất định.
Ket luận chương 3
Hoàn thiện công tác kiểm soát tài chính có ý nghĩa quan trọng giúp các CTC của Ngân hàng có cơ cấu tài chính mạnh và hiệu quả, hướng đến sự phát triển ổn định, bền vững và thực hiện thành công các nhiệm vụ mà Ngân hàng mẹ đã giao. Để đảm bảo các nội dung hoàn thiện là thiết thực và hữu ích, tác giả đã đưa ra những phương hướng, yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để định hướng cho các nội dung hoàn thiện. Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát tài chính các CTC được đề cập trong luận văn gồm:
Giải pháp đối với nội bộ SFC: giải pháp này nhằm đưa ra những yêu cầu về nâng cao sự chủ động tìm hiểu cũng như cập nhật sự mới mẻ trong hoạt động kinh doanh của CTC.
1. Quốc hội (2011), Luật số 47/2010/QH12 ngày 06 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội về Luật các Tổ chức tín dụng.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 36/2014/TT- NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng
12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Giải pháp về quy trình và thủ tục kiểm soát: giải pháp này chủ yếu đề cập tới hệ thống hóa các thủ tục kiểm soát đối với từng báo cáo cụ thể. Các thủ tục không chỉ được thể hiện đầy đủ mà được hệ thống và trình bày trong các biểu mẫu có sẵn nhằm chuẩn hóa quy trình.
Giải pháp về lập báo cáo kiểm soát: giải pháp này đưa ra định hướng để lập báo cáo kiểm soát trên cơ sở nhu cầu thiết yếu cần tóm tắt những nội dung tồn động chính của từng CTC, giúp SFC nắm bắt và theo dõi tình hình tài chính của các công ty hiệu quả hơn.
Giải pháp kiểm soát các vấn đề phát sinh khác thông qua hệ thống tư vấn một cửa - weblog. Để nâng cao chất lượng cũng như kiểm soát được số lượng tư vấn, SFC cần thực hiện truyền thông tới các đơn vị nội bộ, tới CTC về việc gửi yêu cầu thông qua weblog. SFC có thể nhắc nhở qua email có đính kèm địa chỉ hòm mail nhận tư vấn.
Bên cạnh những giải pháp hiện tại, tác giả đồng thời đưa ra các khuyến nghị tới Ngân hàng me giúp BLĐ quản lý hiệu quả hoạt động của SFC và CTC được tốt hơn. Các khuyến nghị bao gồm: Một là, đa dạng các hình thức đào tạo kiến thức về pháp luật, về hoạt động kinh doanh, kế toán cho CBNV tại Techcombank nói chung và bộ phận kiểm soát tài chính CTC nói riêng; Hai là, cần đưa ra chính sách phối hợp giữa SFC và CTC rõ ràng hơn; Ba là, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và quy chế về hiệu quả công việc làm cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
số điều của Luật Quản lý thuế.
5. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện về thuế thu nhập doanh nghiệp.
6. https://www.bsc.com.vn (Trang thông tin điện tử của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam).
7. https://www.techcombank.com.vn (Trang thông tin điện tử của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam).
8. https://www.tcbs.com.vn (Trang thông tin điện tử của Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ thương).
9. http://webketoan.com(Diễn đàn của cộng đồng những người làm kế toán và những lĩnh vực liên quan).
risks of material misstatement in the financial statements
2. The Committee of Sponsoring Organzation of the Treadway Commisson (1985 - 2006), “Internal Control - Intergrated
Framework”, www.coso.org
3. The Committee of Sponsoring Organzation of the Treadway Commisson (2013), “Internal Control - Intergrated Framework Executive Summary”, www.coso.org