Khái niệm tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu 0153 giải pháp mở rộng tín dụng NH cho sự phát triển của các làng nghề truyền thống tại chi nhánh NHTM CP đầu tư và phát triển bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 30 - 33)

NHTM là một trong những trung gian tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. NHTM được định nghĩa là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm các dịch vụ thanh toán. Đối với các NHTM hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động tín dụng bên cạnh các hoạt động khác như đầu tư tài chính, nghiệp vụ ngân quỹ .... Vậy tín dụng là gì?

Tín dụng xuất phát từ chữ la tinh credo (tin tưởng, tín nhiệm). Trong thực tế

tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau ngay cả trong quan hệ tài chính, tuỳ theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng cũng có những nội dung riêng. Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau:

Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch từ quỹ người cho vay sang người đi vay.

Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả giữa hai chủ thể. Như một công ty thương nghiệp bán hàng trả chậm cho một công ty khác, trong trường hợp này người bán chuyển giao hàng hoá cho bên mua và sau một thời gian nhất định theo thoả thuận bên mua phải trả tiền cho bên bán. Phổ biến hơn cả là giao dịch giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác với các doanh nghiệp và cá nhân dưới hình thức cho vay, tức là ngân hàng cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một thời hạn nhất định người đi vay phải thanh toán cả gốc và lãi.

Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng.

Khi xem xét tín dụng như là một chức năng cơ bản của ngân hàng thì tín dụng được hiểu theo nghĩa sau: tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên đi vay (ngân hàng hoặc các định chế tài chính) và bên cho vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán.

1.2.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng đối với làng nghề.

Tín dụng ngân hàng đối với làng nghề ngoài những đặc điểm chung như đặc trưng của tín dụng ngân hàng vốn có, nó còn mang những đặc trưng riêng của tín dụng ngân hàng đối với làng nghề (tín dụng ngân hàng đối với

làng nghề, là tín dụng ngân hàng đối với các khách hàng làm nghề ở các làng nghề). Từ nhận thức này, luận văn rót ra những đặc trưng chủ yếu của tín dụng ngân hàng đối với làng nghề:

Một là, tín dụng ngân hàng phải gắn với đặc điểm hoạt động của làng

nghề: Khi đầu tư tín dụng đối với các đối tượng ở làng nghề ở nông thôn còn phải bao quát đặc điểm: ngành nghề ở nông thôn rất đa dạng, có hàng trăm nghề, việc phân loại nhóm nghề thường căn cứ vào nguyên liệu đầu vào hoặc công nghệ sản xuất. Hiện nay, ở nước ta nghề nông thôn có thể chia thành 3 nhóm ngành chính: chế biến nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng; dịch vụ. Ngoài ra còn phải chú trọng một số đặc điểm chủ yếu của ngành nghề nông thôn là về lao động và sử dụng lao động; nhà xưởng và máy móc thiết bị; vốn và quan hệ tín dụng với ngân hàng; nguyên liệu và thị trường;...[19].

Hai là, đặc trưng quan hệ cung cầu vốn đối với các cơ sở làm nghề của

làng nghề thường là hộ kinh doanh vừa là hộ chuyên, vừa là hộ kiêm mang tính thời vụ: Hoạt động kinh doanh chủ yếu trên địa bàn nông thôn. Từ đặc trưng này, nó tác động tới nhu cầu tín dụng thường có tính thời vụ rõ rệt, gắn với hoạt động kinh tế nông nghiệp nông thôn. Hơn nữa do thị trường tài chính nông thôn chưa phát triển và hạn chế về khả năng tích luỹ cũng như hạn chế về khả năng khai thác các nguồn tài chính khác, nên những hộ hoạt động kinh doanh trong ngành nghề phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Ba là, các điều kiện vay vốn so với các qui định hiện nay thường không đầy đủ: Số lượng khách hàng và các món vay nhiều, phân tán trên nhiều địa bàn nhưng giá trị từng món vay lại nhỏ và cơ chế cho vay đối với ngành nghề chưa có, hiện nay chủ yếu vận dụng theo cơ chế cho vay đối với hộ sản xuất. Từ đó dẫn đến quan hệ tín dụng với ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Bốn là, là loại tín dụng đa dạng: Đa dạng về đối tượng vay vốn ở mỗi

ngành nghề, mỗi vùng khác nhau là khác nhau. Nhu cầu vốn, thời hạn cho vay, thu nợ ngay cùng một ngành nghề cũng có khi khác nhau, nó tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên từng vùng, điều kiện kinh tế của từng hộ khác nhau. Đa dạng hoá về hình thức chuyển tải vốn: Trực tiếp, gián tiếp, qua tổ vay vốn, đoàn thể cả bằng tiền mặt, chuyển khoản, cả bằng hiện vật. Đa dạng về hình thức trả nợ... Ngoài ra thực hiện qui trình tín dụng chủ yếu đơn giản. Như:

Thẩm định dự án đầu tư vốn chỉ là những phương án SXKD đơn giản, chu kỳ SXKD do tự nhiên định sẵn, nơi sinh sống của các khách hàng vay vốn chủ yếu là sống cố định tại một địa phương, tài sản đảm bảo nợ vay thường có tính cha truyền con nối, đồng sở hữu trong gia đình,...

Năm là, vừa mang tính thương mại vừa mang tính chính sách: Nhằm

phục vụ các chương trình phát triển kinh tế của Nhà nước thuộc khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn. Sự ảnh hưởng bởi yếu tố chính sách đặc biệt rõ ở những nơi mà chưa tách được đối tượng thuộc ngân hàng chính sách xã hội. Trong những trường hợp này việc tính toán hiệu quả tín dụng sẽ trở nên rất khó khăn do không chỉ căn cứ vào lợi nhuận của ngân hàng mà còn phải tính toán đến lợi ích lâu dài, lợi ích toàn xã hội, phải căn cứ vào các định hướng phát triển kinh tế từng vùng trong từng thời kỳ [25].

Sáu là, tín dụng đối với làng nghề thường là bên đi vay thường ít hiểu biết về sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Do đó, để khắc phục phải cần nhiều biện pháp tổng hợp nắm giữ khách hàng, đi sâu giúp đỡ và hướng dẫn khách hàng là điều cần thiết để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với đầu tư tín dụng cho làng nghề.

Một phần của tài liệu 0153 giải pháp mở rộng tín dụng NH cho sự phát triển của các làng nghề truyền thống tại chi nhánh NHTM CP đầu tư và phát triển bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w