truyền thống
Ngày nay, tín dụng NH hàng ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển các làng nghề. Điều này được thể hiện thông qua một số vai trò chủ yếu sau:
Một là, tin dụng NH tài trợ cho sự thiếu hụt vốn tạm thời của làng
nghề: Trên thực tế, quá trình sản xuất ở làng nghề trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, phụ thuộc nhiều vào tính thất thường của nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Vì vậy các cơ sở sản xuất ở làng nghề có lúc có vốn nhàn rỗi, có lúc lại thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khi nhận được thêm đơn đặt hàng hoặc có nguồn nguyên liệu mới. Việc cho vay, bổ xung vốn lưu động sẽ
bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về vốn này và giúp cho quá trình sản xuất được tiến
hành liên tục [25].
Hai là, tín dụng NH góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của làng
nghĩa vụ tài chính nên phải làm ăn hiệu quả và tính toán cẩn thận. Mỗi đồng vốn vay của NH phải đem lại lợi ích kinh tế cao vì họ phải trả chi phí cho những đồng vốn vay này. Doanh thu thu được phải đảm bảo bù đắp đủ chi phí sản xuất, lãi NH, thuế mà vẫn có lãi (lãi dòng). Do vậy, thông qua hoạt động cho vay, NH buộc khu vực này phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua hiệu quả kinh doanh như: Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp...
Ba là, tín dụng NH tham gia vào quá trình hình thành một số làng nghề
mới và thúc đẩy các làng nghề hiện tại phát triển: Hiện nay, các làng làm nghề phục vụ cho các nhu cầu trong nước xuất hiện ngày một nhiều. Tuy nhiên, mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, để có thể trở thành làng nghề cần có sự mạnh dạn đầu tư về vốn, trang thiết bị công nghệ cũng như có sự hỗ trợ của Chính phủ. Tín dụng NH tác động vào nhu cầu về vốn sẽ giúp cho các làng này có khả năng phát triển thành các làng nghề mới. Với các làng nghề đang tồn tại thì tín dụng NH cung ứng vốn để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó giúp các làng nghề này ngày một phát triển.
Bốn là, tín dụng NH góp phần thay đối bộ mặt làng nghề theo hướng
nền kinh tế thị trường: Ngay từ khi mới bắt đầu vào sản xuất kinh doanh, các hộ và cơ sở làng nghề đã cần nhà xưởng, đất đai để người lao động có nơi sản xuất. Nguồn vốn tự có không đủ họ phải vay NH. Một khi hoạt động phát triển, hệ thống các cơ sở sản xuất, khu nhà xưởng... sẽ mở rộng thêm, mức độ tập trung hoá lao động được tăng cường. Thông qua việc gián tiếp thúc đẩy tập trung hoá lao động nông thôn, tín dụng NH đã góp phần thay đổi theo phát triển kinh tế làng nghề theo cơ chế kinh tế thị trường ở các làng nghề. Đồng thời việc giúp làng nghề phát triển sẽ tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp mà làng
nghề làm vệ tinh.
Năm là, tín dụng NH không những mang lại lợi ích kinh tế cao mà còn
mang lại lợi ích chính trị, xã hội cho làng nghề: Tín dông NH không những đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp có thể thấy được qua thực tế sản xuất kinh doanh và các con số mà nó gián tiếp mang lại các lợi ích chính trị và xã hội khác
như tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, khắc phục thời gian nông nhàn,
Nhờ sự trợ giúp về vốn của NH mà những hộ biết làm ăn mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng quy mô, cải tiến kỹ thuật... khiến cho sản xuất phát triển và đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đối với các hộ nghèo, thông qua việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các hộ cơ sở khác mà có công ăn việc làm trong thời gian nông nhàn, có thêm thu nhập.
Tín dụng NH không chỉ đầu tư vào các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh ở làng nghề mà còn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây dựng lưới điện, đường xá, cầu cống... làm thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá, tinh thần của người dân làng nghề, qua đó rút ngắn khoảng cách về giàu nghèo, về mức sống giữa nông thôn và thành thị.