Quan niệm về mở rộng tín dụng đối với làng nghề

Một phần của tài liệu 0153 giải pháp mở rộng tín dụng NH cho sự phát triển của các làng nghề truyền thống tại chi nhánh NHTM CP đầu tư và phát triển bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 38)

Mở rộng tín dụng ngân hàng đới với làng nghề là tăng qui mô cả khối lượng và chất lượng nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận tăng,

đảm bảo ngân hàng phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường.

Qua nhận thức nêu trên thì mở rộng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề của các tổ chức tín dụng được thể hiện:

Một là, mở rộng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề mà không gắn

liền với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì sự mở rộng đó sẽ là phiến diện. Do đó, trong bất kỳ trường hợp nào, đã là mở rộng tín dụng ngân hàng cũng phải góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, phù hợp với định hướng, mục tiêu của Nhà nước. Tuy nhiên, mở rộng đầu tư tín dụng ngân hàng không thể tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh với bất kỳ giá nào; ngân hàng không thể cho vay thiếu sự tính toán, cân nhắc trên cơ sở các dự án có tính khả thi. Mở rộng tín dụng phải được xác định cả về định lượng và định tính gắn liền với chất lượng và hiệu quả đầu tư tín dụng.

Hai là, mở rộng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề còn phải đảm bảo

thực hiện mục tiêu của nguồn vốn huy động. Chẳng hạn, mục tiêu của nguồn vốn huy động là để cho vay xoá đói giảm nghèo, có hoàn trả, không hoàn trả, có lãi suất, không lãi suất, thời hạn dài hay ngắn,... thì không thể lấy nguồn vốn này mà cho vay xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị,.. tuỳ theo tính chất của từng nguồn vốn mà đầu tư.

Ba là, mở rộng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề còn phải thực hiện

có hiệu quả các cơ chế về đầu tư tín dụng.

Một phần của tài liệu 0153 giải pháp mở rộng tín dụng NH cho sự phát triển của các làng nghề truyền thống tại chi nhánh NHTM CP đầu tư và phát triển bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w