Kiến nghị với ngân hàng

Một phần của tài liệu 0153 giải pháp mở rộng tín dụng NH cho sự phát triển của các làng nghề truyền thống tại chi nhánh NHTM CP đầu tư và phát triển bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 129 - 133)

- Tăng cường biện pháp quản lý và đi sâu nghiên cứu hoạt động thực tế từng hộ, từng cơ sở, doanh nghiệp và từng làng nghề, để mạnh dạn áp dụng phương pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành vốn vay, tạo điều kiện cho làng nghề có đủ vốn cải tạo kỹ thuật công nghệ, phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động.

- Mở nhiều hình thức tài trợ tín dụng, tăng cường cho vay trung, dài hạn cho các làng nghề có đủ điều kiện cải tạo thiết bị công nghệ, tiếp tục đầu tư vốn lưu động đủ để các cơ sở sản xuất phát triển, đúng chính sách kinh tế, đặc biệt là vào các thời vụ phát triển.

- Cần có sự ưu tiên về lãi suất đối với một số lĩnh vực đầu tư trong làng nghề. - Hạ lãi suất với các dự án nằm trong chương trình, định hướng phát triển của Trung ương và địa phương. Các dự án xử lý môi trường của làng nghề cần được quan tâm như xử lý như: nước thải, rác thải, khí thải... các dự án đổi mới thiết bị máy móc công nghệ và các dự án phát triển vùng cung cấp nguyên liệu. Tạo ra sự ổn định lâu dài cho sự phát triển của làng nghề.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ định hướng phát triển làng nghề, xác lập các quan điểm mở rộng tín dụng, chương 3 đã xây dựng hệ thống giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả mở rộng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề của BIDV Bắc Ninh đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Từ những cơ sở lý luận của chương 1 và thực trạng mở rộng tín dụng, những tồn tại và nguyên nhân đã phân tích đánh giá ở chương 2; luận văn khẳng định sự cần thiết phải mở rộng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề truyền thống tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh. Thực hiện yêu cầu khách quan này, trước hết đòi hỏi phải có định hướng về mở rộng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh.

Sau khi đã xác định những định hướng về mở rộng tín dụng ngân hàng, luận văn đã đưa ra các hệ giải pháp toàn diện, từ giải pháp về huy động vốn, sử dụng vốn và giải pháp khác ,... đến các kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề truyền thống tại BIDV Bắc Ninh. Đồng thời luận văn cũng khẳng định thực hiện được mục tiêu này, ngoài bản thân BIDV Bắc Ninh phải nỗ lực còn phải có sự hỗ trợ, phối kết hợp của ngân hàng cấp trên của các cấp chính quyền địa phương và các Bộ, Ngành chức năng.

KẾT LUẬN

Việc phát triển các làng nghề truyền thống trong thời kỳ CNH-HĐH đóng một vai trò to lớn không thể phủ nhận. Phát triển các làng nghề truyền thống sẽ tạo việc làm, thu hút lao động dư thừa trong sản xuất nông nghiệp, phát triển các hoạt động dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, làm cho đời sống người dân ngày càng ổn định và từng bước cải thiện.

Để phát triển làng nghề thì một trong những giải pháp là tăng cường vốn cho các làng nghề để đầu tư, đổi mới máy móc trang thiết bị và mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngân hàng với chức năng của mình trở thành chủ thể quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các làng nghề.

Trong thời gian vừa qua, tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh hoạt động tín dụng với làng nghề truyền thống đã được ngân hàng chú trọng quan tâm, phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì hoạt động tín dụng này còn có nhiều điểm hạn chế do đây là lĩnh vực kinh doanh mới của ngân hàng, tình hình am hiểu về làng nghề vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu các giải pháp mở rộng tín dụng với các làng nghề truyền thống là việc làm cần thiết có vai trò quan trọng không chỉ với Chi nhánh mà còn có ý nghĩa với mỗi ngân hàng.

Trong quá trình nghiên cứu với mục đích đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng với LNTT tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh khóa luận tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, hệ thống hoá theo một lôgíc những lý luận cơ bản về làng nghề: Khái niệm, đặc điểm, vai trò... của Việt nam cũng như vấn đề cơ bản về mở rộng của tín dụng ngân hàng đối với phát triển làng nghề trong nền kinh tế thị trường. Từ đó, đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn để vận dụng trong thực tiễn quản lý, chỉ đạo thực hiện mở rộng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề truyền thống

Hai là, phân tích đánh giá toàn diện thực trạng về đầu tư tín dụng của Chi nhánh trong những năm gần đây; trong đó đi sâu vào mở rộng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó rút ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân gây ra tồn tại trong quá trình mở rộng tín dụng của Chi nhánh đối với làng nghề

Ba là, từ những cơ sở lý luận về làng nghề, mở rộng tín dụng ngân hàng

đối với làng nghề và thực trạng của nó trong những năm gần đây; luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm mở rộng đầu tư tín dụng ngân hàng đối với làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới

Cuối cùng, để thực hiện những giải pháp nói trên, luận văn đưa ra một số kiến nghị thuộc về chính sách của nhà nước, ngành ngân hàng và các cấp chính quyền địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả mở rộng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề truyền thống tại tỉnh Bắc Ninh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Hoạt động tín dụng với các làng nghề truyền thống là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, là một hoạt động có ý nghĩa kinh tế và xã hội sâu sắc. Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ, giúp đỡ hướng dẫn của TS. Trần Văn Tuý đã hướng dẫn và góp ý giúp em hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] . Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Bắc Ninh từ năm 2010 đến năm 2012.

[2] . Đề án tái cấu trúc của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Bắc Ninh từ năm 2011 đến năm 2015.

[3] . Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII.

[4] . Sở công nghiệp Bắc Ninh, (1998) phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề TTCN tỉnh Bắc Ninh

[5] . Báo cáo tình hình quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp làng nghề , phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới của Sở công nghiệp Bắc Ninh.

[6] . Dự thảo phương hướng, giải pháp phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ CNH - HĐH, năm 2001, sở công nghiệp Bắc Ninh.

[7] . Niên giám thống kê (2010), Cục thống kê Bắc Ninh

[8] . Giáo trình tín dụng ngân hàng - Tiến sĩ Hồ Xuân Diệu - NXB thống kê.

[9] . Giáo trình lý thuyết tiền tệ ngân hàng - Nhà xuất bản thống kê. [10] . Giáo trình Marketting ngân hàng - Học viện ngân hàng. [11] . Tạp chí ngân hàng (2001- 2004).

[12] . Tạp chí khoa học đào tạo ngân hàng - Học viện ngân hàng.

[13] . Bộ công nghiệp và Tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc (tháng 8/1996), Kỷ yếu hội thảo Quốc tế: Bảo tồm và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam

[14] . Kỷ yếu (2004), “ Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khoá XV, nhiệm kỳ 1999-2004”

[15] . Kỷ yếu Hội thảo khoa học (2003) “Thực trạng và những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh”, Viện đào tạo công nghệ và quản lý quốc tế, Liên hiệp cuốc Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Kỷ yếu Hội

thảo khoa học, (2003) “Thực trạng và những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh

[16] . Ngành nghề nông thôn Việt Nam (1997, 1998) Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

[17] . Luật thuế giá trị gia tăng (1997), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội

[18] . Vũ Huy Phúc, Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858-1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

[19] . Tiến Sĩ Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội;

[20] . Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998) “Luật ngân hàng nhà nước”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội

[21] . Quyết định số 284/NHNN1, ngày 25/8/2000 và Quyết định số 1627-NHNN, ngày 31/12/2001 về việc ban hành qui chế vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

[22] . Quyết định số 283/QĐ-NHNN14, ngày 25/8/2000 của thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.

[23] . Nguyễn Đình Phan, (1997), về môi trường thể chế nhằm phát triển các hoạt động dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

[24] . Frederics Mishkin (1994) iiTien tệ ngân hàng và thị trường tài chính" -Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội;

[25] . David Begg Stanley Fischer Rudiger Dornbusch David Begg Stanley Fischer Rudiger Dornbusch (1992), iiKinh tế học” tập 1, tập 2, NXB giáo dục, Hà Nội;

[26] . Học viện Ngân hàng (1999)“Marketing dịch vụ tài chính”, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0153 giải pháp mở rộng tín dụng NH cho sự phát triển của các làng nghề truyền thống tại chi nhánh NHTM CP đầu tư và phát triển bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w