Mỗi khu vực ngành nghề trong các làng nghề thường có những đặc trưng nhất định, như đặc trưng về các loại trang thiết bị, nguyên liệu, chu kỳ lưu chuyển của sản phẩm... Những đặc điểm này là một trong những căn cứ để đầu tư tín dụng ngân hàng và lựa chọn các hình thức và quy trình cho vay phù hợp với sự phát triển làng nghề.
Căn cứ vào Phương thức cho vay: Do hình thức tổ chức của sản xuất
kinh doanh tại các làng nghề đa số hộ kinh doanh với quy mô vay nhỏ, ngay cả các cơ sở thì mức vay cũng không quá cao so với khả năng đáp ứng của NH nên các NH không phải hợp vốn để cho vay. Các phương thức cho vay thích hợp thường là:
* Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NH làm thủ tục vay cần thiết và ký kết hợp hợp đồng tín dụng. Số tiền cho vay bằng tổng nhu cầu vốn của dự án hoặc phương án trừ đi vốn chủ sở hữu hoặc vốn tự có và vốn khác
tham gia (nếu có). Mỗi hợp đồng tín dụng có thể phát triển vay một lần hay nhiều lần phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng.
* Cho vay theo hạn mức tín dụng: cho vay theo hạn mức tín dụng là việc khách hàng và NH căn cứ vào dự án, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh để tính toán và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất
định, (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng) hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, cho vay không được vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết. Loại cho vay này thích hợp với các khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên và NH có thể trích doanh thu của khách hàng để trả nợ trong thời gian duy trì hạn mức tín dụng.
* Cho vay theo dự án đầu tư: NH cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Phương thức này thường áp dụng đối với cho vay trung hạn, dài hạn. Số tiền cho vay bằng tổng mức đầu tư của dự án sau khi loại trừ phần vốn lưu động dự kiến ban đầu cho sản xuất dự án, vốn chủ sở hữu hoặc vốn tự có tham gia và nguồn vốn huy động khác.
* Cho vay theo uỷ thác: Do tầm quan trọng của việc phát triển làng nghề. Chính phủ, các tổ chức và cá nhân có thể uỷ thác các NH cho vay đối tượng này. Khi NH nhận được một khoản tiền nhất định sẽ tiến hành cho vay và hưởng phí uỷ thác trên cơ sở đảm bảo bù đắp đủ chi phí, rủi ro và có lãi.
Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể chỉ định các NH cho vay làng nghề với lãi suất ưu đãi. Trong trường hợp phát sinh tổn thất từ các khoản cho vay này theo những nguyên nhân khách quan thì NH có thể yêu cầu Chính phủ, NHNN và các Ban, ngành liên quan có các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo quyền lợi thích đáng cho NH.
Căn cứ vào thời hạn cho vay: Tín dụng NH đối với làng nghề thường
bao gồm cả ba hình thức là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó phổ biến là ngắn hạn, trung hạn thường ít hơn và dài hạn thường không có vì chu kỳ sản xuất kinh doanh thường trong ngắn hạn, thời gian đầu tư cho một chỗ làm mới hoặc mở rộng sản xuất không quá dài. Cho vay ngắn hạn và trung hạn thường là để tài trợ cho nguyên liệu và máy móc. Cho vay dài hạn nếu có thì là để tài trợ cho bất động sản. Dạng cho vay dài thường có rủi ro cao do các biến động của thị trường nên các NH thường đòi hỏi lãi suất cao hơn mức
bình thường để có thể bù đắp được rủi ro.
Căn cứ vào xuất xứ tín dụng: Tín dụng đối với làng nghề có thể bao
gồm cả tín dụng trực tiếp và tín dụng gián tiếp. Tín dụng trực tiếp tức là cho vay trực tiếp khách hàng tại hội sở, sở giao dịch và phòng giao dịch của các NH. Tín dụng gián tiếp là hình thức cho vay thông qua việc mua lại các giấy tờ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán của hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, NH cổ phần nông thôn... gọi chung là người buôn. Việc cho vay gián tiếp đem lại một cơ hội tín dụng mà không có sự gia tăng đáng kể nào trong chi phí nghiệp vụ của NH. Nói chung, việc tài trợ gián tiếp qua người buôn đem lại ít rủi ro hơn cho NH.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: Cho vay làng nghề
cũng có thể cần hay không cần tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo có thể thông qua tài sản thế chấp, cầm cố. Tài sản thế chấp bao gồm nhiều loại như: động sản (xe cộ, máy móc, thiết bị...), bất động sản (nhà xưởng, nhà ở, đất đai,...)... Trong trường hợp không đủ tin tưởng hoặc muốn an toàn cao nhất có thể đối với khoản cho vay, NH có thể yêu cầu có tài sản thế chấp, giá thị trường của tài sản thế chấp tại thời điểm cho vay có thể bằng 150% số tiền cho vay. Khi rủi ro xảy ra, NH sẽ phát mại tài sản này và lấy số tiền thu hồi từ việc bán tài sản này để bù đắp vào khoản tiền khách hàng đã vay mà chưa trả được.
Cho vay không cần đảm bảo là cho vay tín chấp dựa trên sự tin tưởng vào tư cách, năng lực, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng hoặc tin tưởng vào uy tín của một tổ chức, cá nhân đứng ra bảo lãnh mà chỉ cần một dạng hứa phiếu trong đó cam kết là sẽ trả nợ cho NH.