Để thực hiện hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân một cách hiệu quả nên chia đối tượng khách hàng này thành hai nhóm khách hàng theo tiêu thức mục đích sử dụng vốn vay. Theo tiêu thức này, nhóm khách hàng cá nhân được chia thành hai nhóm: cá nhân vay tiêu dùng và cá nhân vay sản xuất kinh doanh. Đối với mỗi mục đích vay s ẽ định hướng trước nguồn trả nợ và xác định nội dung hạn chế rủi ro tín dụng riêng. Tuy nhiên, đối với khách hàng cá nhân vay vốn dù với mục đích tiêu dùng hay kinh doanh đều có chung một chương trình hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân toàn diện.
An toàn tín dụng là một nội dung chính trong hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM. Để hạn chế rủi ro tín dụng mỗ i ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ra những công cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngân hàng đó. Sau đây là các công cụ chính để quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của một NHTM.
1.2.2.1. Quy trình tín dụng
Quy trình cho vay và quản lý tín dụng cá nhân được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân. Quy trình tín dụng là các bước (hoặc nội dung công việc) mà cán bộ tín dụng, các phòng, ban có liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành tài trợ cho khách hàng.
Một quy trình tín dụng hợp lý và thống nhất s giúp cán bộ tín dụng quản lý khoản vay một cách chặt chẽ, tránh sự chủ quan, tuỳ tiện, duy ý chí. Do đó, giảm thiểu nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng do các nguyên nhân chủ quan trong quá trình phân tích, đánh giá cũng như kiểm tra, kiểm soát tín dụng. Về cơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm ba giai đoạn: trước, trong và sau khi cho vay.
+ Giai đoạn trước khi cho vay
Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của một khoản tín dụng. Thông qua nội dung phân tích, cán bộ tín dụng s ẽ đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay, để từ đó xem xét có thực hiện tài trợ cho khách hàng hay không. Đối với kiểm tra hồ sơ cho vay: Cần đánh giá chính xác về tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ cho vay. Đặc biệt, cần lưu ý đến tính pháp lý và tính thực tiễn của những tài liệu trong hồ sơ vay vốn như đơn xin vay, phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ,.. .Đối với đơn xin vay, cần làm rõ mục đích và lý do của việc vay tiền. Phương án sản xuất kinh doanh cần phải làm rõ những điều kiện cụ thể thực hiện phương án, dự án, môi trường kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm. Đối với phương án hoàn trả, phải xác minh chính xác nguồn thu nhập, mức lương,.. .Trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng cần tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn, sau đó tiến hành phân tích gồm: đánh giá tổng thể về khách hàng và phương án trả nợ, biện pháp quản lý, kiểm soát của ngân hàng về nguồn tiền trả nợ của khách hàng, khả năng bảo đảm tiền vay và biện pháp quản lý kiểm soát của ngân hàng về tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng.
+ Giai đoạn trong khi cho vay
Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và vốn vay được giải ngân, ngân hàng s ẽ tiến hành kiểm soát khách hàng theo các nội dung như: sử dụng tiền vay đúng mục đích, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua l ỗ không,... Công việc này cho ph p ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng. Đồng thời, ngân hàng tăng cường đối chiếu công nợ và phân loại nợ. Việc đối chiếu dư nợ cho vay trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng giúp ngân hàng phát hiện và phát hiện kịp thời những sai phạm trong công tác cho vay của cán bộ tín dụng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đang được đảm bảo. Ngược lại, khi nhận thấy khoản vay đang đứng trước nguy cơ rủi ro tín dụng, ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kịp thời.
Nếu phân tích tín dụng trước khi cho vay giúp cán bộ ngân hàng có thể đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay thì việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình
vay vốn s ẽ giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.
+ Giai đoạn sau khi cho vay
Quan hệ tín dụng s ẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi của khoản vay. Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trong một số trường hợp, người vay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn. Điều đó có nghĩa là rủi ro tín dụng đã xảy ra. Lúc này cán bộ tín dụng phải xem xét, tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không thanh toán được nợ cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Các hướng dẫn trong quy trình tín dụng s ẽ giúp cán bộ ngân hàng lựa chọn giải pháp tốt nhất nhằm hạn chế thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra.
1.2.2.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín dụng là công cụ dùng để quản trị RRTD hiệu quả và được áp dụng mang tính bắt buộc ở các NH trên thế giới theo đề nghị của Hiệp ước Basel. Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá uy tín tín dụng của người đi vay và người đảm bảo.
Theo tác giả Bessis (2012)[12], xếp hạng tín dụng nội bộ là đánh giá tín dụng các ngân hàng ấn định cho người đi vay. Không giống như những xếp hạng của các cơ quan, sử dụng những thang đo công khai, xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng những thang đo độc quyền của mỗi ngân hàng. Theo yêu cầu của Basel II, các NHTM sử dụng phương thức tiếp cận xếp hạng tín dụng nội bộ phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng cho toàn bộ các khoản mục tín dụng, đầu tư của tài sản có. Trên cơ sở đó, NHTM tính toán các hệ số rủi ro cho từng khoản nợ hay cho từng loại tài sản. Kết quả xếp hạng càng thấp thì mức độ rủi ro càng cao.
NHTM dựa vào các khoản nợ mà khách hàng đã giao dịch với ngân hàng trong quá khứ là 05 năm, với 3 nhóm dữ liệu quan trọng là các chỉ tiêu tài chính mang tính định tính và ch tiêu tài chính mang tính định lượng và nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng.
xếp hạng tín dụng nội bộ không đơn thuần chỉ là công cụ để phân loại, thẩm định khách hàng nhằm tiến hành đi đến quyết định cấp tín dụng mà đây còn là công cụ góp phần phục vụ công tác quản trị của ngân hàng trong cho vay, thu nợ và xử lý RRTD.
1.2.2.3. Giám sát rủi ro tín dụng
Giám soát rủi ro tín dụng là một nội dung của giảm thiểu rủi ro tín dụng được thực hiện nhằm mục tiêu: (i) phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng (ii) đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.
Việc giám sát RRTD nhằm phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro thực tiễn, những biến động có tác động xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn
để từ đó xác định rủi ro tiềm tàng và đề ra các biện pháp xử lý cần thiết. Có rất nhiều phương pháp giám sát, sau đây là một số phương pháp mà các NHTM hay dùng:
- Kiểm tra tất cả các khoản tín dụng theo định kỳ nhất định (30, 60 hay 90 ngày) hoặc đột xuất.
- Giám sát tài khoản của khách hàng mở tại Ngân hàng: Nhằm kiểm tra dòng tiền của KH, số dư,... phát hiện những biến động bất thường phản ánh những khó khăn vướng mắc trong quản lý tài chính của khách hàng, dẫn tới khó khăn trong chi trả nợ.
- Kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay: nhằm kiểm tra, định giá lại tài sản theo sự thay đổi của thị trường hay sự khấu hao của tài sản, đặc biệt là các tài sản bất động sản, ô tô,...
- Phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng theo định kỳ: nhằm phát hiện sự thay đổi bất thường trong hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình.
- Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ: qua đó có thể đánh giá thái độ hợp tác và khả năng trả nợ của khách hàng, đặc biệt lưu ý những trường hợp khách hàng thường xuyên trả lãi định k muộn so với lịch trả nợ.
- Trực tiếp kiểm tra địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi ở của khách hàng đứng tên vay vốn: nhằm kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, máy móc nhà xưởng, lao động, vấn đề tổ chức của khách hàng... góp phần vào việc đánh giá quy mô và khả năng phát triển hay đi xuống của khách hàng.
- Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác: đó là các mối quan hệ bạn hàng cung cấp hay tiêu thụ hàng hóa của nhau, gián tiếp phản ánh hoạt động kinh doanh đang tốt hay xấu.
- Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thuê chuyên gia,.
- Tăng cường kiểm tra giám sát tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống hoặc những ngành nghề sử dụng tín dụng có biểu hiện những vấn đề nghiêm trọng trong phát triển.
- Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của ngân hàng.
Việc kiểm tra, giám sát khoản vay không chỉ được thực hiện bởi cán bộ tín dụng mà còn được thực hiện bởi hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ là tập hợp các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng được thiết lập và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra. Qua đó ngân hàng có thể phát hiện các dấu hiệu rủi ro từ phía khách hàng hoặc môi trường kinh doanh mà cán bộ tín dụng không phát hiện được, thậm chí còn có thể phát hiện các dấu hiệu rủi ro bắt nguồn từ trình độ và đạo đức của cán bộ tín dụng thực hiện khoản vay.
Như vậy, công tác kiểm tra, giám sát tín dụng giúp Ban lãnh đạo NHTM điều hành trong việc đánh giá toàn bộ tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng, từ đó đề ra các biện pháp phòng chống cũng như định hướng chính sách nâng cao khả năng bù đắp rủi ro.