khách hàng cá nhân
Neu làm tốt công tác thẩm định thì rủi ro trong việc cấp tín dụng giảm đi rất nhiều. Về lý thuyết là như vậy nhưng thực tế không phải bao giờ cũng làm được điều này. Quy định và yêu cầu của mỗ i quá trình thẩm định đặt ra rất rõ ràng song chất lượng thẩm định phụ thuộc một phần rất lớn vào trình độ của cán bộ tín dụng và vấn đề thông tin. Để việc thẩm định đạt chất lượng cao thì ngân hàng cần nâng cao trình độ cán bộ tín dụng và chất lượng thông tin.
Ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin. Các thông tin phải được kiểm tra tính chính xác, kỹ càng trước khi phân tích. Muốn vậy thông tin phải được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu. Hiện nay, các nguồn thông tin có thể thu thập là từ chính bản thân KHCN vay vốn, từ hồ sơ lưu trữ của ngân hàng, từ nơi làm việc của khách hàng, từ Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) hoặc từ thông tin đại chúng. Chi nhánh nên tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các Ngân hàng khác, đặc biệt là các chi nhánh trong cùng hệ thống Vietinbank và các ngân hàng bạn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, do yếu tố cạnh tranh và giữ bí mật nên tình trạng cung cấp thông tin còn chưa trung thực nhất là ngân hàng không cùng hệ thống. Do đó, cán bộ tín dụng cần tăng cường thu thập thông sơ cấp trong thẩm định khách hàng vay vốn dựa vào các mối quan hệ cá nhân hay hiểu biết về thông tin xã hội.
Trong đề xuất cấp tín dụng, cần có sự liên kết giữa phân tích tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng. Hầu hết cán bộ QLKH đều thực hiện phân tích tín dụng dựa trên các yếu tố tài chính và phi tài chính. Quá trình phân tích còn mang tính chung chung và chưa gắn với công tác đánh giá rủi ro. Khi đánh giá rủi ro tín dụng cán bộ QLKH cần phải đánh giá dựa trên những ưu điểm, nhược điểm của khách hàng và khoản vay như trong mục phân tích tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng
phân tích. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần quy định rõ trách nhiệm của cán bộ đối với chất lượng phân tích và thẩm định rủi ro tín dụng. Đặc biệt, Chi nhánh có thể áp dụng quy định kiểm tra, thẩm định lại công tác phân tích, thẩm định rủi ro tín dụng đối với tất cả những khoản vay quá hạn, các khoản nợ xấu. Điều này s ẽ khuyến khích và tạo áp lực cho cán bộ QLKH thấy được trách nhiệm của mình để hoàn thành công việc tốt hơn.