- Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) Việc nắm bắt thông tin khách hàng giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả. Hệ thống thông tin tín dụng của NHNN là một kênh quan trọng bổ sung thêm thông tin giúp các NHTM trong quá trình thu thập thông tin khách hàng để quyết định cấp tín dụng. Tuy nhiên, thông tin từ CIC chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng. NHNN cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng thông tin tín dụng góp phần vào việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra đối với các NHTM. NHNN có thể xem xét nâng cao hoạt động của CIC như sau:
+ Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động thông tin tín dụng, xây dựng các văn bản đủ hiệu lực, quy định cụ thể về các tác nghiệp như nguồn cung cấp thông tin, người sử dụng thông tin, quy trình thu thập và các tiêu thức phân tích, đánh giá. NHNN cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cũng như tính pháp lý để tạo điều kiện cho công tác tín dụng tại các NHTM được an toàn và hiệu quả hơn.
+ Đa dạng hoá thông tin đầu ra, mở rộng phạm vi thu thập thông tin, áp dụng công nghệ hiện đại trong thu thập, xử lý và cung cấp thông tin
- Chính phủ và NHNN cần có những quy định cụ thể hơn trong việc tính toán giá trị quyền sử dụng đất. Hiện nay, việc xác định giá trị quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo quy định hiện hành thì giá đất được quy định theo khung giá của Nhà nước mà khung giá này không sát với giá thị trường. Điều này khiến cho CBTD gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánh giá tài sản thế chấp, từ đó quyết định mức cấp tín dụng đối với khách hàng.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với các NHTM. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, NHNN cần tăng cường hoạt động thanh tra giám sát đối với
các NHTM để bảm đảm hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng được an toàn hiệu quả. Đây là một yếu tố quan trọng để quản lý chất lượng tín dụng trong các NHTM
3.3.3. Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam
Vietinbank cần có các văn bản, chế độ để hướng dẫn đầy đủ kịp thời và chính xác nghiệp vụ tín dụng để làm cơ sở và căn cứ cho các chi nhánh thực hiện, đảm bảo an toàn kinh doanh tín dụng. Đồng thời, giảm bớt và hợp lý hoá quy trình tín dụng tạo thuận tiện cả cho ngân hàng và khách hàng.
Các chương trình đào tạo đội ngũ CBTD cần được tổ chức hàng năm về kiến thức pháp luật, về kỹ thuật thẩm định, về marketing,...
Giảm thiểu báo cáo thủ công cho CBTD bằng hệ thống công nghệ thông tin thu nhận báo cáo, từ đó giảm thời gian và chi phí hoạt động.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Như vậy, dựa trên định hướng hoạt động cho vay cá nhân cũng như quan điểm chỉ đạo về hạn chế rủi ro trong cho vay KHCN của Chi nhánh, chương 3 của luận văn đã tập trung đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay KHCN của Chi nhánh trong thời gian tới. Các giải pháp cụ thể được đưa ra là: Hoàn thiện chính sách tín dụng; Tăng cường giám sát trong cho vay khách hàng cá nhân; Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi ra quyết định cho vay khách hàng cá nhân; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường đầu tư công nghệ.
KE T LUẬN
Sự phát triển của hệ thống NHTM có ý nghĩa rất lớn đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và s ẽ còn có những đóng góp quan trọng với nền kinh tế nước ta. Hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro; những rủi ro này xuất hiện như là một tất yếu cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự bùng nổ của hệ thống NHTM.
Để có thể tồn tại và phát triển, các NHTM không thể tìm cách để loại bỏ hoàn toàn các khoản nợ xấu mà phải tìm cách sống chung với nó. Vấn đề là làm cách nào để giảm thiểu rủi ro phát sinh ở mức độ có thể chấp nhận được, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc.
Những năm trở lại đây, các NHTM ở Việt Nam nói chung và Vietinbank Chi nhánh Năm Thăng Long nói riêng đang có những định hướng chuyển dịch phát triển mảng ngân hàng bán lẻ. Do đó, cho vay khách hàng cá nhân ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Đặc biệt, Chi nhánh Nam Thăng Long vốn có nhiều lợi thế trong phát triển cho vay khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, để phát triển bền vững thì không ch đi cùng với mở rộng quy mô cho vay, Chi nhánh còn cần phải thực hiện các giải pháp hạn chế rủi ro phát sinh trong cho vay khách hàng cá nhân.
Thông qua nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, hệ thống hóa các lý luận chung về rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân của NHTM.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng han chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân của Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long, qua đó đánh giá thực trạng hoạt động này trong các năm qua.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích các định hướng kinh doanh trong thời gian tới của Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long, kết hợp với những phân tích ở chương 2, luận văn đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện công tác hạn chế rủi ro
trong cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do những hạn chế về thời gian luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận được những đóng hội đồng khoa học đánh giá luận văn, các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện ở cấp độ cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. John M. Chapman (2008), “Factors Affecting Credit Risk in Personal L e nding”.
2. George J. Benston (1997), “Risk on Consumer Finance Company Personal Loans”.
3. Nguyễn Hữu Thủy (1996), “Những gi ải pháp chủ yếu hạn ch ế rủi do tín dụng ngân hàng thương mại giai đoạn hiện nay", Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Nguyễn Thị Phương Lan (1995), “Một sO vẩn đề rủi ro ngân hàng trong điều
kiện nền kinh tế thị trường', Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân.
5. Dương Thị Thanh Nga (2014), “Quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Xuẩt Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Hùng Vương, thành phO Đà Nắng', Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nằng.
6. Hoàng Văn Thành (2014), “Một sO giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đong Đa”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Tài chính Marketing.
7. TS. Bùi Diệu Anh (2012), “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản trị danh mục cho vay của một sO NHTM CP trên địa bàn thành pho Hồ Chí Minh”,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành.
8. Trần Huy Hoàng (2004), “Hạn ch ế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế
9. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, NHNN, ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016.
10. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro hướng theo chuẩn mực Basel II và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN, ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013.
11. Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, NHNN, ban hành ngày 18 tháng 03 năm 2014.
12. Joel Bessis (2012), iiQuan trị rủi ro trong ngân hàng”, NXB Lao động - Xã hội.
13. Báo cáo tổng kết Vietinbank Nam Thăng Long năm 2013-2017. 14. Báo cáo Phòng Bán lẻ - Vietinbank Nam Thăng Long.
15. Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, có bổ sung sửa đổi năm 2011.
16. PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
17. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình QTRR trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
18. GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2012), Giáo trình Quan trị kinh doanh, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
19. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Trường ĐH Kinh tế quốc dân (2012), Giáo trình Quan trị NHTM, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.