Tiêu chí đánh giá hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu 0064 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34)

1.2.3.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn theo cam kết, người vay không có khả năng trả được nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho ngân hàng. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này s ẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ hoặc nợ có khả năng mất vốn.

Tỷ lệ nợ quá hạn = (Số dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ) x 100%

Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao thì rủi ro càng lớn vì với những khoản nợ không thu hồi được s ẽ ảnh hưởng đến quá trình khai thác và sử dụng vốn của ngân hàng, phá vỡ kế hoạch kinh doanh và đặc biệt làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các TCTD. Đồng thời, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao làm tăng chi phí của ngân hàng. Với một khoản tín dụng gặp rủi ro, ngân hàng phải thêm một khoản chi phí giám sát khoản vay, chi phí xử lý tài sản đảm bảo, chi phí pháp lý,... Trong khi đó, không có nguồn thu từ khoản cho vay này thì ngân hàng vẫn tiếp tục trả lãi cho nguồn vốn huy động từ khách hàng.

1.2.3.2. Tỷ lệ nợ xẩu

Nợ xấu dùng để chỉ các khoản nợ phân loại vào các nhóm 3, 4, 5.

Nợ xấu về bản chất là khái niệm dùng để chỉ các khoản nợ cho vay khách hàng đang đối diện với rủi ro cao trong việc thu hồi nợ gốc và lãi vay do khách hàng gặp khó khăn. Hệ thống quy định của Việt Nam hiện tại đánh giá rủi ro này chủ yếu dựa trên số ngày quá hạn trong việc trả nợ vay. Tuy nhiên, giới chuyên môn cũng ghi nhận nhiều trường hợp các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ (giãn nợ) hay ký hợp đồng vay mới (đảo nợ) để không phải ghi nhận vào nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Trong khi đó, khái niệm Tỷ lệ cấp tín dụng xấu được mở rộng hơn, là tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5.

, N ợ xấu

Tỷ lê nợ xầu = ——— ---X 100%

Như vậy mức giảm tỷ lệ nợ xấu hiểu đơn giản là sự so sánh tỷ lệ nợ xấu của năm nay so với các năm trước đó. Neu mức giảm tỉ lệ nợ xấu tăng lên chứng tỏ Ngân

hàng đã xử lý được nhiều nợ xấu và là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của ngân hàng.

1.2.3.3. Tỷ lệ xóa nợ ròng

Tỷ lệ xóa nợ ròng = (Dư nợ xóa ròng/Tổng dư nợ) x 100%

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu chưa phải là căn cứ đáng tin cậy để đánh giá mức độ rủi ro mà Ngân hàng phải đối mặt. Có những hợp đồng vay vốn do những nguyên nhân nào đó mà không kịp trả nợ kịp thời (đúng theo hợp đồng) nhưng Ngân hàng vẫn có thể thu hồi đủ số nợ này. Còn xóa nợ ròng là một khoản cho vay không còn giá trị và bị Ngân hàng xóa khỏi sổ sách (theo dõi ngoại bảng) được gọi là khoản vay được xóa nợ. Nếu một trong những khoản vay đó mà cuối cùng Ngân hàng thu hồi được thì khoản thu nhập đó s ẽ khấu trừ vào tổng các tài khoản xóa nợ tạo thành khoản xóa nợ ròng. Do vậy, để đánh giá chính xác hơn về mức độ rủi ro, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ xóa nợ ròng. Nếu tỉ lệ này cao cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng bị tổn thất lớn, danh mục cho vay có chất lượng thấp, hoạt động kinh doanh không hiệu quả và có nguy cơ phá sản cao. Như vậy cũng giống như mức giảm tỷ lệ nợ xấu, nếu mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng tăng lên, chứng tỏ Ngân hàng đã bớt đi những khoản nợ phải xóa, giúp tăng uy tín cho Ngân hàng.

1.2.3.4. Tỷ lệ trích lập dự phò ng rủ i ro

Để đánh giá đúng chất lượng của các tài sản Có của NHTM, các khoản cho vay/cấp tín dụng (thường được gọi với tên thông dụng là các khoản nợ) và cam kết ngoại bảng (bảo lãnh, chấp nhận thanh toán, cam kết cho vay không hủy ngang,...) được phân loại từ nhóm 1 - 5 và được trích lập dự phòng rủi ro tương ứng.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = (DPRR tín dụng được trích lập/Tổng dư nợ)x100% Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng (nợ) của ngân hàng.

Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản Có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản

1 1-Nợ đủ tiêu chuẩn ~0%

2 2-Nợ cần chú ý ____________

5%

trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt (non-cash), được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

- Dự phòng rủi ro tín dụng gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

+ Dự phòng chung (General provision) là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.

Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013[10] của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại TCTD trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoà; cho vay, mua có kỳ hạn GTCG đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam.

+ Dự phòng cụ thể (Specific provision) là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:

n

R

=S RI

Trong đó:

- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;

- Ri: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ

I=1

1 đến thứ n.

Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức: Ri = (Ai - Ci) x r Trong đó:

Ai: Số dư nợ gốc thứ i;

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:

50%

5 5-Nợ có khả năng mất vốn __________ 100%

sản, xiết nợ, khởi kiện thi hành án,... trong đó, nhiều khoản nợ xấu được các TCTD bán cho VAMC. VAMC là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của NHNN. NHNN Việt Nam thành lập VAMC nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. về phương thức mua nợ xấu, VAMC mua nợ xấu của TCTD theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Sau khi bán nợ cho VAMC, ngân hàng s ẽ nhận lại một số trái phiếu nhất định do VAMC phát hành dựa trên giá trị thu mua khoản nợ bằng 100% giá trị sổ sách. Hàng năm, các ngân hàng bán nợ s ẽ phải trích lập dự phòng 20% cho trái phiếu, lãi suất trái phiếu là 0%/năm.

Từ một món nợ xấu ngân hàng s ẽ nhận lại được một khoản “trái phiếu VAMC” có thời hạn là 5 năm và khi đến kỳ đáo hạn, giá trị của trái phiếu được mặc định về 0 đồng. Điều này có nghĩa là ngân hàng đã xử lý xong khoản nợ, đưa ra khỏi bảng cân đối tài sản đồng thời với việc trích lập dự phòng hết nợ, ngân hàng được ghi nhận tỷ lệ nợ xấu ở mức tốt.

Tuy nhiên, quá trình mua bán trên không phải là hình thức mua đứt bán đoạn, trách nhiệm xử lý nợ xấu vẫn thuộc về ngân hàng; việc theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm s ẽ được ủy quyền cho ngân hàng. M ỗ i năm, ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu VAMC. Đồng nghĩa, lợi nhuận của ngân hàng s ẽ bị sụt giảm rất mạnh, thậm chí ăn mòn cả vốn điều lệ.

Do vậy để đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng, tiêu chí cần đánh giá thêm là nợ bán VAMC, nằm ở ngoại bảng để tìm hiểu thực sự con số nợ xấu của một ngân hàng.

1 .2.4. C ác nh ân to ản h h ưởn g đến h ạn ch ế rủ í ro tron g ch O vay khách hàng cá nhân

1.2.4.1. Các nhân tố khách quan

- Môi trường chính trị và pháp lý: Đây là môi trường có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu tình hình chính trị xã hội không ổn định thì không chỉ riêng các khách hàng sản xuất mà cả các ngân hàng cũng khó yên tâm tập trung vào đầu tư, mở rộng kinh doanh cũng như công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

Môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng. Xác lập một khuôn khổ pháp luật đồng bộ, nhất quán điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường được xem như là điều kiện tiên quyết đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả.

- Môi trường kinh tế xã hội: Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà các mối quan hệ và xã hội. X t một cách tổng thể, môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc hạn chế rủi ro tín dụng từ cả phía ngân hàng và khách hàng. Môi trường kinh tế xã hội tác động đến người vay theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến thu nhập của người vay.

Đối với ngân hàng, môi trường xã hội tác động để ngân hàng có thể tìm thấy thông tin phục vụ cho việc thẩm định tín dụng, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của khách hàng. Qua đó, ngân hàng có thể xem xét được khả năng rủi ro và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

- Nhân tố đến từ ngân hàng

Thứ nhất: Chính sách tín dụng

Một chính sách cho vay rõ ràng, phù hợp với đặc điểm thực trạng nền kinh tế thì s ẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng trong việc ra quyết định cho vay. Kinh nghiệm cho thấy, hoạt động của một ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụng thống nhất không chỉ là điều kiện tốt cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng mà còn có ảnh hưởng tích cực đến mọi hoạt động của ngân hàng.

Khi đưa ra một chính sách tín dụng mà ngân hàng qua nhấn mạnh vào lợi nhuận và kế hoạch phát triển trong tương lai thì chất lượng khoản vay cũng không được đảm bảo. Nếu ngân hàng chỉ nhằm tới mục tiêu có tỷ trọng đồng cho vay lớn mà xem nhẹ chất lượng khoản vay thì nguy co rủi ro tín dụng của ngân hàng là rất cao. Như vậy, mục tiêu, định hướng phát triển trong chính sách tín dụng của ngân hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM.

Thứ hai: Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng được hiểu là thông tin mà ngân hàng thu thập được về tính cách, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng vay, mục đích vay từ các nguồn cung cấp thông tin sơ cấp và thứ cấp. Đây là yếu tố quan trọng tác động đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng và giúp ngân hàng giảm thiểu RRTD. Thông tin tín dụng thường được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chính vì vậy thông tin cần phải đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả về chi phí. Điều này có mối liên quan đến nguồn nhân lực, cơ cấu quản lý và kiểm soát, công nghệ thông tin.

Ngân hàng đánh giá thông tin tín dụng thông qua năm biến đo lường: Tác động của thông tin tín dụng, nguồn gốc của thông tin tín dụng, công tác lựa chọn và hệ thống thông tin tín dụng, sự chia sẻ thông tin tín dụng giữa các ngân hàng, việc kiểm tra thông tin tín dụng.

Thông thường, ngân hàng có thể thu thập thông tin tín dụng từ ba nguồn chính đó là: từ khách hàng, từ thông tin nội bộ của ngân hàng và từ các thông tin bên

ngoài khác. Tuy nhiên việc thu thập thông tin có rất nhiều vấn đề cần chú ý trong đó là vấn đề bất cân xứng thông tin. Vấn đề này phát sinh khi ngân hàng có ít thông tin về uy tín, năng lực tài chính, thiện chí trả nợ, hiệu quả kinh doanh dự án của khách hàng. Ngân hàng s ẽ cấp tín dụng cho những dự án không mang lại lợi nhuận hay khách hàng đầu tư vốn không đúng với mục đích đã cam kết với ngân hàng. Bên cạnh

đó, việc đầu tư vào hệ thống lưu trữ thông tin tín dụng nhằm phục vụ cho công tác tín

dụng tốn nhiều chi phí cho ngân hàng. Thông tin từ bên thứ ba như đối tác của khách hàng, trung tâm tín dụng, tổ chức xếp hạng tín dụng, các ngân hàng khác,... có thể không chính xác, gây bất lợi trong việc ra quyết định cho ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng phải cẩn trọng trong việc thu thập, lựa chọn thông tin và nguồn gốc thông tin để đảm bảo tốt cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay.

Thứ ba: Chất lượng nguồn nhân lực

Yếu tố chất lượng nguồn nhân lực luôn được hầu hết các ngân hàng xem là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh như công tác quản trị. Chất lượng cán bộ tín dụng (bao gồm trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp) là nhân tố đầu tiên trực tiếp ảnh hưởng đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM. Do đó, dù ngân hàng có xây dựng được chính sách tín dụng hợp lý, quy trình tín dụng chặt chẽ và đầu tư hệ thống công nghệ thông tin tốt đến đâu thì nếu không có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng thì s khó đạt những mục tiêu kinh doanh của mình.

Hai vấn đề chính cần quan tâm ở vấn đề chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng trong hạn chế rủi ro tín dụng đó là: Phẩm chất đạo đức của nhân viên tín dụng và năng lực, trình độ của nhân viên tín dụng.

Phẩm chất đạo đức là tiêu chuẩn quan trọng đối với rủi ro tín dụng, quyết định đến rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Khách hàng quyết định lựa chọn dịch vụ của ngân hàng ngoài yếu tố chất lượng dịch vụ khách hàng còn quan tâm chú ý đến uy tín của ngân hàng và sự tin tưởng đến đạo đức của nhân viên phục vụ, nhất là vấn đề thông tin tài khoản của khách hàng. Trong hoạt động tín dụng, đạo đức nghề nghiệp là điều rất quan trọng trong việc cấp đúng đối tượng khách hàng. Thực tế nhiều trường hợp, nhân viên tín dụng bị ảnh hưởng về mặt vật chất nên đã

cấp tín dụng sai cho những đối tượng khách hàng không đủ năng lực pháp lý hoặc không đủ năng lực tài chính dẫn đến không thu hồi được tiền vay, gây thất thoát vốn cho ngân hàng.

về năng lực và trình độ, nhân viên tín dụng phải được sàng lọc ngay từ quá trình tuyển dụng ban đầu. Cán bộ tín dụng cần phải có những kĩ năng cần thiết phục vụ cho công tác tín dụng của mình như: kỹ năng ngoại ngữ và tin học, kỹ năng hiểu biết về xã hội, khả năng giao tiếp nhằm tăng cường và duy trì mối quan hệ giữa

Một phần của tài liệu 0064 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w