Tại chi nhánh cần tăng cường nắm bắt thông tin qua quá trình chấm điểm xếp hạng tín dụng, rà soát tín dụng định kỳ và đột xuất đối với các khách hàng có nguy cơ rủi ro cao. Theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng để kịp thời phát hiện các biểu hiện không tốt ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp. Nội dung cán bộ khách hàng đi làm việc, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, TSBĐ cần được thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong Biên bản làm việc, có đầy đủ các nội dung theo mẫu của NH.
Chi nhánh cần xây dựng và hoàn thiện quy trình giám sát, tăng cường hướng dẫn thực hiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tăng cường các hoạt động kiểm tra nội bộ. Hoạt động kiểm tra nội bộ cần được thực hiện định k , phối hợp với kiểm tra đột xuất, được tiến hành một cách thông suốt trên toàn chi nhánh để sớm phát hiện các sai sót, cảnh báo sớm các dấu hiệu vi phạm tránh các hệ lụy nghiêm trọng xảy ra.
Đầu tiên, chi nhánh phải tự kiểm tra, kiểm soát chặt ch thông qua việc tuân thủ nghiêm túc các quy chế, quy trình nghiệp vụ, đảm bảo các khâu kiểm soát trong quá trình cho vay. Cần có sự phân rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong Chi nhánh đối với các dự án, phương án vay vốn. Trong quá trình kiểm
tra, giám sát, các cán bộ kiểm tra độc lập cần quan tâm hơn nữa tới các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh như: sự đánh giá và phân loại của cán bộ phân tích không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng; việc cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm từ khách hàng; tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát của Chi nhánh; soạn thảo các điều kiện trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng, gây khó hiểu và có thể dẫn tới tranh chấp.
Việc kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng là nhằm kiểm tra tính tuân thủ các chính sách, thủ tục cho vay, giá trị tài sản đảm bảo, pháp lý của hồ sơ tín dụng, tính hiện thực về khả năng trả nợ của khách hàng, hồ sơ phân tích tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trong quá trình cho vay. Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng, có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và hỗ trợ tín dụng cùng phối hợp. Chi nhánh cần thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm soát. Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát. Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra.
NHCT Việt Nam tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát chi nhánh thông qua Ban kiểm tra nội bộ và Phòng kiểm toán nội bộ. Từ đó, phát hiện kịp thời các khách hàng tiềm ẩn rủi ro cao, có khả năng chuyển nợ xấu để chi nhánh có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp. Chi nhánh cần xây dựng kịch bản phòng ngừa rủi ro chuyển nợ xấu.
Trong công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, chi nhánh cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng quản trị rủi ro tín dụng.
chủ yếu kiểm tra, giám sát dựa trên những tài liệu do khách hàng cung cấp. Việc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở được tiến hành định kỳ mỗ i quý, sáu tháng hoặc một năm một lần, cách làm như vậy không mang lại hiệu quả cao. Ngay cả việc kiểm tra trực tiếp được tiến hành định kỳ, không thường xuyên cũng có thể không phản ánh hết tình hình thực tại của khách hàng trong trường hợp khách hàng cố ý che mắt cán bộ kiểm tra. Để khắc phục điều này, trong thời gian tới, Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay, các thông tin thu thập được không ch dựa vào tài liệu khách hàng cung cấp mà chi nhánh cần chủ động tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau như từ chính những khách hàng mà còn từ tổ chức nơi khách hàng làm việc, hoạt động mua bán tài sản giá trị lớn của khách hàng, quan hệ tín dụng, ngân hàng với ngân hàng, chi nhánh khác,... Đối với khách hàng cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh, cán bộ tín dụng có thể thu thập thêm từ các nguồn liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng như thị trường nguyên liệu đầu vào, chính sách pháp luật liên quan, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp,... Đây là cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay vốn. Trong trường hợp kết quả đánh giá cho thấy có dấu hiệu rủi ro có thể phát sinh nợ quá hạn s ẽ giúp chi nhánh có phương án kịp thời nhằm thu hồi nợ quá hạn.
Thông qua việc theo dõi vốn vay, CBTD cần lưu ý khách hàng biết kỳ hạn trả nợ và đôn đốc họ thu xếp nguồn ngân quỹ để trả nợ đúng hạn. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các khoản cấp tín dụng. Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về kết quả kinh doanh kèm với số tiền trả nợ định k . Các khoản nợ gốc lớn, trước khi đến hạn ngân hàng cần có sự nhắc nhở xem liệu khách hàng có thể trả nợ đúng hạn không. Nếu phát hiện là không đủ khả năng trả nợ thì ngân hàng phải điều tra ngay để có giải pháp kịp thời.
Định kỳ kiểm tra ché o hồ sơ của các CBTD nhằm kiểm soát nợ xấu tại chính Chi nhánh. Tăng cường các biện pháp thu hồi nợ: để có thể nhanh chóng thu hồi nợ, cán bộ tín dụng cần bám sát khách hàng, khi khách hàng có nguồn thu cần yêu cầu khách hàng thanh toán ngay cho ngân hàng. Tiếp tục củng cố tài sản thu hồi và xử lý nợ, giao kế hoạch cụ thể. Tiếp tục phân tích chi tiết đến từng khoản nợ xấu, nợ đã
xử lý rủi ro, nợ đã bán VAMC và nợ tiềm ẩn rủi ro theo hướng dẫn của Trụ sở chính (phân tích nguyên nhân phát sinh nợ xấu, thực trạng hoạt động kinh doanh, tài sản đảm bảo tình hình tài chính, khả năng trả nợ).