Quan điểm chỉ đạo của Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long về chính

Một phần của tài liệu 0064 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 87)

chính sách tín dụng và hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân

3.1.2.1. Quan điểm về chính sách tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

Thứ nhất, mục tiêu phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh trong những năm tới là mở rộng về quy mô cũng như tỉ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi mà hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp gặp những khó khăn thì mục tiêu tăng dư nợ và tỉ trọng cho vay khách hàng cá nhân có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Hơn nữa, trong những năm qua dư nợ cho vay khách hàng cá nhân mặc dù có xu hướng tăng nhưng quy mô còn hạn chế, tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân vẫn tương đối thấp. Các NHTM khác hiện nay như Vietcombank, BIDV,... đều có xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Trong đó, chi nhánh s tập trung khai thác các khách hàng cá nhân là cán bộ trong hệ thống NHTM, các cán bộ công nhân viên trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế và tiếp đến là các đối tượng có thu nhập ổn định khác.

Thứ hai, Chi nhánh đưa ra định hướng phát triển cho vay khách hàng cá nhân đi đôi với nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân. Cụ thể: Chi nhánh đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu hàng năm; tỷ lệ nợ xấu năm sau nhỏ hơn năm trước và mục tiêu đạt mức nhỏ hơn 1% trên tổng dư nợ. Hoàn thiện quy trình tín dụng theo hướng khoa học, gọn nhẹ. Trên thực tế, muốn phát triển hoạt động cho vay khách

hàng cá nhân thì phải đi kèm với chất lượng dịch vụ thì mới có thể thu hút khách hàng, mở rộng quy mô. Trong những năm qua, Chi nhánh đã duy trì tỷ lệ nợ xấu khách hàng cá nhân tương đối thấp nhưng chưa ổn định. Do vậy, trong thời gian tới, Chi nhánh cần tiếp tục phát huy những mặt mạnh của mình. Mặt khác, muốn tăng năng lực cạnh tranh thì quy trình tín dụng, thủ tục tín dụng phải đơn giản, thuận tiện cho khách hàng.

Thứ ba, Chi nhánh tiếp tục hoàn thiện và mở rộng danh mục các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân mà Ngân hàng cung cấp một cách đa dạng, ưu việt và có lợi thế cạnh tranh so với các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn. Để thực hiện được việc này, bên cạnh việc duy trì các sản phẩm truyền thống, chi nhánh s ẽ tiếp tục mở rộng và thúc đẩy hơn nữa sản phẩm cho vay phục vụ mua ô tô, h trợ chi phí đi du học và phục vụ sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, Chi nhánh tiếp tục gia tăng số lượng khách hàng. Mặc dù trong nhiều năm qua số lượng khách hàng của Chi nhánh không ngừng gia tăng nhưng tốc độ tăng trưởng chưa ổn định, cơ cấu khách hàng còn có sự biến động.

3.1.2.2. Chính sách hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân

Hạn chế rủi ro tín dụng luôn là nhiệm vụ trọng tâm của các NHTM trong xu thế cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm giảm thiểu rủi ro, thu được nhiều lợi nhuận, nâng cao uy tín và vị thế trong cuộc cạnh tranh. Do đó Vietinbank Nam Thăng Long đã đề ra các định hướng chủ đạo nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân:

- Chú trọng công tác phòng ngừa rủi ro, việc xử lý rủi ro chỉ là công đoạn trong quá trình hạn chế rủi ro. Do vậy, yêu cầu hàng đầu là hoàn thiện và nâng cấp hệ thống quản trị thông tin khách hàng. Các thông tin kinh tế, xã hội có liên quan đến hoạt động của ngân hàng sẽ được phân tích, đánh giá kịp thời. Khai thác thông tin từ nhiều nguồn để tìm kiếm các thông tin chính xác, từ đó giúp cho việc phòng ngừa rủi ro tín dụng và điều hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

- Thường xuyên phân tích tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn. Trong đó đặc biệt lưu ý đến phân tích đối với nhóm khách

hàng hộ gia đình, cá thể vay vốn để sản xuất có tính chất hàng hoá. Thực hiện phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng Quy định của NHCT Việt Nam.

- Chủ động xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản vốn vay gặp rủi ro thông thường, đồng thời xây dựng chiến lược và quy trình xử lý rủi ro đối với các khoản vốn vay gặp rủi ro do nguyên nhân thiên tai bất khả kháng mà trước đây thường được nhà nước xử lý.

- Xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu kế hoạch cho các phòng giao dịch trực thuộc về hạn chế rủi ro tín dụng theo các loại: Kế hoạch phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng; kế hoạch thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng.

- Nâng cao năng lực thẩm định, trình độ chuyên môn của của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định cho vay và chấp hành các quy trình nghiệp vụ tín dụng.

- Liên tục triển khai kế hoạch và biện pháp thu hồi nợ quá hạn. Đa dạng hoá các hình thức thu hồi nợ quá hạn, áp dụng một vài hình thức mới như: nuôi nợ, hợp tác với các công ty mua bán nợ nhằm thu hồi nợ,...

Một phần của tài liệu 0064 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w